Quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự của

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 28 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Quy định của pháp luật nước ngồi về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh

1.4.1. Quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự của

dân sự của Liên Bang Nga

BLTTDS mới của Liên Bang Nga được Quốc hội (Duma) thông qua ngày 23 tháng 10 năm 2002, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2003, thay thế BLTTDS Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Xơ Viết Liên Bang Nga năm 1964.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của BLTTDS Liên Bang Nga thì Tồ án có quyền xét xử vụ án dân sự về tranh chấp kinh tế theo trình tự, thủ tục được quy định tại BLTTDS này, ngoại trừ những tranh chấp kinh tế và những tranh chấp khác mà Luật Hiến Pháp và Luật Liên Bang quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Và khi giải quyết tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm thì Thẩm phán hoặc Hội đồng có quyền đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong những căn cứ nhất định.

- Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án

Căn cứ để Tồ án đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại Điều 220 BLTTDS Liên Bang Nga, được chia ra hai trường hợp sau:

+Dựa vào ý chí của các đương sự

Pháp luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga nói riêng và các nước nói chung đều thừa nhận nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Cho nên, ở bất kỳ giai đoạn nào mà các đương sự không muốn tiếp tục theo đuổi vụ kiện nữa thì họ có quyền rút đơn khởi kiện, hoặc họ đã tự thương lượng, hồ giải được với nhau thì Tồ án chấp nhận và ra phán quyết đình chỉ vụ án. Điều 220 BLTTDS Liên Bang Nga quy định vụ án được đình chỉ trong các trường hợp sau: đã có quyết định

của Tồ án về đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc do hoà giải giữa các bên đã được Toà án công nhận; nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận; các bên hoà giải với nhau và được Toà án chấp nhận. Tuy nhiên, việc quy định giao cho Tồ án có quyền xem xét có

chấp nhận hay khơng là cần thiết và hợp lý. Bởi vì, nếu các bên hoặc nguyên đơn lợi dụng việc tự định đoạt để thoả thuận hoặc rút đơn khởi kiện trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của người khác, vi phạm đạo đức, truyền thống... thì Tồ án phải từ chối là lẽ đương nhiên.

Tóm lại, việc đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này khi ý chí của đương sự không trái luật, vi phạm đạo đức và không xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác thì Tồ án chấp nhận và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

+ Dựa vào các căn cứ do pháp luật quy định

Ngồi các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do ý chí của các đương sự nêu trên, tại Điều 220 BLTTDS Liên Bang Nga còn quy định các căn cứ khác mà Tồ án có quyền ra quyết định đình chỉ khi thụ lý vụ án, bao gồm:

 Đơn khởi kiện không được xem xét và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự vì vụ kiện đó được xem xét và giải quyết theo thủ tục khác.

 Nội dung đơn kiện để bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người khác mà BLTTDS Liên Bang Nga và Luật Liên Bang không quy định.

 Người khởi kiện nhân danh cá nhân để khởi kiện không liên quan đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của mình.

 Đã có phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tồ án hoặc của Trọng tài đối với chính vụ kiện này. Trừ trường hợp Toà án từ chối đưa phán quyết của Trọng tài ra cưỡng chế thi hành.

Ngồi ra, việc đình chỉ giải quyết vụ án khơng phụ thuộc vào ý chí của đương sự cịn dựa vào căn cứ nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quan hệ tranh chấp không được thừa kế quyền và nghĩa vụ hoặc là tổ chức đã được giải thể hồn thành26.

Nhìn nhận quy định về căn cứ đình chỉ theo pháp luật Liên Bang Nga với quy định tại Điều 192 BLTTDS Việt Nam, có thể nhận thấy sự khác biệt trong một số căn cứ đình chỉ vụ án, cụ thể như sau:

+ Trường hợp đương sự hồ giải được với nhau, Tồ án có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận việc hoà giải của các bên để xem xét đình chỉ vụ án hay khơng. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại quy định thành hai trường hợp: (i) nếu đương sự tự thoả thuận được với nhau và khơng u cầu tồ án giải quyết nữa thì đây là căn cứ để Tồ án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; (ii) đương sự tự thoả thuận được với nhau và yêu cầu Tồ án cơng nhận thì Tồ án ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của đương sự để giải quyết vụ án.

+ Trường hợp tổ chức giải thể thì BLTTDS Liên Bang Nga quy định đình chỉ giải quyết vụ án khi việc giải thể đó đã được hồn thành. Còn BLTTDS Việt Nam khi có quyết định của Tồ án mở thủ tục phá sản thì Tồ án đang thụ lý giải quyết đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện.

+ BLTTDS Liên Bang Nga cịn quy định một căn cứ đình chỉ mà pháp luật Việt Nam khơng quy định, đó là trường hợp đã có phán quyết của Trọng

tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong chính vụ án đó thì đó là căn cứ đình chỉ vụ án.

- Hậu quả của đình chỉ giải quyết vụ án

Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại Điều 221 của BLTTDS Liên Bang Nga.

Về hậu quả chung của tất cả các căn cứ đình chỉ là việc khởi kiện lại đúng vụ án là khơng được phép. Tức các đương sự khơng có quyền khởi kiện lại đối với vụ án này. Tiêu chí để xác định là cùng một vụ án phải dựa vào quan hệ tranh chấp, tư cách tham gia tố tụng của đương sự khơng có sự khác nhau so với vụ án bị đình chỉ. Mặt khác, hậu quả chung khi đình chỉ vụ án là các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được huỷ bỏ.

Về hậu quả riêng của từng trường hợp đình chỉ, đó là chi phí tố tụng. Chi phí tố tụng bao gồm lệ phí và chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng. Lệ phí được thu theo quy định về thuế của Luật Liên Bang và căn cứ vào giá của vụ án; chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng có thể là chi phí trả cho: người giám định, phiên dịch, nhân chứng, nhà chuyên môn, người đại diện, những người tham gia khác và các chi phí khác... Khoản chi phí được tính gồm tiền ăn ở, đi lại, thời gian tham gia...

Đối với trường hợp đình chỉ theo ý chí của đương sự thì lệ phí đã nộp khơng được hồn trả lại cho ngun đơn, các bên đương sự mà phải nộp vào Ngân sách. Riêng phần chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng nếu có sẽ do nguyên đơn gánh chịu nếu nguyên đơn rút yêu cầu; trường hợp nếu đình chỉ do các bên hồ giải thì chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng do các bên tự thoả thuận quyết định, nếu không thoả thuận quyết định được thì chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng do bên nào yêu cầu thì bên đó phải chịu phần liên quan đến yêu cầu của mình.

Đối với trường hợp đình giải quyết vụ án dựa vào những căn cứ pháp luật nằm ngồi ý chí của đương sự, ngoại trừ căn cứ “nguyên đơn, bị đơn là cá nhân chết... hoặc là tổ chức đã bị giải thể hồn thành...” thì lệ phí và chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng được giải quyết như trường hợp đình chỉ theo ý chí của đương sự. Các căn cứ đình chỉ cịn lại thì lệ phí và chi phí liên quan

sẽ được trả lại cho đương sự đã nộp và ngân sách liên bang nơi Toà án đã thụ lý sẽ phải chịu chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng như chi phí trả cho nhân chứng, người giám định... Bởi vì, việc dẫn đến vụ án bị đình chỉ là do lỗi của Tồ án đã thụ lý (khơng thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng Tồ án khơng phát hiện tiếp tục thụ lý dẫn đến đình chỉ).

1.4.2. Quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Cộng hoà Pháp dân sự của Cộng hồ Pháp

- Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được BLTTDS Cộng hoà Pháp quy định tại Điều 369 BLTTDS gồm: (i) do một bên đương sự đã thành niên; (ii) luật sư bào chữa hoặc đại diện của một trong các bên khơng cịn hành nghề luật sư nếu luật sư đại diện là bắt buộc; (iii) hiệu lực của bản án tuyên bố phá sản hoặc thanh toán tài sản trong những vụ kiện bắt buộc phải có sự tham gia tố tụng hoặc không tham gia tố tụng của con nợ. Ngồi ra, vụ án cịn bị đình chỉ theo các căn cứ được quy định tại Điều 370 BLTTDS Cộng hoà Pháp, gồm: (i) một bên đương sự chết trong trường hợp quyền tham gia tố tụng có thể chuyển nhượng được cho người khác; (ii) người đại diện hợp pháp của người mất năng lực hành vi chấm dứt việc đại diện; (iii) một bên đương sự được khôi phục lại hoặc mất năng lực tham gia tố tụng27.

So sánh với quy định về căn cứ đình chỉ của BLTTDS Việt Nam, quy định của BLTTDS Pháp có những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản như sau:

+ Căn cứ một bên đương sự chết, rút đơn khởi kiện và hết thời hiệu khởi kiện cũng là những căn cứ được quy định trong BLTTDS Việt Nam

+ BLTTDS Pháp có các quy định rõ ràng hơn về các trường hợp căn cứ chủ yếu làm chấm dứt tố tụng, trong khi đó BLTTDS Việt Nam khơng có những điều khoản nào quy định chi tiết về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà giao trách nhiệm đó cho Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn.

- Hậu quả pháp lý

Về cơ bản, pháp luật Cộng hoà Pháp cũng quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự làm cho vụ án bị ngừng giải quyết. Theo Điều 372 BLTTDS Cộng hoà Pháp, các hành vi tố tụng đã được thực hiện và các bản án cho dù đã có hiệu lực pháp luật, nhận được sau khi đình chỉ vụ án, được coi như khơng có, trừ phi bên đương sự được lợi do việc đình chỉ vụ án đã rõ ràng hoặc mặc nhiên công nhận các hành vi tố tụng hoặc bản án đó28.

Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp còn quy định các hậu quả khác của việc Tồ án đình chỉ giải quyết vụ án, đó là:

+ Việc đình chỉ vụ án khơng làm chấm dứt thẩm quyền của Thẩm phán và vụ án có thể được khôi phục lại nguyên trạng tại thời điểm bị đình chỉ29;

+ Việc khơi phục vụ án có thể được các bên đương sự tự nguyện tiến hành: do các bên tự nguyện khôi phục theo thể thức quy định đối với việc xuất trình các căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp vụ án không được các bên tự nguyện khơi phục thì vụ án có thể được khơi phục theo phương thức gửi giấy triệu ra toà; Nếu đương sự được triệu ra toà khi vụ án được khơi phục khơng có mặt, thì Tồ án áp dụng các quy định tại Điều 471 và các điều tiếp theo của Bộ luật dân sự30;

+ Thẩm phán có thể triệu tập các đương sự để yêu cầu họ cho biết kiến nghị về việc khơi phục vụ án và xố sổ thụ lý vụ án trong trường hợp không hành động trong thời hạn do Thẩm phán ấn định. Thẩm phán cũng có thể yêu cầu Viện công tố thu thập những thông tin cần thiết cho việc khơi phục vụ án”31.

1.4.3. Quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Nhật Bản dân sự của Nhật Bản

- Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 130, Điều 131 BLTTDS Nhật Bản gồm: (i) nếu Tồ án khơng thể thực hiện các chức năng do thiên tai hoặc lý do khác, thì vụ kiện sẽ bị đình chỉ cho đến khi

28 Khưu Thanh Tâm (2015), tlđd 10, tr.23. 29 Theo Điều 374 BLTTDS Cộng hòa Pháp. 30Theo Điều 375 BLTTDS Cộng hòa Pháp. 31 Theo Điều 376 BLTTDS Cộng hòa Pháp.

những cản trở nói trên khơng cịn nữa; (ii) đình chỉ do khó khăn của một bên: “Nếu một bên khơng thể tiếp tục vụ kiện do khó khăn trong một khoảng thời gian khơng xác định, thì Tồ án có thể ra quyết định đình chỉ vụ kiện”32.

Quy định về căn cứ đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật Nhật Bản quy định tương đối khác biệt so với pháp luật các nước về số lượng căn cứ, các trường hợp là căn cứ đình chỉ và cả về bản chất đình chỉ. Về số lượng căn cứ đình chỉ, BLTTDS Nhật Bản quy định có hai căn cứ, so với BLTTDS Việt Nam quy định hơn 10 căn cứ, BLTTDS Pháp quy định hơn 6 căn cứ, có thể nói số lượng căn cứ đình chỉ của pháp luật Nhật Bản cũng ít hơn rất nhiều so với pháp luật các nước. Về trường hợp đình chỉ khi Tồ án khơng thể thực hiện chức năng do thiên tai hoặc lý do khác, hầu hết pháp luật các nước không quy định. Về bản chất, các căn cứ đình chỉ theo BLTTDS Nhật Bản mang tính chất của quy định về căn cứ tạm đình chỉ của BLTTDS Việt Nam. Nhìn chung, hai căn cứ đình chỉ theo quy định của BLTTDS Nhật Bản còn rất chung chung.

- Hậu quả pháp lý

Như đã trình bày, căn cứ đình chỉ theo pháp luật Nhật Bản về bản chất là căn cứ tạm đình chỉ theo pháp luật các nước. Do đó, hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật Nhật Bản không làm ngừng hẳn việc giải quyết vụ án mà chỉ ngừng tạm thời, sau khi khó khăn được khắc phục thì vụ án được tiếp tục đưa ra xét xử. Đây cũng là điểm đặc trưng của pháp luật Nhật Bản khi quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật một số nước về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại, có thể rút ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi trong q trình hồn thiện chế định pháp luật này, cụ thể như sau:

Một là, quy định thêm thẩm quyền của Tòa án trong việc chấp nhận hay không chấp nhận sự thỏa thuận của đương sự. Quy định này của pháp luật Liên Bang Nga sẽ ngăn chặn được trường hợp đương sự tự thỏa thuận và yêu

cầu Tịa khơng tiếp tục giải quyết vụ án nữa nhưng sự thỏa thuận đó là trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS Việt Nam chỉ quy định khi các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án thì Tịa án đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, rõ ràng Tịa án sẽ khơng biết được đương sự đã tự thỏa thuận như thế nào, có vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội hay xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khơng? Và thậm chí nếu Tịa án biết được cũng vẫn phải đình chỉ theo quy định của pháp luật.

Hai là, có quy định về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Pháp luật Liên Bang Nga có quy định cụ thể rằng khi đình chỉ giải quyết vụ án thì

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)