Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà khơng có cá

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại

2.1.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà khơng có cá

khơng có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó

Thơng thường một bên đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại là cơ quan, tổ chức. Trong q trình tố tụng, có thể có trường hợp cơ quan, tổ chức đó bị giải thể hoặc phá sản. Phá sản được hiểu là là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản39. Theo điểm a, b khoản 2 Điều 62 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng được xác định như sau:

- Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;

- Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan,

38 Xem thêm khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp tư nhân thì xác định chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng được xác định theo khoản 3 Điều 62 BLTTDS này bởi doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân40. Theo đó, đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.

Như vậy, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng và Toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Tuy nhiên, khi cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Tịa án phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)