Thực tiễn áp dụng dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn áp dụng dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh

VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. Thực tiễn áp dụng dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại về tranh chấp kinh doanh, thương mại

3.1.1. Tình hình áp dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại thời gian gần đây. tranh chấp kinh doanh, thương mại thời gian gần đây.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Trên thực tế, chế định này đã góp phần rất lớn trong q trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại. Qua khảo sát, số lượng án về kinh doanh, thương mại tại tỉnh Cà Mau chưa nhiều so với tổng số vụ án dân sự được tòa án thụ lý giải quyết. Nhưng số lượng án kinh doanh, thương mại bị đình chỉ khơng phải là ít, được thể hiện ở hai bảng số liệu sau:

Bảng 1: Số liệu án kinh doanh, thương mại bị đình chỉ ở Tồ án cấp sơ thẩm tại tỉnh Cà Mau (từ năm 2010 đến 2014).

Năm Tổng số thụ lý Đình chỉ Tỷ lệ % 2010 28 6 21,4% 2011 51 3 5,9% 2012 84 19 22,6% 2013 135 20 14,8% 2014 112 22 19,6% Tổng cộng 410 70

Nguồn : Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau82

82 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau (2010 - 2014), “Báo cáo công tác kiểm sát các vụ, việc dân sự năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014”, Tr.2-5, 4-5, 2-4, 3-4, 4-5.

Bảng 2: Số liệu án kinh doanh, thương mại bị đình chỉ ở Tồ án cấp phúc thẩm tại tỉnh Cà Mau (từ năm 2010 đến 2014).

Số liệu án kinh doanh, thương mại đình chỉ tại Tồ án cấp phúc thẩm Cà Mau (từ năm 2010 đến 2014). Năm Tổng số thụ lý Đình chỉ Tỷ lệ % 2010 12 1 8,3% 2011 6 0 0% 2012 11 3 27,23 2013 13 2 13,4% 2014 23 4 17,4% Tổng cộng 65 10

Nguồn : Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau83

Qua số liệu trên, có thể thấy việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tỉnh Cà Mau tập trung chủ yếu ở cấp sơ thẩm, cao nhất là vào năm 2014 với số lượng vụ án bị đình chỉ là 22 vụ chiếm tỷ lệ 19,6% và thấp nhất là vào năm 2011 với 3 vụ bị đình chỉ chiếm tỷ lệ 5,9%. Tuy nhiên, số lượng án bị đình chỉ ở cấp sơ thẩm vẫn cao hơn nhiều lần so với cấp phúc thẩm. Trong năm năm gần đây (2010 - 2014) tỷ lệ án kinh, doanh thương mại bị đình chỉ ở cấp sơ thẩm gấp 7 lần so với cấp phúc thẩm (70 vụ/10 vụ). Ở cấp phúc thẩm số lượng án kinh doanh thương mại bị đình chỉ hàng năm rất ít, cao nhất chỉ có 4 vụ án và có năm khơng có vụ nào. Đồng thời, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở loại án này của hai cấp xét xử cơ bản năm sau cao hơn năm trước và chưa có quyết định nào bị cấp giám đốc thẩm hủy bỏ. Bên cạnh đó, các vụ án bị đình chỉ cũng tập trung ở một hai căn cứ là nguyên đơn rút đơn khởi kiện và nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Các căn cứ cịn lại hầu như khơng xảy ra.

83 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau (2010 - 2014), “Báo cáo công tác kiểm sát các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mai, lao động năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014”. Tr.2-3, 3-5, 2-4, 3-4, 2-3.

3.1.2. Nguyên nhân

Thực tiễn áp dụng chế định pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại thời gian qua tại tại tỉnh Cà Mau như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả những nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế ở tỉnh Cà Mau chủ yếu tập trung tại một vài huyện ven biển và trung tâm thành phố Cà Mau, nhưng tốc độ phát triển chậm hơn so với các tỉnh khác. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau cịn ít, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, các doanh nghiệp lại này ít hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau nên các tranh chấp phát sinh chưa nhiều. Khi xảy ra tranh chấp, các bên thường chọn phương pháp thương lượng, hịa giải nhằm giữ uy tín với các đối tác kinh doanh, rất ít trường hợp phải nhờ đến tịa án can thiệp. Vì vậy, số lượng án kinh doanh thương mại thụ lý tại tỉnh Cà Mau chưa cao, trong đó có các án bị đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về kinh doanh, thương mại.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây quan tâm nhiều hơn việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật góp phần làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, trong đó có BLTTDS được xây dựng ngày càng chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình xét xử, trao đổi kinh nghiệm, trình độ chun mơn nên chất lượng xét xử ngày càng tăng, các quyết định đình chỉ ln đảm bảo đúng căn cứ pháp lý nên ít bị kháng cáo, kháng nghị.

- Nguyên nhân chủ quan:

Các căn cứ đình chỉ chủ yếu tập trung ở một vài căn cứ so với tất cả các căn cứ được pháp luật quy định như nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Các căn cứ này rõ ràng, dễ áp dụng và hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của các đương sự. Bên cạnh đó, trong q trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án, các đương sự thường muốn hài hịa lợi ích với nhau, không muốn kéo dài thời gian giải quyết, hạn chế tối đa chi phí tố tụng nên thường rút đơn hoặc tự

thương lượng. Cũng vì lý do này mà án kinh doanh thương mại bị đình chỉ thường tập trung chủ yếu ở cấp sơ thẩm hơn là cấp phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)