Kết quả nghiên cứu người tiêu dùng nướcđá

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trong lựa chọn sản phẩm nước đá từ cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng (luận văn thạc sĩ) (Trang 86 - 88)

8. Dàn ý nghiên cứu

3.2 Bàn luận

3.2.6 Kết quả nghiên cứu người tiêu dùng nướcđá

3.2.6.1 Đặc điểm người tiêu dùng nước đá

Nhìn chung, tỉ lệ người tiêu dùng là nam tham gia nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao hơn nữ 58,2% điều này có thể là do Nam giới thường xuyên có thói quen sử dụng nước đá trong uống nước, giải khát (trà đá, bia…), đợ tuổi trung bình ở tuổi trung niên khoảng 42 tuổi, trình đợ trên trung học phổ thơng chiếm tỉ lệ thấp. Vì khảo sát này được thực hiện ngẫu nhiên với những người có mặt tại cơ sở kinh doanh nước đá, nên về độ tuổi và trình đợ phản ánh đúng với thực tế (Bảng 3.16).

3.2.6.2 Kiến thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng nước đá Kiến thức về sức khỏe

Về yêu cầu sức khỏe của người sản xuất kinh doanh nước đá, có 16,6% người tiêu dùng trả lời đúng về khơng có quy định về định kỳ khám sức khỏe cho người sản xuất nước đá, có 35,8% người tiêu dùng biết được 4 bệnh khi mắc phải thì người sản xuất kinh doanh nước đá phải tạm thời nghỉ việc, tỉ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng về khám sức khỏe cho người sản xuất kinh doanh nước đá là thấp 9,3%, vì chủ yếu người sản xuất kinh doanh nước đá mới được tiếp cận các quy định pháp luật về an toan thực phẩm, trong đó có các quy định về thời gian và kiến thức đúng về khám sức khỏe, do đó tỉ lệ thấp người tiêu dùng biết được các quy định này là phù hợp.

Kiến thức về trang phục trong sản xuất kinh doanh

Tỉ lệ thấp người tiêu dùng 27,7% trả lời đúng về người sản xuất nước đá cần mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động là do họ khơng hình dung được mơi trường làm việc, quy trình sản xuất, yêu cầu điều kiện an toàn thực phẩm cho người sản xuất kinh doanh nước đá như thế nào nên trả lời chưa đúng về các loại trang phục bảo hộ cần thiết cho người sản xuất nước đá.

Kiến thức về vệ sinh bàn tay

Tỷ lệ người tiêu dùng biết rõ về yêu cầu cần cắt ngắn móng tay của người sản xuất kinh doanh nước đá chiếm phần đông (89,8%), nhưng để biết rõ về các quy trình rửa tay, hay thực hành vệ sinh bàn tay trong sản xuất kinh doanh nước đá (không

70

đeo trang sức, các thời điểm cần rửa tay) chiếm tỷ lệ thấp 15,5%, do việc vệ sinh cắt ngắn móng tay thì mọi người ai cũng định kỳ thực hiện, nên người tham gia khảo sát nhận thấy cần thiết cho người sản xuất kinh doanh nước đá, cịn về nợi dung quy trình rửa tay, thời điểm rửa tay thì người tiêu dùng không trả lời đầy đủ về thời điểm và quy trình rửa tay được do khơng được tiếp cận các kiến thức này.

Kiến thức về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

Khi được hỏi người sản xuất kinh doanh nước đá có cần được tập h́n kiến thức an tồn thực phẩm khơng, thì có phần đơng (97,5%) người tiêu dùng trả lời là cần thiết. Có 77% người tiêu dùng trả lời đúng về quy định cần thiết đối với người sản xuất kinh doanh nước đá cần được học kiến thức an tồn thực phẩm mà khơng cần được cơ quan quản lý tập huấn và cấp giấy định kỳ, điều này là do hiện tại, việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đang được các ngành, các cấp triển khai thực hiện, nên người tham gia nghiên cứu phần đông trả lời đúng về nội dung này.

Kiến thức về kiểm soát chất lượng nguồn nước

Người tiêu dùng trả lời đúng về cần kiểm soát chất lượng nguồn nước đầu vào, và chất lượng nước đá thành phẩm chiếm tỷ lệ thấp 7,1%, điều này cho thấy người tiêu dùng ít được tiếp cận về các quy định của pháp luật về quản lý an tồn thực phẩm trong suốt q trình tạo ra sản phẩm và ít quan tâm đến chất lượng thực phẩm nói chung đặc biệt các loại sản phẩm bình dân như nước đá.

Kiến thức về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an tồn thực phẩm và cơng bố chất lượng thực phẩm

Phần lớn người tiêu dùng biết cơ sở sản xuất nước đá cần được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ cơ quan quản lý chuyên ngành trên 97% và công bố chất lượng nước đá thành phẩm trên 80%, hơn phân nửa (53,1%) người tham gia khảo sát có trỉnh đợ từ Phổ thơng trung học trở lên và cũng đã hoặc đang là người lao động nên họ ý thức được về việc các cơ sở sản xuất nước đá thực phẩm được quản lý về điều kiện và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, kiến thức chung của người tiêu dùng được khảo sát có tỉ lệ đúng thấp 6,9% là do họ không được tiếp cận

71

đầy đủ về các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung và riêng trong lĩnh vực nước đá.

Một phần của tài liệu An toàn thực phẩm trong lựa chọn sản phẩm nước đá từ cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng (luận văn thạc sĩ) (Trang 86 - 88)