Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực từ một số quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 75 - 78)

2.4. Kinh nghiệm của các quốc gia về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của

2.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực từ một số quốc gia

Thứ nhất, về tầm nhìn của người l nh đạo, tính hiệu quả và minh bạch của Chính phủ.

Đây được xem là vấn đề trọng yếu số một. Quốc gia nào cũng cần có một chính phủ với những người đứng đầu có năng lực, tâm huyết, tư duy tốt, mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động. Trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược hay chính sách nào, cần xây dựng một chính phủ thực tài, tinh gọn, hiệu quả, hết lịng vì đất nước, vì nhân dân. Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn định hướng vĩ mơ. Khi có tầm nhìn xuất sắc sẽ là nguồn động lực thúc đẩy, tạo nhiệt huyết, truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người cùng tiến lên để đạt được. Với những nhà lãnh đạo tài năng, họ nhìn các khó khăn như là những cơ hội, họ “thấy” được tương lai có thể tới hàng trăm năm. Can đảm trong suy nghĩ, minh bạch trong quản lý, sáng tạo trong hành động, rõ ràng trong mục tiêu, quyết tâm khi thực hiện, sẵn sàng tiếp thu và cởi mở thông tin – tất cả đều là những phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo.

Thứ hai, về định hướng và chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ phải nhận thức được tầm quan trọng của NNL trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước qua các thời kì. Đất nước chỉ có thể phát

triển được nếu biết đầu tư vào nh n tố quan trọng nhất đó là NNL. Có nhận thức

được tầm quan trọng của NNL, thể hiện qua chiến lược quốc gia, từ đó mới xây dựng mục tiêu, thiết lập được những chính sách và giải pháp cụ thể để thực thi khi phát triển NNL.

Thứ ba, về các chính sách cụ thể trong việc trọng dụng và thu hút nhân tài.

Chiến lược phát triển NNL và thu hút nhân tài phải được thực hiện liên tục, đồng bộ ở 6 khâu: Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhân tài ở cả phạm vi vi mơ và vĩ mơ.

Thứ tư, Về chính sách chú trọng cho giáo dục và đào tạo

Bài học quan trọng tầm quốc gia chính là việc chú trọng phát triển GDĐT, coi đó là chìa khố để phát triển NNL. Hệ thống GDĐT cải tiến phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng giai đoạn phát triển như: Nền giáo dục hướng vào người học, nhận thức rõ về giáo dục 4.0, đổi mới phương thức dạy học, tăng cường định hướng nghề nghiệp, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho GDĐT, tính minh bạch về tài chính và đầu tư hiệu quả, bền vững đối với nguồn thu, liên kết chặt chẽ với TTLĐ và doanh nghiệp, hệ thống quản trị đại học hiệu quả, dân chủ, mạnh mẽ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương II, dựa trên những nghiên cứu trước đó để đưa ra khái niệm, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá và vai trò của NNL. Đồng thời, chương II cũng đưa ra hệ thống lý thuyết về phát triển NNL cũng như vai trò của việc phát triển NNL đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kì CMCN lần thứ tư. Các yếu tố cả vĩ mô và vi mô ảnh hướng tới phát triển NNL như thế nào. Bên cạnh đó, chương II cịn đi sâu nghiên cứu và nhận diện về cuộc CMCN lần thứ tư, những đặc trưng, xu hướng và sự tác động của cuộc cách mạng này tới các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, hệ thống chính trị, pháp luật… Sự tác động của CMCN lần thứ tư đến NNL và phát triển NNL, trong đó đề cập tới những thay đổi đối với NNL và phát triển NNL, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết trong CMCN lần thứ tư. Từ đó cho thấy được dù ở thời đại nào, dù KHCN tiến bộ, các loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời nhưng vẫn cần đến con người điều khiển và vận hành, nếu khơng có con người thì các yếu tố khác đều vơ nghĩa, do vậy,việc phát triển NNL lực đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư mang tính tất yếu. Ngồi ra, dựa trên nghiên cứu chiến lược và chính sách của các quốc gia như Singapre, Malaysia và Hoa Kỳ về phát triển NNL trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, những bước đột phá chủ yếu về GDĐT và những kết quả đạt được trên tất cả các mặt nhờ vào NNL có chất lượng của họ để rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển NNL của Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, thời điểm nào NNL cũng được coi là một tài nguyên đặc biệt, nguồn lực của sự phát triển KT - XH. Bởi vậy, việc phát triển NNL trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến NNL là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển, thịnh vượng của một quốc gia dù lớn hay nhỏ. Đầu tư cho NNL có tính chiến lược là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Chương 3

CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 75 - 78)

w