Số lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 78 - 84)

3.1. Thực tiễn nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều

3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực

Số lượng NNL là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước. Tại điểm 1 điều 3 Luật Lao động 2012 thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi cho đến thời điểm nghỉ hưu. Số lượng NNL được đánh giá cụ thể bằng hai tiêu chí: (1) Quy mơ NNL, (2) Sự phân bố NNL.

3.1.1.1. Quy mô nguồn nhân lực

Quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của NNL. Dân số Việt Nam tính đến năm 2020 là 97,7 triệu người. Tính chung năm 2020, NNL từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 54,6 triệu người, NNL trong độ tuổi lao động ước tính là 48,3 triệu người, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước [90]. Việt Nam có quy mơ dân số tương đối trẻ, bước vào thời kỳ “ ơ cấu d n số vàng” với NNL dồi dào nhất từ trước đến nay, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, theo dự báo, Việt Nam có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động m i năm và sau năm 2020 sẽ giảm dần.

Theo Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, tính chung năm 2020, quy mơ lực LLLĐ từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu là từ LLLĐ ở khu vực nông thôn. So với năm 2019, LLLĐ khu vực nông thôn giảm hơn

1,1 triệu người Con số và sự kiện, 2020). Tỷ lệ tham gia LLLĐ năm 2020 ước tính khoảng 74%, giảm 2,8 điểm % so với năm 2019.

Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, NNL Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Quy mô NNL Việt Nam lớn và đang từng bước cải thiện, tỷ lệ tăng dân số cao trong nhiều thập kỷ đã tác động đến gia tăng nhanh dân số trong độ tuổi lao động. Tiềm năng về NNL là một lợi thế của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhưng cần biến tiềm năng trở thành hiện lực và phát triển nguồn lực này trở thành tính năng động, tính hiệu quả xã hội. Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn nhân lực, là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, có vai trị gánh vác trách nhiệm xung kích trong cơng cuộc xây dựng phát triển KT-XH của đất nước. Sự tham gia của lực lượng này vào hoạt động quản lý, điều hành công ty, kinh tế trang trại,… đang ngày càng gia tăng đóng góp cho sự phát triển của kinh tế đất nước.

3.1.1.2. Sự phân bổ nguồn nhân lực

Trong CMCN lần thứ tư, các xu hướng phân cơng lao động có sự biến động, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, cụ thể: Lao động nông nghiệp giảm về số lượng, lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Sự hình thành và phân phối các NNL vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các NNL. Kết quả của quá trình phân bố là hình thành nên một cơ cấu NNL mới hợp lý hơn.

(i) Phân bố nguồn nhân lực theo ngành, lĩnh vực

+ Nông – lâm – ngư nghiệp (Khu vực I)

+ Ngành công nghiệp – xây dựng (Khu vực II) + Dịch vụ - (Khu vực III).

Thực trạng: Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, trong tổng số doanh nghiệp

đang hoạt động, khu vực dịch vụ chiếm 68,7% số doanh nghiệp toàn quốc, tăng 7,3% so với cùng thời điểm năm 2017. Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có 184.531 doanh nghiệp, chiếm 30,2%. Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản có 6.844 doanh nghiệp, chiếm 1,1%. Điều này phản ánh q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đang diễn ra rất nhanh, có sức hút mạnh. Số lao động rút ra khỏi khu vực I nhanh hơn

nhiều so với những năm trước (từ 41,9 năm 2016 xuống 31,6 năm 2020 . Năm 2016, ngành nơng nghiệp chỉ đóng góp 1,36% vào mức tăng trưởng chung thì năm 2020 đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%. Nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng cao hơn tốc độ tăng chung, trong đó ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,9% năm 2016 và tăng thêm 3,98% năm 2020. Tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ cũng tăng cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế, và ngành này tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất 40,92% trong ba nhóm ngành [91]. Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid nhưng nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại tăng 2,6%. Tỷ trọng khu vực II tăng lên trong cơ cấu của GDP (từ 24,7% năm 2016 đến 31,67% năm 2020 . Tỷ trọng của khu vực trong GDP tăng nhanh gấp đôi so với tăng trong cơ cấu lao động. Khu vực II tăng nhanh nhưng giải quyết cơng ăn việc làm thì khơng nhiều. Trong khoảng thời gian từ 2016 – 2020 khu vực II tăng trong GDP nhưng tăng trong cơ cấu lao động lại rất ít. Từ năm 2016, cơng nghiệp hướng vào các ngành thu hút nhiều NNL chất lượng cao so với các năm trước. Khu vực III thay đổi cả trong cơ cấu GDP và trong cơ cấu lao động (Từ 33,4% năm 2016 lên 36,73% năm 2020 . Khu vực III tăng nhiều trong cơ cấu lao động. Đây là khu vực giải quyết nhiều công ăn việc làm hơn so với khu vực II. Như vậy, theo điều tra lao động việc làm của Tổng cục niêm giám thống kê, từ năm 2016 đến năm 2020, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua diễn ra theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại. Để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn này, có thể dùng chỉ tiêu NSLĐ của 3 nhóm ngành trên. NSLĐ đã được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8%/năm, riêng năm 2021 tăng 4,7%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 4,3% và vượt mục tiêu đề ra 5% 8. Thực trạng này phản ánh đúng tính quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất sẽ phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh, tiếp đến là ngành dịch vụ thương mại để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Việt Nam cịn chậm, tỷ lệ đóng

góp GDP trên LLLĐ của các khu vực là chưa cân xứng, đặt ra yêu cầu phải phân bố NNL theo ngành sao cho hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên nhân: (1) NNL thường tập trung đông trong lĩnh vực nông nghiệp ở

giai đoạn đầu do đây là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người; (2) Khi KT-XH phát triển, NSLĐ trong nông nghiệp ngày càng cao cho phép đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với số lượng người ngày càng ít, hơn nữa nhu cầu các sản phẩm công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nên NNL có xu hướng chuyển từ nơng nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ để phát triển các ngành này.

(ii) Phân bố theo thành phần kinh tế.

+ Kinh tế nhà nước

+ Kinh tế ngoài nhà nước (Tập thể, tư nhân, cá thể) + Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.

Thực trạng: Trong các thành phần kinh tế ở nước ta, kinh tế nhà nước đóng

vai trị chủ đạo, định hướng cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và thu hút LLLĐ nhất. Cùng với các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi, thành phần kinh tế này đóng góp ngày càng nhiều trong tổng sản phẩm xã hội và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Theo số liệu điều tra và cập nhật của Tổng cục Thống kê, năm 2019, cả nước có 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh. Theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.260 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh chiếm 0,4%. Khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước có hơn 610.000, chiếm 96,9% số doanh nghiệp cả nước, tăng 9,2%. Khu vực doanh nghiệp FDI có 16.878 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2,7% số doanh nghiệp cả nước, tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm 2017 [3]. Năm 2016 tỷ trọng lao động trong khu vực nhà nước giảm, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế 90,2% . Số lượng công việc trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể, số NNL làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã tăng lên khoảng 6,1 triệu lao động vào

năm 2019, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác [110].

Nguyên nhân: 1 Năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước

thấp kém, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước quá lớn, nợ q hạn, nợ khó địi ngày càng tăng chiếm tới 74,8% trong số nợ quá hạn của ngân hàng thương mại quốc doanh). (2) Hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước và các dịch vụ cơng khác, kể cả các dịch vụ cơng ích, cũng thấp, chưa bảo đảm cung cấp nguồn vốn đầy đủ và thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Các dịch vụ công, nhất là những dịch vụ phục vụ khu vực doanh nghiệp cịn yếu kém, chi phí cao, chất lượng thấp; (3) Khu vực kinh tế tập thể đã xuất hiện nhiều mơ hình doanh nghiệp kiểu mới có cơ chế hoạt động và quản lý năng động hơn, loại hình đa dạng hơn kể cả hình thức và lĩnh vực hoạt động).

(iii) Phân bố nguồn nhân lực theo vùng, miền

Thực trạng: Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tỷ trọng các

NNL được phân bố vào khu vực thành thị tăng lên, tỷ trọng NNL khu vực nông thôn giảm xuống. Năm 2016, LLLĐ thành thị của nước ta là 16.9 triệu người, đến năm 2020 đã tăng lên 18,21 triệu người, là 61871.5 nghìn người như vậy là tăng lên 1.3 triệu người. NNL thành thị tăng lên do sự phát triển và hoạt động ngày càng mạnh của TTLĐ dẫn đến tăng nhanh lao động từ nông thôn di chuyển đế làm việc tại các thành phố do đó mở rộng NNL thành thị. Tỷ số việc làm trên dân số 15 tuổi trở lên thấp nhất là 69,4% ở vùng Đông Nam Bộ và cao nhất là 84,0% ở Trung du và miền núi phía Bắc. So sánh giữa các quý trong năm 2017, tỷ số này đạt cao nhất trong quý 4 và thấp nhất ở quý 3 với khoảng 0,7% khác biệt. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 13,3% và cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng 30,5% . Tỷ lệ này ở hai trung tâm KT-XH lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao gấp đơi so với tồn quốc tương ứng là 46,7% và 36,9% . Tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên tương ứng là 26,0% và 20,4% .

Nguyên nhân: 1 Đơ thị hóa nơng thơn làm tăng tỷ trọng dân số thành thị và

NNL thành thị; (2) Thành phố lớn luôn là điểm vươn tới của người dân nhằm tìm kiếm việc làm và thu nhập; (3) Các khu cơng nghiệp, khu chế xuất hình thành nhiều hộ dân nông nghiệp bị mất đất buộc phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp đang là một thực tế của Viêt Nam hiện nay.

Bảng 3.1. Quy mô, sự phân bố và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2016-2020

2016 2017 2018 2019 2020

Dân số từ 15 tuổi trở lên (Triệu người)

Tổng 71,03 71,71 72,50 73,4 74,12 số lượng (triệu người) tỷ trọng (%) số lượng (triệu người) tỷ trọng (%) số lượng (triệu người) tỷ trọng (%) số lượng (triệu người) tỷ trọng (%) số lượng (triệu người) tỷ trọng (%) Nam 36,65 51,6 38,79 54,1 35,5 48,9 35,8 48,8 --- --- Nữ 34,68 48,4 32,92 48,1 36,9 51,1 37,6 51,2 --- --- Thành thị 22,65 31,9 23,09 32,2 26,9 37,1 27,4 37,3 --- --- Nông thôn 48,38 68,1 48,62 67,8 46,21 62,9 46,0 62,3 --- ---

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (triệu người)

Tổng 54,4 54,8 55,4 55,7 54,6 Nam 28,1 54,1 29,6 54,1 29,2 52,3 29,1 52,2 32,7 54,6 Nữ 26,3 45,9 25,2 45,9 26,5 47,7 26,6 47,8 21,9 45,4 Thành thị 17,8 33,4 18,3 33,4 17,9 32,0 18,6 33,4 16,5 34,1 Nông thôn 36,6 66,6 36,5 66,6 37,8 68,0 37,1 66,6 38,1 65,9 Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 76,9 76,7 76,9 76,4 74,0

Nguồn: Niên giám thống kê từ 0 6 đến /2020 của Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả

Qua số liệu và phân tích cho thấy phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tiến bộ như chuyển dịch cơ cấu

kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển lên một cách rõ rệt, NNL tập trung đông ở thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên việc phân bố NNL ở Việt Nam vẫn chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề bất cập như sự mất cân đối NNL giữa

các vùng, xu hướng chuyển dịch NNL sang khu vực II và khu vực III còn chậm so với sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế… NNL hội tụ đông nhất ở khu vực Đồng

bằng sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung trên 21% và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, hội tụ nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Những khu vực chiếm phần trăm thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đô thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây. Vì thế, đặt ra yêu cầu đối với Nhà Nước đưa ra các chính

sách phù hợp với điều kiện nước ta để tránh lãng phí nguồn lực, tận dụng tối đa nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế bền vững phù hợp với điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư.

Như vậy, với tổng dân số trên 98 triệu người, trong đó NNL chiếm gần 2/3 là con số đáng mừng cho LLLĐ của nước ta. Điều này thể hiện sự dồi dào về NNL Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới, đảm bảo NNL Việt Nam ln trong tình trạng ổn định và có thể đáp ứng được với nhu cầu về số lượng NNL cho CMCN lần thứ tư.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 78 - 84)

w