2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng
2.1.2. Nhận diện về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
2.1.2.1. Khái niệm
CMCN thường được dùng để chỉ các giai đoạn phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp trên thế giới ở m i thời điểm lịch sử khác nhau. Xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng trước đó. Ở m i cuộc cách mạng lại có những đặc trưng riêng, mang lại những tích cực cũng như tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại hội chợ công nghiệp Hannover tổ chức thường niên bởi Deutsch Messe AG
- Đức. Năm 2012, Chính phủ Đức thơng qua bản Kế hoạch hành động chiến lược cơng nghệ cao, trong đó đề cập đến khái niệm “Công nghiệp 4.0” Industrie 4.0 . Cuối năm 2015, Giáo sư Klaus Schwab2 xuất bản ấn phẩm mang tựa đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” The Fourth Industrial Revolution , trong đó diễn tả một cách hệ thống nội dung cơ bản của cuộc cách mạng này, đồng thời đưa ra những biện pháp, hành động cần có để ứng phó. Ơng lý giải một cách đơn giản ý nghĩa của cuộc cách mạng này như sau: “…Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử
dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất…. uộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt… uộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất... Bây giờ, CMCN lần thứ tư đang nảy n từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học…" [57]. Schwab liên kết cuộc CMCN lần thứ tư với thời đại máy móc thứ hai về số hóa, hiệu ứng được tính tốn và trí tuệ nhân tạo sẽ có mặt trong nền kinh tế toàn cầu.
* Sự khác biệt giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các cuộc Cách mạng cơng nghiệp trước đây
Các CMCN đều có một điểm chung: Phát minh của một công nghệ làm thay đổi xã hội trên quy mô cơ bản. Để hiểu được sự khác biệt rõ rệt giữa CMCN lần thứ tư và ba lần trước, cần hiểu khoảng thời gian mà chúng bắt nguồn.
CMCN lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750 đến khoảng 1840 tại nước Anh. Đặc
trưng nổi bật của cuộc cách mạng này là cơ khí máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ cơng qua đó tăng sản lượng.
Giữa những năm 1870 - 1914, CMCN lần thứ hai đánh dấu sự phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp: thép, dệt, dầu mỏ, hố chất… và điện đến ơ tơ, điện thoại, máy ghi âm, máy bay và bóng đèn. Cuộc CMCN lần thứ hai cho phép tồn cầu hóa - một dự thảo sơ bộ về xã hội hiện đại của chúng ta.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong CMCN lần thứ ba, còn được gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số. Sự phát minh và tiến bộ nhanh chóng của máy tính và
internet là những điểm nổi bật nhất của thời đại kỹ thuật số. Một thế giới của các cơ hội toàn cầu đã được mở ra bởi những thành quả của thời đại kỹ thuật số.
Đứng trước CMCN lần thứ tư, chúng ta đã bắt đầu thấy phát minh mới và tích hợp cơng nghệ đang định hình lại cách chúng ta hoạt động như một lồi người. Giống như cuộc CMCN trước đây, chương thứ tư nhằm thay đổi cách chúng ta làm việc, sống và liên quan đến nhau. Tuy nhiên, không giống như các cuộc cách mạng trong quá khứ, CMCN lần thứ tư mong muốn hợp nhất các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học để thúc đẩy một tương lai bao gồm, lấy con người làm trung tâm.
Về bản chất, CMCN lần thứ tư nhìn xa hơn những tiến bộ cơng nghệ thuần túy và tập trung vào các phương pháp sáng tạo để hồn thành lợi ích lớn nhất cho số lượng lớn nhất của mọi người, cộng đồng và tổ chức. Công nghệ tiên tiến là có, nhưng câu hỏi làm thế nào nó có thể định hình tương lai chính là động lực của CMCN lần thứ tư.
. . . . Đặc trưng và xu hướng phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư * Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
CMCN lần thứ tư là sự kết hợp tổng thể các công nghệ, trọng tâm là các phát minh và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học. Hay nói một cách khác, đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật.
- Sự kết hợp giữa thế giới ảo (thế giới số) và thực thể
Mục tiêu lớn nhất của cuộc cách mạng này là tối ưu hóa q trình và phương thức sản xuất gắn với những công nghệ đột phá trong lĩnh vực kĩ thuật số với những khái niệm như: Kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), kết nối các dịch vụ (Internet of Services – IoS), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), thực tế ảo (Virtual Reality – VR), mạng xã hội (Social Network), điện tốn đám mây Cloud Computing), phân tích dữ liệu lớn Big Data ,… Trên lĩnh vực công nghệ sinh học: tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu... Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các năng lượng tái tạo (graphene, skyrmions… , tính tốn lượng tử và cơng nghệ nano
[57],… CMCN lần thứ tư cho phép điều chỉnh trên diện rộng, mang lại sự linh hoạt cho các công ty, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng, nơi mà ngày càng ưa chuộng sản phẩm đầu ra mang tính linh hoạt hơn so với các sản phẩm tiêu chuẩn trước đây.
- Quy mơ và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ trong lịch sử
Các mơ hình kinh doanh với việc triển khai CMCN lần thứ tư sẽ đại diện cho một sự thay đổi từ kỷ nguyên trước đây của sản xuất thủ công sang việc tập trung vào sản xuất tự động. Nó đánh dấu sự chuyển đổi trọng tâm từ sản xuất hàng loạt sang tùy chỉnh hàng loạt, được kích hoạt bởi hệ thống sản xuất linh hoạt và thời gian sản xuất ngắn hơn. Tương tự, có một sự chuyển đổi từ các nhà máy quy mô lớn chuyên sản xuất một sản phẩm sang các nhà máy thông minh với các thiết bị cơng nghệ cao có thể sản xuất nhiều sản phẩm với chi phí cạnh tranh. Do đó, tính linh hoạt thể hiện ở khả năng làm việc từ xa bằng cách sử dụng công nghệ. CMCN lần thứ tư tăng lợi nhuận bằng cách tạo điều kiện tùy biến lớn hơn, giảm chi phí lao động và giảm những chi phí phức tạp khác.
- Tác động mạnh mẽ và tồn diện đến thế giới đương đại
Sức hấp dẫn chính của CMCN lần thứ tư là khả năng có thể thay đổi diện mạo của nền kinh tế một cách nhanh chóng, điều này mở ra vơ số cơ hội và thách thức từ ngắn đến dài hạn. Chính vì vậy, CMCN lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại. Các tập đồn lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực cơng nghệ vượt mặt. Sự sụp đổ của các “Ơng lớn” như Nokia, hay trước đó là Kodak cho thấy nguy cơ “sai một ly đi một dặm” mà các công ty phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh đã khốc liệt lại càng khốc liệt hơn trong thời đại của CMCN lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ của “lũ quét” [100]. Ở Việt Nam, CMCN lần thứ tư vẫn còn ở giai đoạn non trẻ hầu như ở tất cả các ngành công nghiệp phát triển, khái niệm “Nhà máy
thông minh” vẫn chưa chưa phổ biến, việc triển khai sản xuất ở ngành mũi nhọn không được mong đợi trước năm 2025 hoặc 2030 và thậm trí cịn lâu hơn nữa.
* Xu hướng phát triển của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
Có thể khái quát bốn xu hướng chính của CMCN lần thứ tư:
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp cơng nghệ cảm biến mới, phân tích
dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thơng minh.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất một cách hồn chỉnh nhờ nhất
thể hóa dây chuyền sản xuất khơng phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ.
Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng
dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm sốt từ
xa, khơng giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn. Xét về tầm vóc, quy mơ, phạm vi và sự phức tạp, CMCN lần thứ tư mang lại sự biến đổi khơng giống như bất cứ điều gì ta đã trải qua trước đây, phá vỡ hầu hết mọi ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Khơng chỉ có tốc độ, hiệu suất, mà cả chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này sẽ báo trước sự biến đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, từ chính thể tồn cầu, đến khu vực công và tư nhân đến xã hội dân sự. Sự thay đổi đem lại cả 2 chiều hướng: ơ hội và thách thức
Cơ hội: Giống như các cuộc cách mạng trước đó, CMCN lần thứ tư có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân cư trên toàn thế giới. Công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới có thể làm tăng hiệu quả và niềm vui trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Tất cả sẽ mở ra thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thách thức: Nhưng đồng thời, như nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra: “Cuộc cách mạng có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc
biệt là tiềm năng phá v thị trường lao động… Khi tự động hóa thay thế cho lao động trong tồn bộ nền kinh tế, sự dịch chuyển rịng của cơng nhân bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa lợi nhuận với vốn và lao động… Mặt khác, cũng có thể là sự dịch chuyển của người lao động bằng công nghệ… sẽ dẫn
đến sự gia tăng rịng trong các cơng việc an tồn…” [27]. Chúng ta không thể thấy
trước vào thời điểm này kịch bản nào có khả năng xuất hiện và lịch sử cho thấy rằng kết quả có thể sẽ là sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, trong tương lai, tài năng sẽ là đại diện quan trọng của sản xuất. Điều này sẽ phát triển một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các phân khúc khác nhau về kỹ năng và lương thưởng, từ đó dẫn đến gia tăng xung đột xã hội.
Cuộc cách mạng không chỉ thay đổi cách sống hàng ngày mà còn tạo ra tác động lớn đến các ngành công nghiệp, làm thay đổi khuôn khổ các nền kinh tế thế giới.
- Sự tác động của CMCN lần thứ tư tới các lĩnh vực của xã hội
+ Tăng trư ng kinh tế. CMCN lần thứ tư có khả năng nâng cao mức thu
nhập toàn cầu và cải thiện mức sống của người dân trên thế giới. Sự đổi mới công nghệ này trong những năm tới sẽ mang lại nhiều khả năng tiếp cận hơn với mơi trường kỹ thuật số, với lợi ích lâu dài cả về hiệu quả và năng suất lao động, mở ra cơ hội về một thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Thị trường lao động. Một số chuyên gia tin rằng việc áp dụng Công nghệ
4.0 sẽ dẫn đến việc sử dụng tự động hóa và robot trong lao động ngày càng tăng, thay thế nhiều vị trí làm việc. Ví dụ, một Robot có thể vừa sửa một bộ phận cụ thể trong khi vừa lắp ráp một động cơ một cách chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn. Đây là ưu thế vượt trội của máy móc trước con người. Tuy nhiên, có một tác động tích cực trong cơng việc: Những nhân viên bị mất việc (do bị loại bỏ cơng việc có tay nghề thấp) cần phải được đào tạo lại để họ sẵn sàng cho các yêu cầu mới.
+ Hệ thống chính trị. Khi thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học hội tụ, các công nghệ mới sẽ tạo điều kiện cho phép cơng dân tham gia vào chính phủ. Họ có thể nói lên ý kiến, thậm chí cịn được phép giám sát các cơ quan cơng quyền. Ngược lại, chính phủ sẽ phát huy được sức mạnh của công nghệ mới, thiết lập hệ thống giám sát hạ tầng cơ sở kỹ thuật số để tăng cường kiểm sốt cơng việc quốc gia. Công nghệ 4.0 cung cấp cho công dân khả năng sử dụng cơng nghệ để tìm kiếm quyền tự chủ, điều này sẽ thách thức quyền lực của chính phủ và các tổ chức theo nhiều cách khác nhau.
+ Tác động tới Pháp luật. Những thách thức pháp lý sẽ bị áp đặt bởi Công nghệ 4.0 ở cả 2 phương diện: mới hơn và lớn hơn. Với kỳ vọng là hệ thống luật
pháp sẽ sử dụng Dữ liệu lớn Big Data để giám sát, bảo vệ và để có được cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng của họ. Sử dụng Big Data, pháp luật trở nên mạnh mẽ và chủ động hơn, các vấn đề sẽ được an tồn và bảo mật với sản phẩm và cơng nghệ mới, giảm thiểu rủi ro pháp lý. Bằng cách thiết lập ranh giới, luật pháp có thể khuyến khích các.
+ Tác động tới đạo đức, sự bình đẳng. Đạo đức phát minh cũng phản ánh về cách công nghệ ảnh hưởng đến con người, nhận thức của họ về bản thân và cách họ liên quan đến nhau. Dường như chúng ta kết nối nhiều hơn, nhưng cũng đơn độc hơn. Sức mạnh của công nghệ tăng lên nhanh chóng, tạo điều kiện cho cấp độ đổi mới phi thường. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng dẫn đến sự phân cực chính trị, phân mảng xã hội và thiếu niềm tin vào thể chế. Đây là những thách thức chúng ta có thể gặp phải.
+ Thay đổi quyền riêng tư. Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà bí mật cá nhân khơng cịn là sự riêng tư mang nghĩa tuyệt đối nữa khi bạn “tự mình” kết nối “internet vạn vật”. Khi đó, cá nhân bị kiểm sốt, mọi thơng tin trở thành cơ sở để nhà kinh doanh dựa vào đó nhằm cung cấp các dịch vụ thơng minh hơn với những sản phẩm hồn hảo hơn.
Sự khởi đầu của CMCN lần thứ tư có thể giúp các quốc gia thành lập cộng đồng chống đói nghèo, cho phép tăng mức sống, tăng nguồn năng lượng bền vững, cải thiện sự gắn kết và hòa nhập xã hội - nếu được điều hướng một cách tích cực. Quản trị tốt, quy tắc phù hợp và khả năng thích ứng của luật pháp là mấu chốt của cách thức xử lý trong CMCN lần thứ tư. Cuộc cách mạng này đòi hỏi cần thoát khỏi suy nghĩ truyền thống để định hình một tương lai phù hợp với tất cả, bằng cách đặt mọi người lên hàng đầu và trao quyền cho họ. Với đặc trưng của mình, CMCN lần thứ tư thực sự có tiềm năng tạo ra một xã hội cơng nghiệp, nếu biết cách quản lý thì có thể kết tụ ý thức của xã hội thành một thể thống nhất, có đạo đức và mang tính nhân văn sâu sắc.