Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 49 - 54)

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng

2.1.3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ở bất kỳ mọi quốc gia, sự phát triển NNL bị tác động bởi nhiều yếu tố. Theo UNDP có 5 điểm “phát sinh năng lượng” ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển NNL là: 1 Môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội ; 2 Sức khỏe và dinh dưỡng; 3

Giáo dục và đào tạo; 4 Việc làm và thu nhập; 5 Chính trị và kinh tế. Những điểm này xâm nhập và phụ thuộc lẫn nhau. Trong khi phẩm chất, đạo đức chịu tác động của truyền thống văn hóa và thể chế chính trị, thì tình trạng sức khoẻ, thể lực lại chịu tác động của chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế, cịn tình trạng trí lực lại chịu tác động của GDĐT. Có thể chia thành hai nhóm: nhóm các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ và nhóm các yếu tố thuộc môi trường vi mô.

(i) Các yếu tố vĩ mô

Nghiên cứu thực tế cho thấy sự tác động 2 chiều của điều kiện KT-XH và NNL là nền tảng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển NNL và ngược lại. Nhà quản trị nhân lực Bratton J. và Jeff Gold cho rằng: “Điều kiện kinh tế xã hội đóng vai

trị quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực các nước phát triển và đang phát triển” [12].

+ Tăng trư ng kinh tế

Theo chỉ tiêu phát triển NNL thì tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc sâu sắc và chịu tác động mạnh mẽ vào nhiều nhân tố đặc biệt là con người. Dựa trên điều tra và khảo sát của UNDP với 177 quốc gia cho thấy: với những tiêu chí cơ bản dùng để đo trong chỉ số HDI là biến phụ thuộc và thu nhập bình qn đầu người là biến độc lập có thể kết luận: ở những quốc gia có mức thu nhập càng cao thì chỉ số HDI càng tiến gần giá trị cao. Tức là, tăng trưởng kinh tế quan hệ đồng thuận với chất lượng phát triển con người nói chung và NNL nói riêng. Một nền kinh tế tăng trưởng cao là tiền đề vật chất quan trọng, là cơ sở tạo ra các cơ hội để nâng cao chất lượng NNL, nhất là xét trong dài hạn.

+ Nhân khẩu học

Sự phát triển NNL không thể tách rời với vấn đề nhân khẩu học, biểu hiện: Số lượng NNL phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, chất lượng dân cư… Song tốc độ và quy mô gia tăng dân số lại phụ thuộc vào tình hình KT-XH, hệ thống giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, mơi trường chính trị, an sinh, phúc lợi xã hội, KHCN… Ngồi việc được tính đến với tư cách là LLSX, dân số đồng thời còn là lực lượng tiêu dùng. Quy mô dân số lớn, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao sẽ tạo điều kiện phát NNL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

+ Các chính sách của chính phủ

Hệ thống chính sách của nhà nước ở cấp độ vĩ mơ có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển NNL. Một số chính sách như: Y tế và chăm sóc sức khoẻ, Bảo hiểm xã hội, Tiền lương, Chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút nhân tài, các chính sách về an sinh, phúc lợi xã hội… đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển NNL của quốc gia đó.

+ Giáo dục đào tạo

Trong các nhân tố tác động thì GDĐT có tác động lớn tới NNL, và tác động lớn nhất tới phát triển NNL. GDĐT cung cấp nền tảng cho sự phát triển thịnh vượng quốc gia, là chìa khóa tạo nên sự thống nhất trong xã hội. Mục tiêu GDĐT của bất cứ quốc gia nào cũng đều hướng tới phát triển NNL cả về thể lực, tri thức và phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng lên những thế hệ công dân đáp ứng yêu cầu của thời đại. Khơng quốc gia nào có thể đạt được sự phát triển KT-XH bền vững mà không đầu tư vào NNL thông qua GDĐT.

+ Khoa học công nghệ

Trong các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng tới phát triển NNL, KHCN luôn giữ vai trò then chốt và là nhân tố tạo nên sự rút ngắn khoảng cách về trình độ NNL. KHCN trực tiếp nâng cao NSLĐ, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm... Trong CMCN lần thứ tư, KHCN là cốt lõi. Sự phát triển của KHCN sẽ dẫn đến sự phát triển của kinh tế tri thức, từ đó thúc đẩy NNL phát triển.

+ Sự tác động của thị trường lao động

Thị trường lao động là một trong những kênh chính ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách phát triển NNL. Sở dĩ như vậy vì 3 lý do: Thứ nhất, những thay đổi về

việc làm (là kết quả của thay đổi cơ cấu kinh tế làm thay đổi nhu cầu đối với NNL;

Thứ hai, môi trường kinh doanh nơi tạo ra doanh nghiệp mới và nuôi dưỡng sáng

kiến) phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tạo việc làm và tăng năng suất của TTLĐ, điều này tác động cơ bản đến việc định hướng phát triển NNL; Và cuối cùng, lao động gần như là tài sản duy nhất mà NLĐ đang sở hữu.

(ii) Các yếu tố vi mơ

Bên cạnh những chính sách mang tầm vĩ mơ, sự phát triển bền vững của NNL cịn phụ thuộc vào sự tác động của các chính sách vi mơ.

Nghiên cứu của Henrietta Lake cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL bao gồm: ( ) Nhóm nh n tố quản l chính sách: tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu quả công việc và quản lý thơng tin kịp thời; và 2 Và nhóm nh n tố quản l môi trường làm việc: nơi làm việc, đặc điểm cơng việc, vị trí nhà

máy và nguồn nguyên liệu [45]. Trong tổng quan lý thuyết với 16 nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố nhằm tăng hiệu suất lao động, Giáo sư Herzberg và cộng sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của 6 yếu tố hàng đầu giúp tăng hiệu suất lao động:

1 Điều kiện đảm bảo an tồn cơng việc; 2 Sự thú vị của công việc; 3 Cơ hội thăng tiến; 4 Được tôn trọng; 5 Các mối quan hệ; (6) Chế độ quản lý và đãi ngộ [46]. Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngồi nước đều chứng minh rằng: Để phát triển NNL thì yếu tố vi mơ cũng quan trọng khơng kém.

+ Chính sách sử dụng nguồn nhân lực

Chính sách sử dụng NNL nhấn mạnh đến khía cạnh dùng đúng người, đúng việc, đánh giá đúng năng lực và cống hiến của NLĐ một cách công bằng, cơng khai, kịp thời. Sử dụng hợp lí tạo ra sự khích lệ đối với NLĐ, từ đó mang lại mức sinh lợi cao cho hoạt động phát triển NNL. Trong đó nổi bật là: (1) Chính sách tuyển dụng, (2)

Chính sách Đào tạo và phát triển NNL, (3) hính sách Thăng tiến và Phát triển nghề nghiệp.

+ hính sách đ i ngộ nguồn nhân lực

Mục tiêu của chính sách này là tạo mọi điều kiện cho NLĐ an tâm, gắn bó dài lâu với quá trình sản xuất. Đánh giá hiệu quả công việc của NNL phải đi kèm với các biện pháp đãi ngộ, khen thưởng, thu nhập. Trong “Lý thuyết kỳ vọng của Vroom”

Vroom‟s Expectary Theory nhấn mạnh rằng: “Những k vọng về n lực dẫn đến

thành quả và phần thư ng sẽ xác định mức độ động viên cao hay thấp... Nh n viên có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn khi tin rằng họ có cơ hội tốt nhận được phần thư ng có nghĩa. Muốn vậy, hệ thống đ i ngộ phải được thiết kế trên cơ s đánh giá thành quả bằng sự đo lường năng lực và các kết quả” [112].

Muốn phát triển tồn diện NNL khơng thể tách rời điều kiện làm việc. Sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đến các ngành sản xuất trong những năm qua đã làm biến đổi nhiều mặt, đặc biệt là sự xuất hiện của những quy trình lao

động hiện đại, góp phần xây dựng NNL năng suất, hiệu quả và khoẻ mạnh. Môi trường làm việc tốt, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích, sức khỏe, tính mạng NLĐ, sẽ là động lực thu hút NLĐ, đồng thời cũng là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng NNL. Khi NNL yên tâm với quá trình sản xuất, NSLĐ sẽ nâng cao.

Kết luận: Thực tế cho thấy, để phát triển NNL thực sự có chất lượng nhằm

đáp ứng điều kiện của CMCN lần thứ tư, cần có sự tác động của rất nhiều nhân tố, bao gồm cả vĩ mô và vi mô. Các quốc gia phát triển đã sớm nhận ra tầm quan trọng của “yếu tố con người có vai trị quyết định tới sự thành cơng để đạt được những

mục tiêu, chính sách mà đất nước đề ra” [7] Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN lần

thứ tư, có thể thấy rõ trình độ phát triển KT - XH là nhân tố ảnh hưởng cơ bản. Đây là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ giữa phát triển KT-XH với phát triển NNL. Điều kiện KT-XH phát triển sẽ tạo động lực và là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt cho NNL. Sự tác động ngược lại đó là khi GDĐT phát triển, hệ quả tất yếu kéo theo là sự gia tăng hàm lượng trí tuệ của NNL. Đến lượt mình, NNL có chất lượng lại trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 49 - 54)

w