6. Kết cấu của luận văn
3.2. Những bất cập, vướng mắc và các giải pháp hoàn thiện pháp luật đình chỉ
3.2.2. Về căn cứ đình chỉ theo điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa
dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011
Điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định “các đương sự đã tự thoả thuận và khơng u cầu Tồ án tiếp tục giải quyết” là một căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án. Theo quy định này, khi các
đương sự đã tự thoả thuận, nghĩa là giải quyết được với nhau bên ngoài tịa án nên tồ án xem đây là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Về nguyên tắc, việc tự thoả thuận của các đương sự trong vụ án dân sự để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp với nhau luôn được pháp luật khuyến khích. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định bắt buộc đương sự phải có nghĩa vụ thơng báo cho Tồ án biết về việc tự thoả thuận thành của các đương sự. Do đó, khi các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau ngồi Tịa án thì Tồ án khơng được biết nên khơng thể lấy đó làm căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011. Cho nên, thực tiễn áp dụng còn vướng mắc, chưa áp dụng đúng quy định về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án này.
Vụ án thứ nhất : Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long với bà Ngơ Bích Nữ. Nội dung vụ kiện là Ngân hàng Kiên Long yêu cầu bà Nữ trả vốn và lãi theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Vụ án được TAND thành phố Cà Mau thụ lý số 11/2015/TLST-KDTM ngày 25/3/201586. Đến ngày 09/4/2015 thì vụ án được đình chỉ theo quyết định số 02/2015/QĐST-KDTM với lý do “nguyên đơn là Ngân hàng Kiên Long rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận”. Nhưng qua xem xét đơn rút đơn khởi kiện của Ngân hàng Kiên Long gửi TAND thành phố Cà Mau cùng ngày (09/4/2015) thì giữa Ngân hàng Kiên Long và bà Nữ đã tự thoả thuận được với nhau nên Ngân hàng Kiên Long đồng ý rút đơn khởi kiện và đề nghị Tồ án khơng tiếp tục xét xử vụ án.
Vụ án thứ hai : Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố là máy điều hồ giữa Cơng ty cổ phần kim khí điện máy Cà Mau với Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Lạc được TAND thành phố Cà Mau thụ lý số 39/2014/TLST- KDTM ngày 22/12/2014 87 . Theo Quyết định đình chỉ vụ án số 11/2015/QĐST-KDTM ngày 22/02/2015 của TAND thành phố Cà Mau thì vụ án bị đình chỉ giải quyết với lý do “nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không lý do”. Nhưng thực tế nguyên đơn và bị đơn đã thương lượng giải quyết được với nhau.
Qua hai vụ án nêu trên, có thể nhận thấy là các căn cứ đình chỉ được áp dụng hồn tồn khơng đúng bản chất của nó. Tồ án khơng áp dụng căn cứ đình chỉ trên cơ sở các đương sự đã tự thoả thuận theo điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS mà áp dụng ở những căn cứ đình chỉ khác. Bởi Tồ án hồn tồn khơng biết và khơng có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho việc tự thoả thuận của các đương sự.
Điều 214 Dự thảo lần 4 BLTTDS sửa đổi năm 2015 đã bãi bỏ căn cứ đình chỉ này88. Có lẽ vì qua thực tiễn thi hành BLTTDS hiện hành, căn cứ
86 Quyết định số 02/2015/QĐST-KDTM ngày 09/4/2015 về “ Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của TAND TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
87 Quyết định số 11/2015/QĐST-KDTM ngày 22/02/2015 về “ Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của TAND TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
88 Quốc Hội, “Dự thảo lần 4 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)”, tr.83-84,
[http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=365&TabI
“các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án giải quyết” không
phát huy tác dụng và khó vận dụng do có vướng mắc, bất cập như phân tích ở trên. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc bãi bỏ này là khơng hợp lý, bởi vì :
- Việc tự thỏa thuận của các đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp là có diễn ra trong thực tế và hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều thừa nhận quyền tự định đoạt của các đương sự, cũng như khuyến khích hịa giải trong dân sự.
- Căn cứ đình chỉ này theo quy định của BLTTDS hiện hành còn vướng mắc, bất cập nên chưa phát huy trong thực tiễn. Vì vậy, chỉ cần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập và làm cho việc áp dụng căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án này đúng bản chất của nó thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng.
- Kiến nghị:
Nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn xét xử khi áp dụng căn cứ đình chỉ “các đương sự đã tự thoả thuận” được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS hiện hành, cần thiết phải quy định nghĩa vụ thông báo của các đương sự cho Toà án biết khi đã thoả thuận được với nhau. Khi đã quy định nghĩa vụ thông báo về việc thoả thuận của các đương sự thì đương nhiên việc yêu cầu giải quyết quan hệ tranh chấp giữa các bên là khơng cần thiết thiết nữa. Vì vậy, việc quy định “khơng u cầu Tồ án tiếp tục giải
quyết”là khơng cần thiết. Theo đó, điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS này cần được sửa đổi như sau: Các đương sự đã tự thoả thuận và đã thơng báo bằng văn bản cho Tồ án biết về kết quả của việc thoả thuận.