6. Kết cấu của luận văn
3.2. Những bất cập, vướng mắc và các giải pháp hoàn thiện pháp luật đình chỉ
3.2.1. Về căn cứ đình chỉ theo điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa
dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc người
khởi kiện khơng có quyền khởi kiện. Về căn cứ này, qua thực tiễn áp dụng
pháp luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập sau :
Thứ nhất, chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tồ án chấp nhận.
Ví dụ: Vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán giữa các đồng nguyên đơn gồm các bà Phạm Thị Hương, Phạm Thị Yến, Nguyễn Thị Dung, Ngô Thị Luận với bà Lê Thị Tá về việc yêu cầu bà Tá thanh toán số tiền của 563kg hạt tiêu khô.
Tại Bản án sơ thẩm số 01/2011/KDTM-ST ngày 09/6/2011 của TAND huyện Chư Sê và Bản án phúc thẩm số 05/2011/KDTM-PT ngày 28/10/2011 của TAND tỉnh Gia Lai đều buộc bà Tá có nghĩa vụ trả lại cho các đồng nguyên đơn số tiền của 563kg hạt tiêu khơ và nộp án phí.
Do các bản án có vi phạm nghiêm trọng nên bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc theo quyết định kháng nghị số 75/QĐ-KN ngày 02/12/2013. Đến ngày 31/7/2014, TAND tối cao ban hành Quyết định giám đốc thẩm số 33/2014.KDTM-GĐT tuyên huỷ các bản án trên và giao vụ án lại cho TAND huyện Chư Sê xét xử lại từ đầu. Quá trình xét xử lại, các đồng nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện nên ngày 02/3/2015, TAND huyện Chư Sê ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án này.
Ngày 05/3/2015, bà Tá có đơn kháng cáo đề nghị TAND tỉnh Gia Lai huỷ bỏ quyết định đình chỉ vì ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bà Tá và
TAND tỉnh Gia Lai chấp nhận yêu cầu của bà Tá, huỷ bỏ quyết định đình chỉ với lý do là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (không đưa Chi cục thi hành án dân sự tham gia tố tụng, không thông báo hoặc lấy lời khai giải thích quyền và nghĩa vụ cho bà Tá biết việc rút đơn của các nguyên đơn )84.
Qua vụ án trên, nhận thấy sau hai lần xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm), vụ án đã bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm và Hội xét xử giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị, tuyên huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, đồng thời giao vụ án cho TAND cấp huyện xét xử lại từ đầu do có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Quyết định giám đốc thẩm trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp. Nếu xét về căn cứ đình chỉ thì quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND huyện Chư Sê là áp dụng đúng quy định của BLTTDS hiện hành. Tuy nhiên, do quyết định đình chỉ giải quyết vụ án này ảnh hưởng đến lợi ích của bà Tá (vì lúc này bà Tá đã bị cưỡng chế thi hành án xong) nên bà Tá kháng cáo. Lẽ ra, trong trường hợp này, TAND cấp huyện có thể vận dụng quyền “chấp nhận” hay “không chấp nhận” để bác yêu cầu rút đơn của các nguyên đơn để bảo vệ quyền và lợi ích của bà Tá. Nhưng do điểm c khoản 1 Đ192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 có quy định điều kiện để Tồ án đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện là phải được sự chấp nhận của Toà án song lại không quy định rõ trường hợp nào Toà án chấp nhận hay trường hợp nào Tồ án khơng chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, trong tình huống trên, TAND huyện Chư Sê đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định chung tại điểm c khoản 1 Đ192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 về căn cứ đình chỉ khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện. Và thực tế là quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này của TAND huyện Chư Sê đã dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Tá vì bà Tá đã bị cưỡng chế thi hành án trước đó. Mặt khác, khi xem xét kháng cáo của bà Tá về quyết định đình chỉ của TAND huyện Chư Sê, TAND tỉnh Gia Lai cũng không dám nhận định thẳng lý do huỷ quyết định đình chỉ là do Tồ án khơng chấp nhận việc rút đơn của các đồng nguyên đơn mà việc đình chỉ giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Tá. Thay vào đó, TAND tỉnh Gia Lai lại dựa
84 Hoàng Minh (2015), “Một vụ án 2 lần tuyên hủy 3 kết quả xét xử”,
[http://baogialai.com.vn/channel/1602/201506/mot-vu-an-2-lan-tuyen-huy-3-ket-qua-xet-xu-2391272/] (Truy cập lúc 18:30 PM 24/8/2015).
vào căn cứ khác (vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng...). Giả sử trong vụ án này, khơng có căn cứ huỷ quyết định đình chỉ như TAND tỉnh Gia Lai đã nhận định (vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng...) thì rõ ràng việc huỷ hay khơng huỷ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người xét xử.
Như vậy, việc thiếu quy định cụ thể những trường hợp Tồ án chấp nhận hoặc khơng chấp nhận việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện là bất cập của pháp luật tố tụng hiện hành. Bất cập, thiếu sót này dẫn đến hậu quả là việc chấp thuận hay không chấp thuận việc rút đơn kiện đều phụ thuộc vào nhận định của người xét xử, từ đó dễ dẫn đến hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Tuy nhiên, hạn chế này vẫn chưa được Dự thảo BLTTDS sửa đổi năm 2015 khắc phục. Điểm c khoản 1 Điều 214 của Dự thảo lần 4 BLTTDS sửa đổi năm 2015 quy định: Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc
nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xử vắng mặt hoặc trường hợp bất khả kháng85. Như vậy, Dự thảo vẫn quy định “Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện” là một trong những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà khơng quy định cụ thể trường hợp nào chấp nhận hay không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện. Cho nên, tác giả cũng không thống nhất với quy định này của Dự thảo. Quy định này cần phải được sửa đổi cho phù hợp.
Mặt khác, khi so sánh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 214 của Dự thảo lần 4 BLTTDS sửa đổi năm 2015 với quy định về rút đơn khởi kiện của BLTTDS hiện hành, tác giả nhận thấy: Dự thảo quy định “Người khởi kiện rút tồn bộ u cầu khởi kiện” cịn pháp luật hiện hành lại quy định “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”. Tác giả hoàn toàn đồng ý với quy định mới của dự thảo. Bởi vì, trong quá trình khởi kiện hoặc tại phiên tịa, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu của người khởi kiện không giống so với đơn khởi kiện ban đầu. Do đó, nếu quy định rút
85 Quốc Hội, “Dự thảo lần 4 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)”,
[http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=365&TabI
đơn khởi kiện như BLTTDS hiện hành thì sẽ khơng bao hàm hết việc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
- Kiến nghị
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn xét xử cũng như giải quyết những thiếu sót trong quy định pháp luật về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung. Theo tác giả, điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS này được quy định lại như sau: Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và được Toà
án chấp nhận khi việc rút đơn là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, khơng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Thứ hai, chưa quy định căn cứ đình chỉ vụ án trong trường hợp có một trong nhiều nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Trên thực tế có rất nhiều vụ án mà trong một vụ án có nhiều nguyên đơn khởi kiện hoặc nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố, nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trong trường hợp đó, nếu một trong các nguyên đơn, một trong các đồng bị đơn, một trong các người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập rút tồn bộ u cầu của mình thì Tồ án ra quyết định đình chỉ vụ án đối với u cầu bị rút hay đình chỉ tồn bộ vụ án? Vấn đề này, hiện nay chưa được quy định rõ.
Cũng tại ví dụ của vụ án trên, nếu như một trong số các đồng nguyên đơn là bà Hương, bà Yến, bà Dung, bà Luận rút yêu cầu của mình thì Tồ án sẽ giải quyết như thế nào. Hiện có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này:
- Quan điểm thứ nhất: Do một trong số các đồng nguyên đơn rút yêu cầu, các nguyên đơn còn lại dẫn tiếp tục u cầu thì Tồ án chỉ ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu của nguyên đơn bị rút và trong trường hợp này thì Tồ án cũng phải xác định lại phạm vi yêu cầu của các nguyên đơn còn lại.
- Quan điểm thứ hai: Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì đây là trường hợp do nguyên đơn rút đơn khởi kiện (rút yêu cầu) nên phải
đình chỉ giải quyết vụ án. Việc các ngun đơn cịn lại có muốn u cầu thì phải khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác.
Theo tác giả, quan điểm thứ nhất là hoàn toàn hợp lý. Bởi điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 chỉ quy định trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án mà chưa đề cập trường hợp một trong số đồng nguyên đơn rút yêu cầu. Do đó, về nguyên tắc nếu Tồ án đình chỉ giải quyết tồn bộ vụ án là khơng có cơ sở pháp lý. Hơn nữa, hiện cũng chưa có quy định trường hợp một trong các đồng nguyên đơn rút đơn kiện và Tồ án đình chỉ vụ án thì đương sự có được quyền khởi kiện lại vụ án đó hay khơng? Nếu khơng cho đương sự quyền khởi kiện lại thì vơ hình trung đã hạn chế quyền khởi kiện của các đồng bị đơn còn lại, trong khi đó quyền khởi kiện để yêu cầu Tồ án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là quyền hiến định của công dân. Nếu cho phép đương sự quyền khởi kiện lại thì vừa tốn kém tiền bạc, vừa mất thời gian nhưng bản chất vụ án lại khơng thay đổi. Do đó, trong trường hợp có một trong số các nguyên đơn rút đơn kiện thì Tồ án chỉ nên đình chỉ giải quyết yêu cầu của nguyên đơn đó, các yêu cầu của các đồng nguyên đơn còn lại vẫn tiếp tục được giải quyết.
- Kiến nghị :
Để có căn cứ pháp lý đình chỉ giải quyết yêu cầu của một trong số đồng nguyên đơn trong trường hợp có một hoặc một số trong các đồng nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì theo tác giả nên bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS hiện hành là: Nếu trong vụ án có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn có
yêu cầu phản tố hoặc nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, nếu đương sự nào rút u cầu thì Tồ án chỉ ra quyết định đình chỉ vụ án đối với yêu cầu bị rút, còn những yêu cầu còn lại vẫn được tiến hành giải quyết theo thủ tục chung. Đồng thời, Toà án căn cứ vào quy định tại Điều 219 BLTTDS để xem xét thay đổi địa vị tố tụng cho phù hợp.
Thứ ba, trùng lặp về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự“người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện”.
Căn cứ đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp “người khởi kiện khơng
đổi, bổ sung năm 2011 là căn cứ trùng lặp với căn cứ đình chỉ vụ án được quy định tại điểm i khoản 1 ở cùng điều luật. Bởi điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định các căn cứ đình chỉ khác được quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS mà Tồ án đã thụ lý, trong đó điểm a Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS quy định đó là trường hợp người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện. Như vậy, một căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án được quy định hai lần. Vì vậy, cần sửa đổi lại điểm c khoản 1 Điều 192 cho phù hợp và thể hiện tính khoa học, thống nhất giữa các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án.
- Kiến nghị:
Nhằm tránh hiện tượng trùng lặp trong quy định về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, theo tác giả nên bỏ quy định “người khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện” tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Do đó, điểm c khoản
1 Điều 192 BLTTDS được quy định lại như sau: Người khởi kiện rút đơn khởi
kiện và được Toà án chấp nhận.