Tổng quan về mua sắm trực tuyến ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tiêu dùng trực tuyến của người dân tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ) (Trang 53 - 54)

năm vừa qua

4.1.1 Thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam

Theo Báo cáo trên Thương mại điện tử Việt Nam 2020, mức đợ trung bình của tăng trưởng thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2019 dạt khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Dự đốn tốc đợ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.

Liên quan tới lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến, khảo sát của VECOM sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng. Năm 2020 dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên khoảng 329 triệu USD. Theo Báo cáo Xu hướng Tiếp thị số Việt Nam 2021, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD và dự đoán năm 2021 sẽ tiến gần tới con số 1 tỷ USD.

4.1.2 Tổng quan về mua sắm trực tuyến tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử. Theo kết quả khảo sát tình hình tham gia thương mại điện tử năm 2020 của Sở Công Thương TP. HCM, tỷ lệ các doanh nghiệp có website cho phép giao dịch TMĐT chiếm 33,1% (giảm 2,3% so với năm 2018); các website TMĐT đạt cấp độ 4 (cấp độ giao dịch trực tuyến) chiếm 2,4% (tăng 0,4% so với năm 2018)… Đặc biệt, hoạt động TMĐT có sử dụng mạng xã hợi để mua sắm chiếm tới 61,4% (giảm 2,4% so với năm 2018). Tổng giá trị hàng hóa các hợ gia đình mua hàng trực tuyến là 13,4 triệu đồng/hợ, trong đó, chỉ riêng việc

mua sắm qua mạng xã hội đã tiêu tốn khoảng 6,5 triệu đồng (khoảng 49%) của mỗi hợ gia đình trong năm 2020.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tiêu dùng trực tuyến của người dân tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ) (Trang 53 - 54)