Biến quan sát Yếu tố
1 2 3 LDTN3 0,902 LDTN1 0,848 LDTN4 0,842 LDTN7 0,835 LDTN8 0,818 LDTN5 0,817 LDTN6 0,777 LDTN2 0,708 MTDD3 0,933
45 MTDD4 0,906 MTDD1 0,890 MTDD2 0,866 MTDD6 0,845 MTDD5 0,745 YDNV1 0,989 YDNV3 0,944 YDNV2 0,877 Eigenvalue 10,559 2,271 1,257 % Phương sai trích 62,109 75,467 82,859 Phương sai trích lũy kế 60,919 73,482 79,673
Giá trị KMO 0,823
Kiểm định Bartlett Chi–bình phương (2) Bậc tư do (df)
Sig
1050,862 136 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả phân tích EFA cho thấy giá trị KMO = 0,823 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 3 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,257 > 1 và phương sai trích lũy kế 79,673% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5). Như vậy, thang đo lãnh đạo có trách nhiệm, mơi trường đạo đức và ý định nghỉ việc đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.
46
Như vậy sau khi kiểm định mẫu nhỏ là 50 mẫu với phần mềm SPSS 20, hầu hết các thang đo đề cập trong mơ hình lý thuyết đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Tất cả các biến quan sát đều được đưa vào bảng câu hỏi chính thức để xem xét nghiên cứu định lượng chính thức. Như vậy bảng câu hỏi sơ bợ cũng chính là bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức (Phụ lục 1).
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bợ định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu định tính nhằm thống nhất các thang đo của các khái niệm nghiên cứu để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu là 50 cán bộ. Thông qua phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho kết quả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hợi tụ và giá trị phân biệt. Vì vậy các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu là 208.
47
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về Vietcombank
4.1.1 Giới thiệu về Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt đợng ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt đợng với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Từ mợt ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy đợng vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng
48
công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như: VCB Digibank, VCB Pay, VCB - iB@nking, VCB CashUp... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả, tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phịng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nợi; 116 Chi nhánh; 474 phịng giao dịch; 04 Cơng ty con ở trong nước (Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty Kiều hối, Cơng ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngồi (Cơng ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Cơng ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 20.000 cán bợ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển mợt hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ trên tồn quốc. Hoạt đợng ngân hàng cịn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Với bề dày hoạt đợng và đợi ngũ cán bợ có năng lực, nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hợi nhập cao, Vietcombank ln là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam". Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker cơng bố; ngân hàng duy nhất của Việt Nam vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết
49
lớn nhất toàn cầu xếp thứ 937 do Tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2020, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam" (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam cùng Intage – Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản cơng bố), Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1 tồn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam, duy trì vị thế dẫn đầu 5 năm liên tiếp là ngân hàng có mơi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam; trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; mợt trong 300 tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất tồn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. (Vietcombank, n.d.)
Với định hướng trở thành một tập đồn tài chính đa năng hùng mạnh và có uy tín trong khu vực, Vietcombank đã và đang khẳng định là Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt nam, mang đến cho khách hàng những sản phẩm đa dạng và có chất lượng trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Vietcombank là một thương hiệu không chỉ được nhiều người biết đến với những số liệu kinh doanh ấn tượng, lợi nhuận liên tục gia tăng qua các năm, một ngân hàng sở hữu nguồn nhân lực dồi dào mà đây còn là mợt ngân hàng có mơi trường làm việc tốt nhất theo đánh giá của Công ty Anphabe và Công ty Intage. Hướng đến mục tiêu đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực và là nơi có mơi trường làm việc tốt, Vietcombank luôn đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy trách nhiệm của từng thành viên trong ban lãnh đạo, khơi dậy tiềm năng, tạo sự gắn bó của nhân viên và xây dựng một môi trường làm việc nguyên tắc, chuẩn mực.
4.1.2 Các chi nhánh Vietcombank trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Hiện nay trên địa bàn Quảng Ngãi có 2 chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, bao gồm chi nhánh Quảng Ngãi và chi nhánh Dung Quất. Với bề dày
50
kinh nghiệm và truyền thống của Vietcombank, Vietcombank Quảng Ngãi và Dung Quất đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn, luôn nằm trong danh sách các ngân hàng mạnh của tỉnh Quảng Ngãi và góp phần đắc lực cho cơng c̣c phát triển kinh tế -xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi.
Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi
Là chi nhánh thứ 23 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 439/TCCB-ĐT ngày 24/11/1998 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 24/02/1999. Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại 345 Hùng Vương, Phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi; hoạt động độc lập, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ ủy quyền và phân cấp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Lúc mới thành lập, tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm 04 phịng và 01 bợ phận, bao gồm: Phịng Kế hoạch – Tín dụng, Phịng Kế tốn – Thanh tốn, Phịng Ngân quỹ, Phịng Hành chính – Nhân sự và Bợ phận kiểm sốt với tổng biên chế 15 người, trong đó, có 01 giám đốc và 04 trưởng phòng.
Trải qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank Quảng Ngãi đã không ngừng lớn mạnh từ một đơn vị với số lượng cán bộ nhân viên ban đầu là 15 người, đến nay đã có gần 180 cán bợ nhân viên, 08 phịng nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch trải đều các huyện của tỉnh, phục vụ cho hơn 250.000 khách hàng cá nhân và tổ chức. Các chỉ tiêu cơ bản: nguồn vốn huy đợng: hơn 7 nghìn tỷ đồng trong đó huy đợng vốn từ cá nhân gần 5 nghìn tỷ đồng; dư nợ: hơn 12 nghìn tỷ đồng; thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế: hơn 246 tỷ đồng.
Vietcombank chi nhánh Dung Quất
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất được hình thành trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh cấp II Dung Q́t, chính thức hoạt đợng trên vị thế mới kể từ ngày 22/01/2007 với quy mô ban đầu rất nhỏ: huy động vốn 46 tỷ
51
đồng, dư nợ tín dụng 58 tỷ đồng, số lao động ban đầu là 18 người. Sau hơn 14 năm hoạt động, quy mô của Chi nhánh từng bước được mở rộng. Đến nay Chi nhánh đã thành lập được 3 Phòng giao dịch tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn La Hà và huyện Mộ Đức; huy động vốn đến 30/06/2021 đạt 2.232 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 3.572 tỷ đồng, tổng số lao động là 78 người, trong đó 75 lao đợng chính thức, 3 nhân viên hỗ trợ kinh doanh.
Kế thừa truyền thống và sức ảnh hưởng của thương hiệu Vietcombank, chi nhánh Quảng Ngãi và Dung Quất luôn nỗ lực tối đa để đạt được các mục tiêu, kế hoạch của trụ sở chính giao hàng năm. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu chính trong kinh doanh là đạt lợi nhuận thì việc xây dựng một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, lành mạnh luôn được lãnh đạo hai chi nhánh quan tâm và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Kết quả mẫu nghiên cứu bao gồm 208 cán bộ đang công tác tại Vietcombank trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm những mẫu đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích định lượng.
Kết quả chi tiết được thể hiện ở bảng 4.1