29
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính: trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan trước đây, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết, các biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành.
Trong đề tài này, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với 20 cán bộ đang công tác tại Vietcombank Dung Quất. Các nhân viên làm việc ở các bợ phận khác nhau trong ngân hàng và có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: sau khi khảo sát sơ bộ tác giả tiến hành khảo sát thử 50 mẫu là cán bộ ngân hàng Vietcombank. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau khi có thang đo hồn chỉnh thì bợ thang đo sẽ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi với quy mô mẫu dự kiến là n=260 mẫu. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi bằng Google Form, tác giả sẽ gửi đường dẫn được sau khi có sự chấp nhận tham gia của các đối tượng khảo sát thông qua các kênh mạng xã hội.
Sau khi thu thập được dữ liệu chính thức, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS 3.0 để nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo, kiểm tra giá trị hợi tụ, giá trị phân biệt của mơ hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Mơ hình lý thuyết và thang đo chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết tại chương 2 và kế thừa các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học. Để đánh giá và chuẩn hoá thang đo, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính thơng qua
30
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với mợt số lãnh đạo. Mục đích của đợt phỏng vấn này nhằm kiểm tra việc người được phỏng vấn có hiểu bảng câu hỏi hay không, họ sẽ quan tâm đến vấn đề nào nhất và có bổ sung thêm câu hỏi chưa được đề cập để hiệu chỉnh bảng câu hỏi chính thức.
Kết quả phỏng vấn cho thấy những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ câu hỏi, các câu hỏi rất rõ ràng, những người tham gia phỏng vấn có thể trả lời được và mỗi câu hỏi đều thể hiện khía cạnh khác nhau về mức đợ cảm nhận của họ. Họ cũng đồng ý rằng nội dung các câu hỏi thể hiện rõ ý nghĩa của các khái niệm trong nghiên cứu và khơng có ý kiến điều chỉnh khác.
Các thang đo bao gồm: thang đo về Lãnh đạo có trách nhiệm (ký hiệu LDTN), thang đo Môi trường đạo đức (ký hiệu MTDD) và thang đo Ý định nghỉ việc (ký hiệu YDNV).
Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Rất khơng đồng ý, (2) Khơng đồng ý, (3) Khơng có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Rất đồng ý được sử dụng cho các thang đo.
Kết quả nghiên cứu định tính đã tổng hợp được 17 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Trong đó, lãnh đạo có trách nhiệm: 08 biến quan sát, Môi trường đạo đức: 06 biến quan sát và Ý định nghỉ việc: 03 biến quan sát. Và kết quả này được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Nội dung của các thang đo như sau:
Lãnh đạo có trách nhiệm
Lãnh đạo có trách nhiệm được kế thừa từ thang đo của tác giả (Voegtlin, 2011) với 14 biến quan sát, tác giả sử dụng 8 biến quan sát và có hiệu chỉnh ngơn từ để biến quan sát dễ hiểu hơn. Các biến quan sát được mã hoá từ LDTN1 đến LDTN8.
31