Kiểm định sự phù hợp của mơ hình (tương quan, hồi quy)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tiêu dùng trực tuyến của người dân tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 53)

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.3.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình (tương quan, hồi quy)

Để kiểm định sự phù hợp của mơ hình, trước hết tác giả sẽ tiến hành phân tích hệ số tương quan Pearson’s, dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến đợc lập và biến phụ thuộc và phát hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến sớm.

Giá trị của r giao động từ -1 đến 1 và chỉ có ý nghĩa khi Sig. < 0.05. Theo Hair et al. (2010):

| r | > 0.8: Tương quan tuyến tính rất mạnh. | r | = 0.6 – 0,8: Tương quan tuyến tính mạnh. | r | = 0.4 – 0.6: Có tương quan tuyến tính. | r | = 0.2 – 0.4: Tương quan tuyến tính yếu.

| r | < 0.2: Tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có

Tiếp đó, tác giả tiến hành thực hiện phân tích hồi quy bợi bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Hệ số R2 hiệu chỉnh được dùng để xác định mơ hình có phù hợp hay không.

Kiểm định F được tác giả thực hiện để khẳng định khả năng mở rợng mơ hình áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t nhằm bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Để khẳng định phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, việc tìm sự vi phạm của giả định là rất cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính, bao gồm các giả định: phân phối chuẩn của phần dư, tính đợc lập của phần dư (sử dụng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cợng tuyến (tính đợ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

Việc phân tích quy hồi nhằm kiểm định các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu để ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ

thuộc và biến độc lập. Từ phương trình ước lượng này ta có thể dự báo về biến phụ thuộc dựa vào giá trị cho trước của biến đợc lập.

Mơ hình hồi quy bợi có dạng như sau:

𝑌𝑖 = 𝛽0+ 𝛽1𝑋1+ 𝛽2𝑋2+ ⋯ + 𝛽𝑛𝑋𝑛 + 𝑒𝑖

Trong đó: 𝑌𝑖: biến phụ tḥc

𝛽𝑖𝑋𝑖: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i

𝛽𝑖: hệ số hồi quy riêng phần

𝑒𝑖: một biến đợc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai khơng đổi 𝜎2

3.3.3.5 Kiểm định T-Test, Kiểm định ANOVA

Phân tích phương sai là phân tích tổng quy mơ biến thiên của biến số phụ thuộc thành nhiều phần và mỗi phần được quy cho sự biến thiên của mợt biến giải thích cá biệt hay mợt nhóm các biến giải thích. Phân tích phương sai (ANOVA) là phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của nhiều số trung bình dựa trên đại lượng thống kê F, thường được dùng khi nghiên cứu ảnh hưởng của biến định tính lên biến kết quả định lượng.

Các phương pháp kiểm định T-Test, kiểm định phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) sẽ được tác giả sử dụng cho đề tài này để phân tích, đánh giá các yếu tố như sinh viên, giới tính, học lực, quê quán và thu nhập, đồng thời so sánh sự khác biệt về đánh giá của các nhóm đối tượng với các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến QĐMHTT của người dân tại quận Phú Nhuận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu; các thành phần và biến quan sát được sử dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến QĐMHTT của người dân tại quận Phú Nhuận.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tiêu dùng trực tuyến của người dân tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)