Tổng quan về nền nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

3.1. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Việt Nam

3.1.1. Tổng quan về nền nông nghiệp của Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ổn định, cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay, nông nghiệp đang tạo ra một số lượng việc làm lớn, với 9,53 triệu hộ nông nghiệp, chiếm 68,2% tổng dân số (Bộ Nông Nghiệp, 2014). Trước tình hình suy giảm kinh tế chung, ngành nông nghiệp vẫn tạo ra giá trị thặng dư xuất khẩu trong giai đoạn 2000-2013. Trong năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản ước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh: cà phê tăng 32,2%, hạt điều: 21,1%, hồ tiêu: 34,1%, rau quả: 34,9%, thủy sản: 18%, lâm sản và đồ gỗ: 12,7% và gạo (không kể xuất khẩu tiểu ngạch): 5,3%. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Nếu như trong 2 năm 2012 và 2013, ngành nông nghiệp chỉ tăng trưởng 2,6%, thì đến năm 2014, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3%, đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng trở lại (Bộ Nơng Nghiệp, 2014).

Nhìn tổng thể tình hình ngành nơng nghiệp Việt Nam hiện nay, có thể thấy những thách thức vẫn còn tồn tại dưới đây:

Thứ nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2014 đã hồi phục nhưng chưa bền

vững; nền nông nghiệp vẫn sản xuất manh mún, năng suất và chất lượng chưa cao. Mơ hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân triển khai chậm, chưa thật hiệu quả. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp, cũng như gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm những thị trường tiêu thụ ổn định, đa dạng.

Thứ hai, sức ép từ gia tăng dân số tác động đến nhu cầu nông sản cả về số

lượng và chất lượng.Với dân số dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 100 triệu người. nhu cầu về lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên ít nhất 11% - 12% so với hiện nay. Ngành nơng nghiệp vì thế phải có phương hướng phát triển để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng, cũng như để đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Thứ ba, dù an ninh lương thực được đảm bảo nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn

chưa được chú trọng, đặc biệt đối với bộ phận dân cư ở những vùng đặc biệt khó khăn (bao gồm 62 huyện nghèo), xuất phát từ việc chưa có chiến lược cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn, chưa coi trọng các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tới lương thực, thực phẩm. Thực phẩm khơng an tồn cũng bắt nguồn từ việc chưa áp dụng tốt bộ quy chuẩn thực hành nông nghiệp và quản lý ở khâu chế biến và tiêu thụ.

Thứ tư, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thơn gặp khó khăn. Do

cơng nghiệp hố và đơ thị hoá, quỹ đất dành cho nông nghiệp liên tục suy giảm, trong khi dân số đến tuổi lao động không ngừng tăng, nhất là ở khu vực nông thôn, điều này tạo ra sức ép lớn về việc làm. Khi người lao động ở nơng thơn khơng có được cơng việc thì việc di cư từ nông thôn ra thành thị là điều không tránh khỏi.

Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông

nghiệp nước ta. Số lượng các cơn bão, lũ lụt, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn, số đợt khơng khí lạnh, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Thứ sáu, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn

tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Điều này gây ảnh hưởng đến môi trường, gia tăng ô nhiễm và suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải đang trực tiếp làm suy thối mơi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)