8. Dàn ý nghiên cứu
1.1 Giải thích từ ngữ
1.1.1 Nước đá
- Nước đá: là nước ở dạng tinh thể, thu được khi làm lạnh nước xuống dưới 0oC (273o K và 23oF) tại áp suất thường [7].
- Nước đá dùng liền: là nước đá được sản xuất từ nước đạt yêu cầu dùng cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bợ trưởng Bợ Y tế; được đóng gói, cung cấp để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác [7]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng từ “ Nước đá” là thực phẩm dùng cho người, không bao gồm nước đá dùng trong bảo quản hay các mục đích khác khơng phải là thực phẩm.
1.1.2 Cơ sở sản xuất nước đá
Là tất cả các cơ sở, doanh nghiệp, công ty sản xuất nước đá dùng cho ăn uống trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.1.3 Thực phẩm
Là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm[9].
1.1.4 An toàn thực phẩm
Là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [9].
1.1.5 Bệnh truyền qua thực phẩm
11
1.1.6 Ngộ độc thực phẩm
Là tình trạng bệnh lý do hấp thu thực phẩm bị ơ nhiễm hoặc có chứa chất đợc [9]. Ngợ đợc thực phẩm cấp tính là hợi chứng bệnh lý cấp tính do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, xảy ra đột ngột, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột (buồn nôn, nôn, ỉa chảy…) và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc với những biểu hiện đặc trưng của từng loại NĐTP.
Ngộ đợc thực phẩm mãn tính là hợi chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh mạn tính do sự tích lũy dần các chất đợc do ăn uống.
1.1.7 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức khoẻ, tính mạng con người[9].
1.1.8 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Là mức đợ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng [10].
1.1.9 Quy chuẩn kỹ thuật
Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ đợng vật, thực vật, mơi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng [11].
1.1.10 Kiểm nghiệm thực phẩm
Là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất
12
hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm [9].
1.1.11 Sản xuất thực phẩm
Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm[9].
1.1.12 Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh [9].
1.1.13 Ô nhiễm thực phẩm
Là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [9].
1.1.14 Mẫu kiểm nghiệm
Là mẫu chung dùng để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu tại phòng kiểm nghiệm [8].