Phiếu tự đánh giá của học sinh về mức độ đạt được của NLTH

Một phần của tài liệu Mô hình lớp học đảo ngược với môn vật lí THPT theo định hướng phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 56 - 98)

Phần 2: Làm bài kiểm tra (tại nhà)

Đề được đưa lên lớp học online Goole Classroom làm ngay sau khi nghiên cứu xong bài giảng E-learning.

Phần 3: Nhiệm vụ chuyên biệt Tất cả các nhóm trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một

khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang khơng ma sát lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là 25J. A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s

để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Cơng của lực ma sát đã thực hiện bằng 16J

A. Đúng B. Sai

Câu 3: Để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời

gian 2s cần một công suất tiêu thụ là 250 W

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không

với gia tốc là 4,6 m/s2 trong thời gian 5s. Cơng suất trung bình của xe bằng 1000W A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài

Nhóm 3: Thuyết trình nội dung câu 1,2,3 (Tiết 1) Nhóm 4: Thuyết trình nội dung câu 3,4 (Tiết 2)

Họtên HSđược đánh giá:………………………………………………… Trường THPT:……………………… Lớp…………………Nhóm…………….....

Em hãy tự đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí dưới đây bằng cách cho điểm tương ứng vào ô trống: Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm)

STT Tiêu chí

Mức độ Căn cứ

đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3

1 Xác định mục tiêu và nội dung cần TH

Vở TH

2 Xác định phương pháp và phương tiện TH.

3 Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả.

4 Thu thập/Tìm kiếm nguồn thơng tin TH. Kết quả thực hiện nhiệm vụ TH (phiếu hướng dẫn TH)

5 Phân tích và xử lí thơng tin đã tìm kiếm.

6 Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập.

7 Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ.

Vở TH

8 Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo.

2.3. Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Công và công suất – Vật lý 10

2.3.1. Quy trình vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự học cho học sinh qua chủ đề Công và công suất – Vật lý 10 học cho học sinh qua chủ đề Công và công suất – Vật lý 10

Chúng tôi thực hiện 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Học trực tuyến

Quy trình học khóa học trực tuyến của HS trải qua 6 bước như sau:

Bước 1: HS phải đọc phần giới thiệu khóa học để hiểu rõ mục đích, đối tượng, u cầu của khóa học, phương pháp học tập và kế hoạch học tập. Phần giới thiệu khóa

học có nội dung được trình bày ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Giới thiệu khóa học Chủ đề Cơng và cơng suất Mục đích:

Khóa học này giúp HS TH qua tìm hiểu mục tiêu bài học, bài giảng trực tuyến, các bài luyện tập có hướng dẫn và bài tập trắc nghiệm. HS tự đánh giá NLTH sau mỗi bài học và cuối mỗi chương qua các bài kiểm tra trực tuyến. Khóa học giúp rèn

luyện và phát triển NLTH của HS.

Yêu cầu: Người học phải có trình độ sử dụng máy tính và internet ở mức căn bản. Quy trình học:

- Trước tiết học trên lớp:

+ HS đăng nhập vào hệ thống, chọn bài và tự học. + Làm bài kiểm tra sau khi học và tự đánh giá kết quả.

- Trong tiết học trên lớp:

+ HS nêu thắc mắc để GV và các HS khác cùng giải đáp.

+ GV tổ chức các hoạt động học tập để HS trình bày, báo cáo kết quả TH. + GV chỉnh sửa, củng cố và cho HS thực hành, vận dụng kiến thức.

- Sau tiết học:

+ HS tự tổng kết kiến thức, điều chỉnh và rút kinh nghiệm. + Đọc các phương pháp giải bài tập và vận dụng giải bài tập.

+ Tự đánh giá kết quả học tập qua bài kiểm tra cuối bài. Ngoài ra, HS phải đảm bảo mỗi tuần vào khóa học tối thiểu 3 lần.

Bước 2: HS chọn chủ đề học (ở đây mỗi chủ đề tương ứng với mỗi chương được sắp xếp trình tự theo phân bố chương trình hóa học hiện hành). Sau đó, HS chọn bài học và đọc mục tiêu bài học.

Bước 3: HS TH qua bài giảng trực tuyến được thiết kế trên iSpring Suite 9 có tích hợp cả lời giảng của GV, hình ảnh, video clip thí nghiệm vào bài học. Hoạt động này giúp phát triển NL thực hiện kế hoạch TH.

Hình 2.1. Bài giảng trong khóa học

Bước 4: Sau khi TH học bài mới, HS làm bài kiểm tra TNKQ trực tuyến (20 phút) và HS biết kết quả bài làm ngay sau khi nộp bài kiểm tra. Hoạt động này giúp

HS phát triển NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH.

GV dựa vào kết quả bài kiểm tra 20 phút của HS sau khi học trực tuyến sẽ xác định được tỉ lệ HS đạt các mức điểm nào để từ đó xác định nội dung sẽ tiến hành trên lớp.

GV đánh giá được NL thành phần 2 và 3 của HS dựa vào hồ sơ học tập trực tuyến và vở TH.

Trong quá trình HS TH trực tuyến nội dung nào chưa hiểu, HS có thể gửi phản hồi đến GV và bạn học qua chức năng “chat” hoặc “tin nhắn” của lớp học trực tuyến Google Classroom.

-Bước 5: Cuối mỗi chương có mục hướng dẫn giải bài tập của chương và các bài tập trắc nghiệm để HS tự luyện tập. Hoạt động này giúp HS phát triển NL

thực hiện kế hoạch TH và NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH.

-Bước 6: Sau khi học xong các bài học của chương, HS làm bài kiểm tra cuối chương 45 phút để đánh giá kết quả học tập và NLTH của bản thân sau một giai

đoạn học tập. Kết quả bài làm của HS được lưu trong hồ sơ học tập. Hoạt động này

giúp HS phát triển NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH và giúp GV

đánh giá NLTH của HS.

Giai đoạn 2: Học trên lớp

Tổ chức hoạt động dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược

Tiến trình chung

Bước 1: Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào tiết học.

Bước 2: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS theo tài liệu hướng dẫn tự học.

Bước 3: Tổ chức các hoạt động thảo luận và HS tự chốt lại kiến thức. Bước 4: GV chốt lại kiến thức cho HS và cho HS luyện tập vận dung Bước 5: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS cho bài học tiếp theo.

Do HS đã TH qua bài giảng và làm bài kiểm tra trực tuyến nên sẽ tiết kiệm thời gian GV khơng phải giảng lại theo trình tự nội dung bài học, GV tập trung vào giải đáp thắc mắc những nội dung HS chưa hiểu (kết quả thể hiện qua bài kiểm tra) và tổ chức các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm, làm thí nghiệm, dạy học dự án, trị chơi, làm bài tập vận dụng, ...GV có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm HS nghiên cứu bài học qua SGK, bài giảng trực tuyến, tự làm các bài thuyết trình Powerpoint, thuyết trình qua giấy A0, ...Lớp học lúc này hoàn toàn là của HS, GV như người chỉ huy có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển sao cho các hoạt động đem lại hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn 3: Đánh giá

- Đánh giá qua hồ sơ học tập trực tuyến (bài kiểm tra TNKQ 20 phút và bài kiểm tra hỗn hợp 45 phút).

-Đánh giá qua phiếu học tập và sản phẩm trình bày của các nhóm trên lớp.

-Đánh giá qua vở TH của HS.

2.3.2. Thiết kế một số bài giảng sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược

2.3.2.1. Thiết kết bài giảng E-learning trong dạy học Chủ đề Công và công suất

- Phần mềm thiết kế bài giảng E-learning: Ispring 9

Chúng tôi lựa chọn phần mềm Ispring 9 để thiết kế bài giảng E-learning vì Ispring 9 cho phép người dùng thiết kế ngay trên ứng dụng PowerPoint, có thể tạo những bài giảng hấp dẫn với các tính năng như: thêm video và âm thanh, liên kết trực tiếp đường link vào bài giảng, tạo câu hỏi tùy biến, chia nhỏ bài giảng thành các danh mục và gán giọng tường thuật riêng biệt…

- Sử dụng bài giảng E-learning: HS sử dụng bài giảng E-learning kết hợp tài liệu

tham khảo khác (SGK, Internet…) để hoàn thành mục tiêu trong vở tự học và các nhiệm vụ trong phiếu tự học bài.

2.3.2.2. Sử dụng nền tảng Google Classroom để quản lý và tương tác với học sinh

* Tạo lớp học trên công cụ Goole Classroom

Để tạo lớp học trên cơng cụ Goole Classroom, chúng tơi đã tìm hiểu và tóm tắt lại những bước sau:

Bước 1: Tạo lớp học trên Goole Classroom

- Truy cập vào https://classroom.google.com và đăng nhập tài khoản Google. - Nhấp vào biểu tượng dấu “+” ở góc phải trên cùng để tạo lớp học.

- Chọn “Tạo lớp học”, ở đây sẽ bắt đầu đặt tên cho lớp học và học phần.

Hình 2.2. Tạo lớp học và chủ đề lớp học

- Sau khi lớp học được tạo, từ những nền đã được lập trình sẵn của Goole Classroom, chúng ta có thể biên soạn những kiến thức trên lớp học này để học sinh có thể truy cập.

Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Google Classroom

- Thêm HS cho lớp học:

+ Chọn vào lớp học muốn thêm HS.

+ Lấy mã lớp học được hiện bên trái màn hình và cung cấp mã này cho HS vào lớp.

+ HS truy cập vào trang web https://classroom.google.com, nhấp vào biểu tượng dấu “+” ở góc phải trên cùng và chọn “Tham gia lớp học”.

Hình 2.3. Cách HS tham gia lớp học

Hình 2.4. Cách nhập mã lớp để tham gia lớp học online

Chú ý: Muốn thêm HS vào lớp học thì GV phải biết được email của từng HS.

Hình 2.5. HS sau khi nhập vào mã lớp học

- Upload tài liệu (bài giảng E-learning, tài liệu hướng dẫn tự học): + Bấm vào lớp mà GV muốn thêm bài tập.

+ Chọn mục bài tập ở giữa trang sau đó click chọn “Tài liệu”.

- Tạo bài tập và bài kiểm tra cho lớp học:

+ Chọn mục bài tập/bài kiểm tra ở giữa trang sau đó click chọn “bài tập” + Đặt một tên/tiêu đề cho bài tập.

+ Chọn một ngày để gia hạn cho HS nộp bài tập và thêm thời gian khóa bài tập nếu GV muốn.

Hình 2.7. Cách đặt thời gian hồn thành bài tập

- Học sinh sử dụng tài liệu tự học và bài kiểm tra

+ Sử dụng bài giảng E-learning: Vào lớp học của mình và chọn “Bài tập trên lớp” → chọn bài giảng E-learning muốn học → click vào dấu “⋮” ở góc phải màn hình và chọn “Mở trong cửa sổ mới” → Tải bài giảng về máy tính → chọn “index.html.

+ Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học và lấy đề kiểm tra cũng tương tự như cách sử dụng bài giảng E-learning

+ HS nộp bài kiểm tra trên lớp học Google Classroom: Vào bài kiểm tra muốn nộp → Chọn “Xem bài tập” → chọn “Thêm hoặc tạo” ở phía bên phải mành hình → chọn “Tệp” và chọn bài kiểm tra tương ứng đã làm → Chọn nộp bài.

Hình 2.8. Hướng dẫn HS nộp bài tập trên lớp học Google Classroom

Hình 2.9. HS làm bài kiểm tra và nộp bài

- Chấm điểm bài tập và trả bài cho HS

Sau khi HS hồn thành bài tập, GV có thể thực hiện chấm điểm và trải bài cho HS ngay trên lớp học.

.

2.3.2.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy trực tiếp sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược

Chúng tơi xây dựng ba kế hoạch bài dạy trên lớp:

* Kế hoạch bài dạy:

CHỦ ĐỀ: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (TIẾT 39) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhớ và nêu được công cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời cuả điểm đặt lực.

- Hiểu rõ công là một đại lượng vơ hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với công phát động hoặc công cản.

- Trình bày được khái niệm cơng suất, ý nghĩa của công suất trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật

- Nêu được đơn vị công, đơn vị năng lượng, đơn vị công suất. - Nêu được khái niệm hiệu suất.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thơng tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù mơn học

- Phân biệt khái niệm công trong ngơn ngữ thơng thường và cơng trong vật lí.

- Biết vận dụng cơng thức tính cơng trong các trường hợp cụ thể: lực tác dụng khác phương độ dời, vật chịu tác dụng của nhiều lực.

- Giải thích ứng dụng của hộp số trên xe. - Phân biệt được các đơn vị công và công suất.

- Biết vận dụng công thức, giải được một số bài tập về công, công suất.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ - Trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:

- Laptop, máy chiếu, bài giảng Powerpoint. - Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Tự học, tự chuẩn bị nội dung kiến thức bài mới trước khi đến lớp.

- Hoàn thành phiếu hướng dẫn tự học và chuẩn bị hồ sơ học tập (hoàn thành các nhiệm vụ trên lớp học trực tuyến Google Classroom theo hướng dẫn của GV).

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về cơng và cơng

suất (dự kiến 5 phút)

a. Mục tiêu: Kích thích sự tị mị, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên

c. Sản phẩm: Kiến thức đã học được hệ thống lại và sự tị mị, hứng thú tìm hiểu kiến

thức mới.

d. Tổ chức thực hiện: Bước thực

hiện Nội dung các bước

Bước 1 GV làm thí nghiệm với xe lăn được kéo bởi trọng lực lớn và nhỏ.

Bước 2 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Trường hợp nào vật có năng lượng lớn hơn? Giải thích theo quan điểm của em?

Bước 3 Giáo viên đặt vấn đề:

 Khi có lực tác dụng làm vật chuyển động, lực lớn làm vật chuyển động với vận tốc lớn hơn. Tại sao lại như vậy?

Bước 4 HS tiếp nhận vấn đề

HĐ 2.1: Tìm hiểu về cơng a. Mục tiêu:

- Nắm vững công cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời cuả điểm đặt lực.

- Hiểu rõ công là một đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với cơng phát động hoặc công cản.

- Nêu được đơn vị công đơn vị năng lượng.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hồn thành u cầu dựa trên

gợi ý của giáo viên.

c. Sản phẩm:

a. Khái niệm về cơng: Chỉ có cơng cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho

vật dịch chuyển.

Ví dụ: - Cần cẩu kéo vật lên cao.

- Ơ tơ đang chạy động cơ của ô tô sinh công.. - “Công mài sát”.

* Công của lực kéo vật chuyển dời theo hướng của lực: A = Fs.

b Công trong trường hợp tổng qt:

c. Biện luận: Cơng là đại lượng vơ hướng, có giá trị đại số.

+ Khi  là góc nhọn, cos> 0 suy ra A > 0 ; khi đó A gọi là cơng phát động.

+ Khi  = 90o, cos = 0 suy ra A = 0 ; khi đó lực  khơng sinh cơng.

Một phần của tài liệu Mô hình lớp học đảo ngược với môn vật lí THPT theo định hướng phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 56 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w