Kiểm soát sai lệch

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trong lựa chọn sản phẩm nước đá từ cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng (luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 48)

8. Dàn ý nghiên cứu

2.2 Kiểm soát sai lệch

Giảm thiểu sai số ngẫu nhiên/ cơ hội bằng cách lấy mẫu tồn bợ (mẫu lớn nhất có thể đạt được).

2.2.1 Kiểm sốt sai lệch thơng tin

- Bảng quan sát được thử nghiệm và chỉnh sửa kỹ qua nghiên cứu thử tại 20 cơ sở (sản xuất, kinh doanh) trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

- Các điều tra viên là những người tḥc Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm Tỉnh Bình Dương có trình đợ chun mơn nghiệp vụ, đã qua đào tạo nghiệp vụ thanh tra, lấy mẫu và được tập huấn bởi các chuyên gia để có cùng cách quan sát, điều tra, điền phiếu.

- Các điều tra viên đã được tập huấn 1 buổi về các khái niệm sử dụng trong bộ câu hỏi, những lưu ý của nghiên cứu để có thể giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung phiếu hỏi. Các điều tra viên cũng được thống nhất về cách thức tiến hành thu thập thông tin và các yêu cầu của nghiên cứu trong khi thực hiện thu thập thông tin. - Giám sát chặt chẽ quá trình điều tra, kiểm tra lại khoảng 10% tổng số phiếu phỏng vấn và quan sát một cách ngẫu nhiên.

- Kiểm nghiệm mẫu: Các chỉ số vi sinh, hóa lý đánh giá theo QCVN 10:2011/BYT, được gửi xét nghiệm tại phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 và VILAS.

31

2.2.2 Kiểm soát sai lệch lựa chọn

Để khắc phục sai lệch chọn lựa, tiêu chí chọn mẫu cần có những tiêu chuẩn đưa vào, tiêu chuẩn loại ra khỏi mẫu cụ thể rõ ràng, chính xác. Các cơ sở thỏa đủ tiêu chí mới chọn. Đồng thời kết hợp với lấy mẫu tồn bợ (cơ sở sản x́t và tất cả người trực tiếp sản xuất) và lấy mẫu nước đá thành phẩm ngẫu nhiên hệ thống.

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trong lựa chọn sản phẩm nước đá từ cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng (luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 48)