Tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 64 - 69)

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Công nghệ 4.0 với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên 4 lĩnh vực chính: kỹ thuật số, vật lí, cơng nghệ sinh học và năng lượng tái tạo đang là xu thế có tác động đến sự phát triển quốc gia. Phần lớn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đang phát triển đến giai đoạn không biên giới với những xu hướng dịch chuyển rõ nét. Xu hướng này biểu hiện lên mọi khía cạnh của nền kinh tế, dẫn tới sự suy giảm của các quốc gia chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, tăng lợi thế cường vai trò chủ đạo của những nước chú trọng nền công nghệ sáng tạo, được biểu hiện ở một số vấn đề nổi bật như:

(1) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy sự di chuyển lao động, hình thành thị trường lao động khơng biên giới

TTLĐ hiện đang trải qua quá trình thay đổi trên quy mơ chưa từng có cả trong khu vực và thế giới. Với sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, CMCN lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội và thách thức trong thị trường việc làm, với những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các lĩnh vực trên tồn nền

kinh tế (nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ cũng như các nhóm lao động bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương nhất (thanh niên, phụ nữ...), thể hiện rõ nhất là việc tự do di chuyển lao động có trình độ cao trong 8 lĩnh vực ưu tiên của Cơng nghệ 4.0. Theo đó, di chuyển lao động là yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông kinh tế, thương mại giữa các nước. Một trong những điều kiện tiên quyết đối với NNL muốn hội nhập, di chuyển là ngồi kiến thức, kỹ năng chun mơn, cần chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, ngoại ngữ, tin học, làm việc độc lập, giải quyết vấn đề,…

Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của sự tác động đó. Do vậy, chiến lược phát triển NNL hiệu quả sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng và việc làm hơn, với hiệu ứng số nhân lớn và các mối liên kết bền chặt hơn. Mơ hình tăng trưởng mới cần phải được xây dựng sát với mục tiêu của nền kinh tế quốc gia. Với những thay đổi nhanh chóng của Cơng nghệ 4.0, các chính sách cho thị trường lao động giúp kết nối NNL với việc làm là rất quan trọng để giúp NNL tiếp cận với thị trường việc làm, hay hoàn thiện các kỹ năng mà giai đoạn mới đòi hỏi.

(2) Xu thế phát triển giáo dục đại học của các nước trên thế giới trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

“Chúng ta hiện đang chuẩn bị cho sinh viên những công việc chưa tồn tại,

sử dụng các công nghệ chưa được phát minh, để giải quyết những vấn đề thậm chí chúng ta cịn khơng biết đó là vấn đề" [67], quan điểm của cựu Bộ trưởng Giáo dục

Hoa Kỳ - Richard Riley - thể hiện xu hướng giáo dục trong giai đoạn mới và trở nên chân thực hơn bao giờ hết trong kỷ nguyên 4.0. Trong tương lai, sinh viên phải trang bị những kỹ năng cần thiết, chuẩn bị tinh thần và nền tảng cho việc tiếp cận thị trường việc làm nếu muốn thành công trong nghề nghiệp. Những tư tưởng cải cách trong chính sách GDĐH của các nước phát triển thường tập trung vào một số vấn đề sau: i Đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; (ii) Có chính sách đầu tư tài chính cho GDĐH theo mơ hình “Chia sẻ chi phí”; iii Tăng cường liên kết giữa cơ sở GDĐH và doanh nghiệp để tạo cơ chế gắn kết giữa đào tạo, NCKH với sản xuất và dịch vụ; iv Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên để đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo chất lượng cao, tạo bước đột phá về chất

lượng GDĐH; (v) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH độc lập [97]. Sự đổi mới GDĐH của các nước sẽ dẫn đến chất lượng NNL nói chung được nâng lên, từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh về nhân lực ở thị trường lao động trong nước, khu vực và trên thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa.

(3) Quốc tế hóa giáo dục đại học tr thành xu hướng của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động quốc tế trong CMCN lần thứ tư.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, xu hướng quốc tế hoá GDĐH trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của TTLĐ trình độ cao. Báo cáo “Khảo sát tồn cầu về quốc tế hóa giáo dục đại học” do Hiệp hội Quốc tế các trường đại học dựa trên dữ liệu của 745 trường đại học ở 115 quốc gia cho thấy: Giáo dục quốc tế hiện nay không đơn thuần chỉ là hoạt động tạo ra thu nhập mà còn giúp các trường chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân cho sinh viên sẵn sàng tham gia vào TTLĐ toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh về NNL chất lượng cao ngày càng trở nên gay gắt và khơng cịn ranh giới. Quốc tế hóa có sức lan tỏa mạnh mẽ trong lĩnh vực GDĐH trên tồn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Vai trị của quốc tế hóa GDĐH ngày càng tăng, thể hiện ở số lượng sinh viên quốc tế năm học 2019-2020 xấp xỉ 6 triệu người. Dự báo, số lượng sinh viên quốc tế sẽ tăng lên đến 7,2 triệu vào năm 2025. Hiện nay, không chỉ giảng viên, sinh viên mà cả chương trình đào tạo cũng có sự dịch chuyển ngày càng nhiều hơn, vượt qua mọi biên giới quốc gia.

Thách thức lớn nhất là vấn đề đào tạo NNL trước sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các cơng nghệ hiện đại từ CMCN lần thứ tư. Vì tâm điểm của cuộc Cách mạng này chính là việc hình thành các nhà máy thơng minh, nhà máy số – nơi mà các máy móc, thiết bị sẽ được kết nối, tự động ra quyết định toàn bộ hoạt động từ khâu thu thập, phân tích yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất. Do đó, CMCN lần thứ tư đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải sớm hoàn thiện định hướng chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển NNL:

Từ việc phân tích trên cho thấy, phát triển NNL là tất yếu, là một trong các khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ hình phát triển KT-XH đất nước; đồng thời phát triển NNL trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh

tranh quốc gia, đặc biệt trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư. Điều đó được thể hiện:

Thứ nhất, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển quốc gia, do đó, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề chiến lược hàng đầu nếu muốn thành cơng trong cuộc CMCN lần thứ tư.

Trình độ phát triển của NNL là thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Trên thực tế, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt NNL nên đã đạt được thành tựu phát triển KT-XH, hoàn thành CNH,HĐH hoá chỉ trong vài ba thập kỷ. Việc phát triển NNL, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong m i thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Thứ hai, con người nói chung và nguồn nhân lực nói riêng vừa là mục tiêu vừa là động lực cơ bản của cuộc CMCN lần thứ tư

Khi nói con người là động lực của cuộc cách mạng là nói đến sức mạnh, năng lực sáng tạo to lớn của NNL trong việc thực hiện cuộc cách mạng đó và thúc đẩy quá trình này phát triển. Mọi cuộc cách mạng sẽ không thể thành cơng nếu thiếu vai trị của NNL. Chính NNL với tri thức, trí tuệ, có khả năng hoạch định chiến lược, đề ra mục tiêu, lựa chọn phương thức tiến hành cuộc cách mạng cho phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của mình. Nếu con người là động lực, là phương tiện để tiến hành cách mạng thì những thành quả do cuộc cách mạng ấy tạo ra phải nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Nói cách khác, con người có quyền thụ hưởng những thành quả do chính tài năng và sức sáng tạo của mình tạo ra. Vì vậy, phát triển NNL nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người được thụ hưởng những thành quả của cách mạng.

Thứ ba, con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của cuộc CMCN lần thứ tư

NNL ln giữ vị trí, vai trị quyết định tới trình độ, tốc độ phát triển của tiến trình cách mạng. Ngồi ra, NNL khơng ngừng biến đổi và phát triển dưới tác động của cách mạng. Nói cách khác, mọi cuộc cách mạng đặt ra yêu cầu khách quan đối

với phát triển NNL ở trình độ ngày càng cao, vì con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, của xã hội vừa là chủ thể cải biến tự nhiên và xã hội, đồng thời, là chủ thể của các q trình phát triển KT-XH. Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người để lại dấu ấn trong tiến trình phát triển và sáng tạo ra lịch sử của mình.

Ngày nay, chúng ta đang đối mặt với một kỷ nguyên thay đổi thực sự bởi công nghệ do CMCN lần thứ tư mang lại. Khi so sánh với các cuộc Cách mạng trước đây, người ta có thể tìm thấy những khác biệt đáng kể giữa CMCN lần thứ tư với ba cuộc cách mạng còn lại. Về quy mô, phạm vi và độ phức tạp, sự biến đổi khơng giống bất cứ điều gì lồi người đã trải qua trước đây.

Thực tế là CMCN lần thứ tư đã phá vỡ và thay đổi mơ hình sản xuất kinh doanh của mọi ngành, lĩnh vực. KHCN, đổi mới sáng tạo với diễn biến nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của m i quốc gia. Công nghệ số làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, cùng với đó là xu thế đơ thị hố và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng. Cạnh tranh giữa các nước trong việc trở thành trung tâm tài chính, đổi mới sáng tạo ngày càng lớn. Các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thối mơi trường, cạn kiệt tài nguyên, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới, nhất là nguồn nước sông MeKong, an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác xử lý, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức lớn chưa từng có cho phát triển nhanh và bền vững. Tiến bộ công nghệ làm thay đổi bản chất của thương mại, đầu tư và lao động toàn cầu, tạo cơ hội cho các nước đi sau tăng tốc phát triển nhưng cũng có thể khiến cho các khâu sản xuất có thể chuyển ngược trở lại các quốc gia phát triển, làm hạn chế dịng dịch chuyển vốn tồn cầu.

Từ thực tế cho thấy, CMCN sẽ không thể thành công nếu thiếu NNL với số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Từ thực tiễn của các nước đi trước cũng như ở nước ta đã cho thấy, các cuộc cách mạng diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, đạt hiệu quả cao hay thấp là do sự quy định của nhiều yếu tố, trong đó, trước hết và chủ yếu tuỳ thuộc vào năng lực và chất lượng của NNL. Vì vậy, phát triển NNL trở

thành yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định đối với sự thành bại ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 64 - 69)

w