.12 Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãnh đạo trách nhiệm đến môi trường đạo đức và ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng vietcombank tại tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 73)

Mối quan hệ Trọng số gốc Trọng số trung bình Bootstrapping Chênh lệch giữa trọng số gốc Bootstrapping 2,5% 97,5% LDTN -> MTDD 0,720 0,717 -0,003 0,642 0,787 MTDD -> YDNV -0,360 -0,362 -0,001 -0,499 - 0,241 LDTN -> MTDD -> YDNV -0,260 -0,259 0,001 -0,365 - 0,177

61

Kết quả Bảng 4.12 cho thấy sai lệch giữa giá trị Bootstrapping (N = 500) và trọng số gốc là rất nhỏ. Hệ số đường dẫn đều nằm trong khoảng tin cậy từ 2,5% đến 97,5%. Vì vậy, ước lượng hệ số đường dẫn là đáng tin cậy.

Kiểm định giả thuyết

Luận văn đề xuất 3 giả thuyết, kết quả tất cả 3 giả thuyết đều được chấp nhận, căn cứ vào kết quả P-value từ kết quả ước lượng mơ hình cấu trúc ở bảng 4.8, bảng 4.9 và 4.10.

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.13 như sau: Bảng 4. 13 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết đề xuất P-value Kết luận

Giả thuyết H1: Lãnh đạo có trách nhiệm có ảnh hưởng cùng chiều đến môi trường đạo đức trong tổ chức

0,000 Chấp nhận

Giả thuyết H2: Mơi trường đạo đức có ảnh hưởng nghịch chiều đến ý định nghỉ việc của nhân viên

0,000 Chấp nhận

Giả thuyết H3: Lãnh đạo có trách nhiệm ảnh hưởng ngược chiều một cách gián tiếp thông qua môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc của nhân viên

0,000 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

1) Tác đợng của lãnh đạo có trách nhiệm đến mơi trường đạo đức trong tổ chức Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H1 “lãnh đạo có trách nhiệm có ảnh hưởng

cùng chiều đến mơi trường đạo đức trong tổ chức” được chấp nhận (β = 0,720, p =

62

Giả thuyết này phù hợp với mợt số nghiên cứu nước ngồi đã được thực hiện trước đây như nghiên cứu của Yasin (2020) và Yasin (2021) đã kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo có trách nhiệm và mơi trường đạo đức và kết luận lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra hay cố gắng xây dựng một môi trường đạo đức trong tổ chức.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Gumusluoglu và cợng sự (2020) cho rằng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm cao để tạo ra và duy trì mơi trường đạo đức bằng cách truyền đạt các biện pháp tổ chức cho cấp dưới, cũng như cho họ thấy sự đối xử cơng bằng của mình đối với tất cả các cá nhân khác.

2) Tác động của môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc của nhân viên

Giả thuyết H2 “Mơi trường đạo đức có ảnh hưởng nghịch chiều đến ý định nghỉ

việc của nhân viên” được chấp nhận với β = -0,360, p = 0,000.

Giả thuyết này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Schwepker (2001), Rubel và cộng sự (2017); Raheel Yasin và cộng sự (2020). Các nghiên cứu này đều cho thấy rằng bằng cách tạo ra một môi trường đạo đức, các tổ chức có thể giảm các ý định nghỉ việc. Khi môi trường đạo đức của một tổ chức tốt, ý định nghỉ việc của nhân viên sẽ giảm dần đi và nhân viên càng có nhiều khả năng phát triển cảm giác cam kết với tổ chức.

3) Tác động của lãnh đạo có trách nhiệm đến ý định nghỉ việc thông qua môi trường đạo đức.

Giả thuyết H3 cho rằng lãnh đạo có trách nhiệm ảnh hưởng ngược chiều một cách

gián tiếp thông qua môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc. Kết quả ước lượng

cho thấy β = -0,260 và p = 0,000; giả thuyết này được chấp nhận.

Điều này khẳng định mơi trường đạo đức có vai trị trung gian và là nhân tố quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm của lãnh đạo ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên. Kết quả này cũng một phần khẳng định kết luận của Yasin (2020) cho rằng mơi trường đạo đức đóng mợt vai trị quan trọng trong việc đo lường hiệu

63

quả của lãnh đạo có trách nhiệm để giảm ý định thay đổi công việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng tại Pakistan. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kia và cộng sự (2019), nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường đạo đức làm trung gian cho mối liên hệ giữa lãnh đạo có trách nhiệm và hiệu suất làm việc của nhân viên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm đi ý định nghỉ việc của nhân viên khi vai trò lãnh đạo được nâng cao tạo nên một môi trường đạo đức trong doanh nghiệp.

Từ những phân tích trên, tác giả kết luận rằng mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 3 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận. Qua kết quả kiểm định, mơ hình lý thuyết được thể hiện như sau (Hình 4.1).

Hình 4. 1 Mơ hình mối quan hệ của lãnh đạo có trách nhiệm, mơi trường đạo đức và ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank tại tỉnh Quảng Ngãi

64

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát chính thức. Trong đó, thống kê mơ tả được thực hiện thơng qua phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Phân tích dữ liệu được thực hiện thơng qua phần mềm phân tích PLS là SmartPLS. Từ tất cả các kết quả phân tích mơ hình đo lường, có thể kết luận rằng các thang đo được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu đã đạt được độ tin cậy và tính giá trị rất tốt. Do đó, các thang đo này sẽ sử dụng để phân tích trong mơ hình cấu trúc. Sau khi phân tích mơ hình cấu trúc, nghiên cứu cho thấy lãnh đạo có trách nhiệm có tác đợng cùng chiều đến mơi trường đạo đức, mơi trường đạo đức có tác đợng ngược chiều đến ý định nghỉ việc và lãnh đạo có trách nhiệm ảnh hưởng ngược chiều một cách gián tiếp thông qua môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank tại tỉnh Quảng Ngãi.

65

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý

5.1 Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của Lãnh đạo có trách nhiệm đến môi trường đạo đức và ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank tại tỉnh Quảng Ngãi; đo lường mức đợ ảnh hưởng của lãnh đạo có trách nhiệm đến mơi trường đạo đức; đo lường mức độ ảnh hưởng của môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc và đo lường mức đợ ảnh hưởng của lãnh đạo có trách nhiệm đến ý định nghỉ việc thơng qua vai trị trung gian của môi trường đạo đức. Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu, luận văn đã xây dựng mơ hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu: lãnh đạo có trách nhiệm, mơi trường đạo đức và ý định nghỉ việc.

Để kiểm định mơ hình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Qua nghiên cứu định tính đã xây dựng 17 biến quan sát với 3 thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Kết quả cho thấy các thang đo đảm bảo độ tin cậy và đạt giá trị. Nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm đánh giá mơ hình đo lường và mơ hình cấu trúc đã chứng minh rằng mơ hình PLS được xác nhận mơ hình nghiên cứu có chất lượng và phù hợp tốt với dữ liệu thực nghiệm.

Giai đoạn phân tích định lượng, tác giả tiến hành kiểm định mơ hình đo lường để đánh giá sự phù hợp của các thang đo trong việc phản ảnh các nhân tố phải nghiên cứu trong mơ hình. Kết quả đánh giá thang đo với hệ số tin cậy CR đều lớn hơn 0,7, hệ số tổng phương sai trích đều lớn hơn 0,5 và Như vậy có thể kết luận các nhân tố trong mơ hình đạt được đợ tin cậy cao và thể hiện tốt giá trị hội tụ, cụ thể: (1) Lãnh đạo có trách nhiệm có hệ số CR đạt giá trị là 0,978 và giá trị hội tụ là 0,846, (2) Môi trường đạo đức có hệ số CR đạt giá trị là 0,986 và giá trị hội tụ đạt 0,920 ; Ý định nghỉ việc có hệ số CR đạt giá trị là 0,984 và giá trị hợi tụ đạt 0,953. Do đó các thang đo này đều được sử dụng để phân tích trong mơ hình cấu trúc.

66

Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc phù hợp với dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu đề ra gồm 3 giả thuyết và tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận và có ý nghĩa. Kết quả kiểm định các giả thuyết như sau:

- Lãnh đạo có trách nhiệm ảnh hưởng cùng chiều đến môi trường đạo đức.

- Môi trường đạo đức ảnh hưởng nghịch chiều đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

- Lãnh đạo có trách nhiệm ảnh hưởng ngược chiều mợt cách gián tiếp thông qua môi trường đạo đức đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

Đây cũng là kết quả có được từ nghiên cứu của Raheel Yasin (2020). Nghiên cứu của tác giả Yasin (2020) cho thấy môi trường đạo đức là một đối tượng nghiên cứu quan trọng đối với lĩnh vực tài chính vì nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ với tổ chức khách hàng. Các hành vi phi đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng làm tổn hại đến hình ảnh của ngân hàng, giảm hiệu quả làm việc nhóm và tăng ý định nghỉ việc của nhân viên. Một số nhận định của các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng các khái niệm về lãnh đạo có trách nhiệm và mơi trường đạo đức được coi là quan trọng trong ngân hàng giống như các lĩnh vực dịch vụ khác và người ta cho rằng sự lãnh đạo có trách nhiệm trong lĩnh vực ngân hàng có tác đợng mạnh mẽ đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

Từ các nhận định này và thơng qua kết quả kiểm định, có thể thấy được mối tương quan đáng kể giữa lãnh đạo có trách nhiệm, mơi trường đạo đức và ý định nghỉ việc của các nhân viên ngân hàng Vietcombank tại tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm gần đây, Vietcombank Quảng Ngãi và Vietcombank Dung Quất đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô hoạt động, vốn, tài sản, mạng lưới và cơng nghệ… đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh và của hệ thống Vietcombank. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng cho thấy được khả năng quản lý hiệu quả, luôn đề cao trách nhiệm trong cơng việc từ đó tạo được sự tin tưởng của cán bộ. Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được nhận định của đa số cán bộ về mức độ trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong chi nhánh, điều này được thể hiện

67

qua thái độ của lãnh đạo trong các mối quan hệ với nhân viên, với đối tác và khách hàng. Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên quan tâm và đưa ra được các giải pháp phát triển cho đội ngũ nhân viên Bên cạnh đó với những quy chuẩn về chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng trong hệ thống Vietcombank đã tạo được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nền tảng đạo đức được phát triển. Các cán bộ Vietcombank luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có liên quan của pháp luật và các quy định nội bợ trong Ngân hàng. Mỗi cá nhân đều có ý thức được vai trị, vị trí của mình trong guồng máy Vietcombank để có cách hành xử trong cơng việc mợt cách phù hợp nhất. Từ những giá trị đã được tạo ra thông qua các hoạt động, đa số cán bộ đều muốn được gắn bó lâu dài hơn với Vietcombank.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đã và đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi mỗi chi nhánh càng phải có những giải pháp để nâng cao sức lãnh đạo, củng cố môi trường đạo đức và luôn tạo động lực giữ chân cán bợ cơng nhân viên gắn bó hơn với ngân hàng. Từ đó tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo có trách nhiệm của các nhà quản lý, tạo mơi trường đạo đức ngày càng vững chắc và giảm ý định nghỉ việc của nhân viên.

5.2 Một số hàm ý quản trị

Từ kết quả của mơ hình nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ những điểm tích cực của lãnh đạo có trách nhiệm, mơi trường đạo đức và điều này làm giảm đi ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng Vietcombank tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên bên cạnh đó cịn có mợt vài lưu ý cần tới sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, vì đây là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đạo đức – điều mà bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng quan tâm để duy trì mợt ngun tắc đạo đức thống nhất và hiệu quả trong lĩnh vực tài chính. Chính vì vậy Ban lãnh đạo Vietcombank cần hết sức quan tâm tới vấn đề làm sao tạo được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ nguyên tắc đạo đức, gia tăng trách nhiệm của lãnh đạo và hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên.

68

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý để tăng cường hai yếu tố là lãnh đạo có trách nhiệm và mơi trường đạo đức, từ đó đồng thời làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng.

5.2.1 Tăng cường lãnh đạo có trách nhiệm để tạo nên mơi trường đạo đức cao nhất nhất

Nghiên cứu đã chỉ ra tác đợng mạnh mẽ của yếu tố Lãnh đạo có trách nhiệm đến Mơi trường đạo đức. Do đó các nhà quản trị cần nâng cao yếu tố lãnh đạo trách nhiệm để tạo lập một môi trường đạo đức trong ngân hàng. Một số hàm ý để nâng cao trách nhiệm của nhà quản lý, đó là:

Nhà lãnh đạo cần thể hiện sự gương mẫu của mình trong cơng việc, trong việc thực hiện nội quy, quy định của Ngân hàng và trong việc chấp hành pháp luật. Ưu tiên phát triển năng lực trách nhiệm của lãnh đạo sẽ góp phần đẩy mạnh cơng tác quản lý cán bộ của ngân hàng về việc thực hành các chính sách về đạo đức. Người lãnh đạo phải thực sự cơng tâm, có trách nhiệm xây dựng và duy trì yếu tố minh bạch và bình đẳng trong mơi trường làm việc.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cần trau dồi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm để kịp thời đưa ra các biện pháp tổ chức cho cấp dưới, kiểm tra giám sát các hoạt đợng từ đó duy trì được mơi trường đạo đức bền vững. Hơn nữa nhà lãnh đạo phải cư xử mợt cách có trách nhiệm, từ đó tạo ra mơi trường đạo đức trong đơn vị của mình để xây dựng hình ảnh tốt hơn trong kinh doanh.

5.2.2 Củng cố môi trường đạo đức để tăng ý định gắn kết và làm giảm ý định nghỉ việc của nhân việc nghỉ việc của nhân việc

Nghiên cứu cũng cho thấy mơi trường đạo đức có tác đợng mạnh mẽ đến ý định nghỉ việc của nhân viên. Cụ thể nếu môi trường đạo đức trong ngân hàng có yếu tố tư lợi sẽ có tác đợng tiêu cực đến mức đợ gắn bó của nhân viên và làm gia tăng ý định nghỉ việc. Trong khi đó nếu mơi trường đạo đức theo quy định, quy chuẩn của tổ chức sẽ làm tăng sự trung thành và giảm ý định nghỉ việc.

Các nhà quản lý nên quan tâm xây dựng môi trường đạo đức từ các hành vi cụ thể tại các chi nhánh Vietcombank, như xây dựng quy định rõ ràng và đưa ra các chế

69

tài trong việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên, điều này giúp nhân viên nhìn thấy được rằng chính bản thân mình đang được làm việc mơi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó tăng mức đợ gắn bó và khơng có ý định nghỉ việc. Tạo sự an tâm cho nhân viên khi họ được xem là một phần trong tổ chức có sự hỗ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãnh đạo trách nhiệm đến môi trường đạo đức và ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng vietcombank tại tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)