6. Kết cấu của luận văn
3.2. Những bất cập, vướng mắc và các giải pháp hoàn thiện pháp luật đình chỉ
3.2.6. Về hậu quả đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh,
doanh, thương mại
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự như quyền khởi kiện lại, nghĩa vụ về tiền tạm ứng án phí. Vì vậy, u cầu đặt ra cho các quy định về hậu quả đình chỉ giải quyết vụ án phải rõ ràng, chính xác. Có như vậy, chủ thể có thẩm quyền mới áp dụng đúng, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, các quy định hiện hành đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, cụ thể:
- Về quyền khởi kiện lại vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 193 BLTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Khoản 1 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự khơng có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án khơng có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định này, về nguyên tắc đương sự khơng có quyền khởi kiện lại nếu việc khởi kiện vụ án khơng có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp nhưng nếu vụ án bị đình chỉ trong các trường hợp sau thì đương sự vẫn có quyền khởi kiện lại:
+ Trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS; + Trong các trường hợp được quy định tại điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Nhìn nhận quy định này, có thể nhận thấy điểm bất hợp lý ở các trường hợp được khởi kiện lại theo quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS. Bởi các trường hợp được khởi kiện lại được quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS là các trường hợp nộp đơn khởi kiện lại khi những căn cứ trả lại đơn khởi kiện khơng cịn như người khởi kiện đã có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, đã có đủ điều kiện khởi kiện. Trong khi đó, quyền khởi kiện lại trong trường hợp vụ án bị đình chỉ phải xuất phát từ những căn cứ đình chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011. Mặc dù, các trường hợp trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án và khoản 3 Điều 168 BLTTDS quy định quyền nộp lại đơn khởi kiện khi những căn cứ trả lại đơn khơng cịn nhưng cũng khơng thể vì thế mà dẫn chiếu trực tiếp các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS làm các trường hợp được quyền khởi kiện lại trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án. Bởi bản chất là các căn cứ đình chỉ vụ án theo khoản 1 Điều 192 BLTTDS hồn tồn khơng có căn cứ nào dựa trên khoản 3 Điều 168 BLTTDS mà chỉ có căn cứ đình chỉ theo khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Như vậy, quy định dẫn chiếu khoản 3 Điều 168 của Điều 193 BLTTDS về các trường hợp khởi kiện lại sau khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là khơng chính xác, khơng đảm bảo tính logic của hệ thống các quy định pháp luật.
- Kiến nghị :
Nhằm đảm bảo tính logic, chính xác của các quy định dẫn chiếu có liên quan với nhau khi quy định về quyền khởi kiện lại trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án, cần thiết phải sửa đổi đoạn “trừ các trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 168” của khoản 1 Điều 193 BLTTDS hiện hành theo hướng:
trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 mà đã được khắc phục lý do tạm đình chỉ theo khoản 3 Điều 168 B LTTDS. Như vậy, quy định đề nghị
sửa đổi vẫn giữ nguyên các căn cứ đình chỉ theo các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 BLTTDS quy định về quyền khởi kiện lại sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; cịn khoản 3 Điều 168 được thay thế bởi khoản 1 Điều 168 và kèm theo cụm từ “khi đã đảm bảo đầy đủ quyền khởi kiện, đủ
Do đó, khoản 1 Điều 193 BLTTDS cần được viết lại như sau: Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự khơng có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác với vụ án trước về ngun đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 khi đã đảm bảo đầy đủ quyền khởi kiện, đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, đủ điều kiện khởi kiện hoặc các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Về xử lý tiền tạm ứng án phí được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 193 BLTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Khoản 3 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:
trong trường hợp Tồ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ. Trong đó có trường
hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS là đương sự rút đơn khởi kiện. Tinh thần này cũng được tiếp tục ghi nhận tại khoản 3 Điều 215 của Dự thảo lần 4 BLTTDS sửa đổi năm 201593. Tuy nhiên, theo tác giả việc Tồ án trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự trong trường hợp này là không phù hợp. Bởi vì, bản chất việc rút đơn khởi kiện của đương sự là do ý chí của họ. Khi họ thấy khơng cần thiết u cầu Tồ án tiếp tục giải quyết tranh chấp thì họ có quyền rút đơn kiện. Nếu xét về bản chất, thì đình chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp này cũng tương tự như căn cứ đình chỉ trong trường hợp đương sự từ bỏ quyền khởi kiện như đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không lý do hoặc các bên đã tự thoả thuận được với nhau (được quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Nhưng trong những trường hợp được quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS, tiền tạm ứng án phí đều bị sung quỹ Nhà nước. Hơn nữa, quy định trả lại tiền tạm ứng án phí khi rút đơn khởi kiện dễ dẫn đến việc lạm dụng quyền khởi kiện của các đương sự vì cứ khởi kiện rồi lại rút đơn khởi kiện mà khơng mất tiền tạm ứng án phí. Vấn đề này càng không rõ ràng bởi như đã
93 Quốc Hội, “Dự thảo lần 4 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)”, tr.83,
[http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=365&TabI
phân tích ở trên hiện chưa có quy định cụ thể về trường hợp nào thì Tịa án chấp nhận cho nguyên đơn rút đơn, trường hợp nào Tịa án khơng chấp nhận. Cho nên, cần sửa đổi theo hướng tịch thu sung công quỹ Nhà nước tiền tạm ứng án phí trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện.
Bên cạnh đó, cũng cần bãi bỏ quy định về trường hợp sung công quỹ Nhà nước tiền tạm ứng án phí khi đình chỉ theo điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS94. Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh án phí, lệ phí năm 2009 và Điều 3 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tịa án thì trong trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiện khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí. Do đó, việc sung cơng quỹ nhà nước tiền tạm ứng án phí của họ là không thực tế.
- Kiến nghị:
Nhằm khắc phục những hạn chế trong quy định về xử lý tiền tạm ứng án phí khi đình chỉ giải quyết vụ án, cần:
+ Sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 193 BLTTDS hiện hành theo hướng bỏ điều khoản dẫn chiếu là điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS, nghĩa là trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện sẽ không được trả lại tiền tạm ứng án phí. Đồng thời, bổ sung điều khoản dẫn chiếu là điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sang khoản 2 Điều 193 BLTTDS, tức là trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì tiền tạm ứng án phí của họ sẽ bị sung vào công quỹ nhà nước.
+ Sửa khoản 2 Điều 193 BLTTDS theo hướng bỏ điều khoản dẫn chiếu là điểm d khoản 1 Điều 192, nghĩa là trường hợp cơ quan tổ chức rút văn bản khởi kiện thì khơng xét đến tiền tạm ứng án phí vì trường hợp này pháp luật quy định người khởi kiện khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Như vậy, khoản 2, khoản 3 Điều 193 BLTTDS hiện hành được quy định lại như sau:
Khoản 2: Trong trường hợp Tồ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm a, b, c, đ,e và k khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ Nhà nước95.
Khoản 3: Trong trường hợp Tồ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm g, h vài khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ96.
- Về biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án.
Qua nghiên cứu hậu quả pháp lý khi đình chỉ vụ án dân sự của các quy định hiện hành, tác giả nhận thấy cịn có điểm bất cập khác, đó là: trong quá trình thụ lý vụ án, Tồ án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng quy định pháp luật nhưng khi đình chỉ giải quyết vụ án lại khơng có quy định nào nhằm xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trước đó. Điều này sẽ gây thiệt hại cho đương sự.
Ví dụ vụ án: Tại vụ án tranh chấp hợp đồng vay giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long với bà Ngơ Bích Nữ như đã đề cập ở trên. Thấy rằng, trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án thì TAND thành phố Cà Mau đã ra quyết định phong toả tài khoản của bà Nữ tại một ngân hàng khác theo yêu cầu của nguyên đơn. Nhưng khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Tồ án hồn tồn khơng đề cập gì đến vấn đề xố biện pháp phong toả hay khơng tài khoản của bà Nữ. Việc không đề cập đến việc giải quyết biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng trước đó của tồ án được lý giải là do phía tồ án đã có quyết định đình giải quyết vụ án nên đương nhiên đã huỷ bỏ lệnh phong toả tài khoản trước đó.
Qua vụ án này, có thể thấy một điều là hiện khơng có căn cứ pháp lý để toà án xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng trước đó. Cịn lý giải của tồ án mang nặng tính chủ quan, thiếu căn cứ pháp lý.
95 Khoản 2 được viết lại đã bỏ điều khoản dẫn chiếu là điểm d khoản 1 Điều 192 và thêm điều khoản dẫn chiếu là điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
96 Khoản 3 được viết lại đã bỏ điều khoản dẫn chiếu là điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
- Kiến nghị :
Nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án, cần bổ sung vào Điều 193 BLTTDS hiện hành một khoản quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với nội dung cụ thể như sau: “Khi đình chỉ vụ án dân sự,
Toà án phải ra quyết định huỷ bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chế định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại là một trong những phương thức giải quyết vụ án dân sự theo tố tụng tồ án. Nó khơng chỉ có ý nghĩa đối với Tồ án - cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, mà cịn có ý nghĩa đối với Nhà nước và các chủ thể khác. Chính vì lẽ đó mà pháp luật Việt Nam hiện hành- BLTTDS được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định tương đối rõ ràng, cụ thể về các căn cứ, thẩm quyền và hậu quả pháp lý khi đình chỉ giải quyết vụ án. Từ đó, tạo thuận lợi và thống nhất khi vận dụng vào thực tiễn, góp phần tạo nên hiệu quả tích cực khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng.
Từ khi chế định này ra đời và được ghi nhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung chế định này cũng nhằm làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định chế định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại vẫn còn những vướng mắc, bất cập nhất định cần phải sớm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn.
Thứ nhất: Về những căn cứ đình chỉ vụ án dân sự. BLTTDS sửa đổi, bổ
sung năm 2011 quy định trên cơ sở liệt kê từng căn cứ. Qua xem xét, đánh giá, phân tích dưới góc độ của mỗi căn cứ, nhận thấy cịn những vướng mắc, bất cập như việc không hướng dẫn cụ thể trường hợp nào Toà án chấp nhận khi đương sự rút đơn khởi kiện làm cho thực tiễn áp dụng không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự khác; chưa hướng dẫn việc rút đơn trong trường hợp vụ án có đồng nguyên đơn, đồng bị đơn có yêu cầu độc lập; chưa quy định nghĩa vụ của đương sự phải thông báo cho Toà án biết khi tự thoả thuận dẫn đến căn cứ này không phát huy tác dụng và thực tiễn Tồ án vận dụng căn cứ khác để đình chỉ không đúng bản chất; việc đương sự vắng mặt hai lần dẫn đến đình chỉ gây hậu quả bất lợi cho đương sự khác là bất hợp lý hoặc có căn cứ đình chỉ trùng lặp nhau như người khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện được quy định ở hai điểm khác nhau của cùng một điều luật...
Thứ hai: Về thẩm quyền đình chỉ vụ án dân sự, quy định của BLTTDS
sửa đổi, bổ sung năm 2011 còn một hạn chế, cần phải hướng dẫn cho hợp lý và phù hợp hơn. Đó là, giai đoạn tính từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đến trước khi mở phiên tồ mà có xuất hiện một trong các căn cứ đình chỉ vụ án thì việc giao quyền cho thẩm phán ra quyết định đình chỉ ngay sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong xét xử.
Thứ ba: Quy định về hậu quả khi đình chỉ vụ án dân sự khơng xuất phát
từ các căn cứ đình chỉ mà xuất phát bởi căn cứ quy định tại một điều luật khác là không hợp lý và pháp luật hiện hành không quy định việc xử lý biện pháp