Những cơng trình nghiên cứu về giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong điều

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 26)

Để thực hiện được nhiệm vụ phát triển NNL, cần xây dựng chiến lược phát triển NNL thơng qua hệ thống chính sách, kế hoạch, chương trình hoạt động dựa trên những nguồn lực hiện có để hướng đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng NNL, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn như: 1 Xác định rõ cơ chế thực hiện chiến lược phát triển NNL là do một cơ quan của chính phủ làm đầu mối trực tiếp quản lý và tiếp nhận ý kiến góp ý phản hồi của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. (2) Tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đảm bảo các chính sách phát triển giáo dục phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn tương ứng. (3) Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, ni dưỡng và thu hút NNL chất lượng cao. Cần xây dựng các chính sách chuyên biệt với chế độ làm việc nhiều ưu đãi cho NNL chất lượng cao được đào tạo trong nước và nước ngoài. Những vấn đề này được tập hợp trong những nghiên cứu như: Lê Lan Hương, Trần Thị Thu Dung, Trần Nguyên An, Đinh Văn Hiệp (2021) [51], Tiến Dũng 2021 [23], Mộc Miên [63]. Mặc dù dưới nhiều góc độ nhưng các nhà khoa học đều có cùng quan điểm: Để nâng cao chất lượng NNL có kỹ năng nghề trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp như hoàn thiện

cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển NNL có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số, đào tạo thường xuyên LLLĐ để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mơ, chất lượng… thích ứng với u cầu của TTLĐ; tăng cường ứng dụng CNTT trong việc kết nối cung - cầu; đẩy mạnh sự chuyển biến về nhận thức, khuyến khích đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà trường - doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp… Phát triển NNL cho CMCN lần thứ tư phải gắn liền với các ngành KHCN. Những kiến thức khoa học cốt lõi là những kiến thức cung cấp nền tảng để hiểu biết và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn và vấn đề trong thực tiễn. Phát triển giáo dục STEM trong bối cảnh của CMCN lần thứ tư khơng chỉ là xu thế thời đại mà cịn là chiến lược của nhiều quốc gia, có tính thời sự đối với các quốc gia và vũng lãnh thổ khác như Đông Nam Á và Việt Nam.

Chú trọng đến chính sách phát triển NNL thông qua việc tạo động lực ở mọi phương diện, dựa trên quan điểm và đánh giá của nhiều chuyên gia về phát triển NNL như: Vương Trần (2021) [113], nghiên cứu của iFactory về thách thức của CMCN lần thứ tư, Sách trắng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phối hợp với Saudi Aramco, Unilever và Willis Towers Watson [79]. Để tiếp tục phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao, đòi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phát triển NNL ở nước ta trước tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện như GD-ĐT, KHCN, mơi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư... Đặc biệt, Kết hợp chặt chẽ quá trình đào tạo và bồi dưỡng NNL, vì vậy, các cơ sở đào tạo phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng “sản phẩm đầu ra” thay cho cách quản lý “sản phẩm đầu vào” như hiện nay. Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội để thúc đẩy phát triển KT–XH. Trong đó có những chính sách

phát triển NNL như: thực hiện cải cách mạnh hệ thống GDĐT cho NNL theo hướng: H trợ mạnh mẽ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) bằng các thể chế và chính sách hiệu quả; Khuyến khích tinh thần học tập suốt đời, học tập liên tục; Có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức GDĐT gắn kết với nhau để thu hẹp khoảng cách kỹ năng của sinh viên mới ra trường, qua đó giúp họ rút ngắn thời gian tìm việc phù hợp với chuyên môn và các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và giảm chi phí tuyển dụng [26]. Cùng quan điểm trên là nghiên cứu của Trần Quốc Toản 2022 đã đưa ra một số giải pháp cơ bản mang tầm vĩ mô về phát triển NNL như: 1 Xây dựng các chính sách và giải pháp cơ bản, mang tính đột phá cho phát triển NNL, nhất là nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh - bền vững trong giai đoạn mới, (2) Quán triệt sâu sắc, đầy đủ hơn tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục (3). Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cao đột phá chiến lược về phát triển con người, nhất là NNL chất lượng cao (4). Triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể về “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” theo định hướng “chuẩn hoá,

hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”, 5 . Xây dựng - hồn thiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả thể chế phát triển giáo dục - đào tạo [102]. Cùng quan điểm về đổi mới GDĐT, Cao Văn Sâm 2022 thể hiện rõ quan điểm: Đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực cho CMCN lần thứ tư là vấn đề trọng tâm. Để làm được điều này, theo tác giả cần phải thực hiện một loạt các giải pháp cơ bản như: 1 Phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo tự chủ xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, dạy và học; Mời doanh nghiệp tham gia tất cả các công đoạn trong quá trình tổ chức đào tạo; 2 Đổi mới trong phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý theo các cấp độ quốc gia, tiếp cận với các nước tiên tiến. (3) Về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo: Xây dựng các bộ tiêu chuẩn về thiết kế. (4) Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở hợp lý, đủ mạnh, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng. (5) Về đổi mới cơ chế, chính sách, tiến tới giao quyền tự chủ tồn diện cho các cơ sở về nhân sự, tài chính, tổ chức đào tạo. (6) Về đổi mới quản lý và vận hành hệ thống

theo chuẩn quốc gia và áp dụng chuẩn của các nước khu vực ASEAN và một số nước phát triển…[80].

Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1446/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại n ng cao kỹ năng nguồn nh

n lực đáp ứng yêu cầu của cuộc ách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Mục tiêu

của Chương trình nhằm xây dựng mơ hình đào tạo, đào tạo lại NNL ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao NSLĐ và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu trên, trước hết cần đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, đánh giá thực trạng kỹ năng của NLĐ tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày và các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư. Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, đào tạo lại theo hình thức chính quy hoặc thường xun.

1.4. Đánh giá khái quát về kết quả các cơng trình nghiên cứu đã có và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

1 4 1 Đánh giá khái quát về kết quả các cơng trình nghiên cứu

Thứ nhất, Các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã khẳng định vai trò trọng

yếu của phát triển NNL. Một số cơng trình phân tích thực trạng và đánh giá những đóng góp của NNL đối với quá trình phát triển KT-XH của đất nước, thấy được quan hệ tích cực giữa phát triển NNL với tăng trưởng kinh tế. Đây là nguồn tài liệu có giá trị cho hướng nghiên cứu của luận án, khẳng định hướng đi đúng trong nâng cao chất lượng NNL để tạo ra sự phát triển nhảy vọt, bắt kịp với sự phát triển trên thế giới.

Thứ hai, Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mặc dù với nhiều cách tiếp

cận ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên hầu hết các quan điểm đều đồng thuận phát triển NNL là phát triển NLĐ toàn diện về các mặt: thể lực, năng lực chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, phẩm chất, thái độ, đạo đức nghề nghiệp… Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về NNL, phát triển NNL, là cơ sở lý thuyết quan trọng để tác giả kế thừa.

Thứ ba, Trong những nghiên cứu về phát triển NNL, phần lớn các tác giả đã

tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết định của NNL và phát triển NNL dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, một số ít cơng trình đã đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển NNL; Phân tích những nhân tố, điều kiện có ảnh hưởng đến sự phát triển của NNL, như chính sách sử dụng, chính sách thu hút, đãi ngộ, chính sách đào tạo - bồi dưỡng, mơi trường làm việc... Từ đó, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất nhằm phát triển và phát huy vai trò của NNL trong sự phát triển bền vững của quốc gia.

Thứ tư, Nghiên cứu về phát triển NNL tại Việt Nam, các nhà khoa học đã

phân tích thực trạng NNL ở Việt Nam thông qua số lượng, chất lượng, cơ cấu. Tất cả đều khẳng định NNL của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Điều đó đã phác hoạ được bức tranh về NNL Việt Nam với nét chủ yếu là chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế cũng như hệ thống GDĐT cần được khắc phục một cách có hiệu quả hơn.

Thứ năm, Các nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để phát triển NN như:

quy hoạch theo yêu cầu sử dụng NNL phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế hoạt động đào tạo NNL, trong đó giải pháp nổi bật để phát triển NNL thì GDDT là giải pháp then chốt, do đó cần: Nâng cao chất lượng giáo dục, định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, đa dạng hố các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo; đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư cho GDĐT…

Thứ sáu, Nhiều cơng trình nghiên cứu về CMCN lần thứ tư ở VN và đặc biệt

trên thế giới đã chỉ rõ được sự tác động cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng này trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo của thế giới lồi người từ vi mơ đến vĩ mơ. Các cơng trình nghiên cứu trước đó đều thấy được vai trò to lớn của CMCN lần thứ tư trong lĩnh vực sản xuất. CMCN lần thứ tư đã khiến LLLĐ phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. Những lĩnh vực chủ đạo của cuộc cách mạng này đã làm NSLĐ tăng nhanh, KHCN đã trở thành LLLĐ trực tiếp; nền kinh tế tri thức đã trở thành những đặc điểm chính của giai đoạn hiện nay.

Tất cả những cơng trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức nền tảng cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề Phát triển nguồn nh

n lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc ách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu cả trong và ngồi nước đã thể hiện mối

quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với lực lượng quan trọng nhất của tồn xã hội, đó là NNL, lực lượng quyết định nhất đến sự hình thành nền kinh tế tri thức tồn cầu. Do đó phát triển NNL ln là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách nói chung và các nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng, điều đó thúc đẩy các nghiên cứu trong phát triển NNL. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều tập trung ở một số khía cạnh về CMCN lần thứ tư hoặc về NNL hay phát triển NNL mà khơng có cơng trình nghiên cứu đầy đủ về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa NNL và CMCN lần thứ tư.

Thứ hai, tại Việt Nam, nếu xét trong một ngành hay một lĩnh vực cũng chưa có

cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về các vấn đề nêu trên, xét cụ thể trong ngành GDĐT cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện và cơng bố. Có một số cơng trình đề cập đến việc phát triển NNL trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH đất nước hay trong nền kinh tế tri thức hoặc hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng với CMCN lần thứ tư thì vẫn cịn ít có nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu chun sâu.

Thứ ba, Các cơng trình quốc tế đưa ra một số tiêu chí làm thước đo chất lượng

NNL sự nhận thức, kỹ năng làm việc, ứng dụng công nghệ, thái độ, sự tin tưởng, sự nhạy cảm, đặc tính cá nhân... . Tuy nhiên, điều kiện và môi trường áp dụng giữa các quốc gia, châu lục không giống nhau, do đó, các tiêu chí chủ yếu để tham khảo. Xét trên tổng thể, các cơng trình trong nước có đề cập đến trình độ, phẩm chất, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thái độ... nhưng đều chưa xác định cụ thể từng thành tố cấu thành chất lượng NNL một quốc gia nói chung và trong CMCN lần thứ tư nói riêng.

Thứ tư, Các nghiên cứu chưa thực sự đưa ra được mơ hình phù hợp nhằm đánh

thứ tư. Chưa vận dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng các định hướng và giải pháp cho việc phát triển NNL trong điều kiện của CMCN lần thứ tư.

Thứ năm, Các nghiên cứu về CMCN lần thứ tư hiện nay đã được cơng bố có

đề cập tới những tích cực và tiêu cực mà cuộc cách mạng này đem đến, tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đánh giá sự tác động đó một cách chung chung, chưa cụ thể. Luận án sẽ cố gắng đưa ra sự ảnh hưởng và tác động của cuộc cách mạng trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học, văn hố, truyền thống, đạo đức…

Thứ sáu, Hệ thống giải pháp của các nghiên cứu trên cũng dừng lại ở tầm vĩ

mô, phần lớn được đề xuất cho phát triển NNL nói chung mà chưa có những giải pháp cụ thể cho phát triển NNL trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư.

1.4.3. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến luận án, NCS rút ra một số điểm chính mà luận án cần tập trung giải quyết như sau:

- Kế thừa nghiên cứu về NNL, phát triển NNL của các học giả đi trước, luận án tổng hợp các nghiên cứu về phát triển NNL, đi sâu phân tích một cách hệ thống

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 26)

w