4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách
4.2.3. Giải pháp dành cho chủ thể (nguồn nhân lực)
Trước tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, chúng ta ngày càng nhận thức rõ xã hội muốn tiến bộ thì phải dựa vào sức mạnh của tri thức, khai thác tiềm năng sáng tạo vô tận của con người để tạo ra sức mạnh cho quốc gia. NNL là lực lượng có nhiệm vụ nhân rộng sức mạnh này khơng chỉ cho hiện tại mà còn cả tương lai. Mặc dù những năm qua đã có nhiều chính sách phát triển NNL ở các cấp, tuy nhiên, vai trị chính vẫn là bản thân NNL với tư cách là LLLĐ tự nhận thức và ý thức được nhiệm vụ của mình. Nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, NNL phải có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi mọi hoạt động trong quá trình sản xuất. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, đòi hỏi NNL cần nhận thức và thay đổi theo yêu cầu cơ bản như sau:
4.2.3.1. Tự học, tự rèn luyện để n ng cao năng lực nghề nghiệp a) Mục tiêu của giải pháp
Giúp chủ thể nhận thức rõ việc tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân có thể hơi khó khan nhưng đây là điều quan trọng đối với NNL nếu muốn đạt được mục tiêu của mình trong một thế giới ln thay đổi.
b) Nội dung của giải pháp
Trong thế kỷ của công nghệ 4.0, tự học, tự rèn luyện sẽ khiến NNL chủ động chẩn đoán nhu cầu cần nâng cao, bổ sung, đổi mới năng lực gì của bản thân, đưa ra chiến lược mà khơng cần có sự thúc ép hoặc trợ giúp của người khác. Tự học, tự rèn luyện là cách để NNL phải tự mình nhận thức thực tế, rút ra ý nghĩa và tầm quan trọng của năng lực tốt có tác động thế nào đối với lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Việc tự học, tự rèn luyện khiến ngay cả những cá nhân chuẩn bị kém nhất cũng có được kiến thức như mong muốn, vì sẽ đem lại cho NNL một số lợi ích đã được chứng minh như sau:
Thứ nhất, NNL phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ, tự học cho
phép dễ dàng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề, tìm hiểu đầy đủ lý do tại sao, như thế nào, khi nào…. Điều này mang đến sự chủ động thay vì sử dụng những giải pháp có sẵn, do người khác mang lại thì NNL có thể tự mình đưa ra các giải pháp một cách có hệ thống và hiệu quả.
Thứ hai, tự học khiến cho quá trình rèn luyện của NNL trở nên có ý nghĩa
hơn vì được định hướng, xuất phát từ mong muốn cá nhân để bổ sung và phát triển các năng lực mới. Mục tiêu rõ ràng như vậy khiến NNL quyết tâm, hứng thú hơn so với việc ép buộc. Điều này cho thấy khi sự thúc đẩy đến từ bên trong, NNL sẽ được thúc đẩy để thay đổi và sẽ nhận được nhiều thông tin hơn là từ các nguồn bên ngoài và m i khi học được điều gì đó mới một cách hiệu quả, năng lực sẽ được nâng cao.
Thứ ba, tạo tinh thần trách nhiệm với tập thể, khắc sâu tính kỷ luật trong lao
động, nâng cao lòng tự trọng và xây dựng sự tự tin cao hơn - Tự học buộc NNL phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, phải có trách nhiệm, gắn bó hơn với kế hoạch đó. Chính từ đó, ý tưởng về nghĩa vụ được hình thành. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật khơng chỉ cải thiện tốt lòng tự trọng của bản thân mà cịn giúp đỡ người khác trở nên tốt hơn. Ngồi ra, tự học, tự rèn luyện sẽ đáp ứng sự độc lập của cá nhân, xây dựng sự tự tin đưa ra lựa chọn và giải quyết vấn đề bất cứ khi nào cần thiết, từ đó giúp xây dựng lịng tin và nâng cao sự tự tin của bản thân.
4..........Thường xuyên chú trọng bồi dư ng các năng lực còn hạn chế. a) Mục tiêu của giải pháp
Dựa trên khung năng lực NNL và thực tế CMCN lần thứ tư cho thấy năng lực cốt lõi trước kia khơng cịn phù hợp mà các tiêu chí đã có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Ngồi ra, cịn có những năng lực khơng thể thiếu như năng lực CNTT (khả năng lập trình, kiểm sốt chất lượng, vận hành và kiểm soát thiết bị… , năng lực nhận thức (khả năng linh hoạt, tư duy sáng tạo, lý luận logic… . Những năng lực này trước đây ít được chú ý, nhưng hiện nay trở thành quan trọng.
b) Nội dung của giải pháp
Trên thực tế, phần lớn NNL Việt Nam chưa được đào tạo đầy đủ các năng lực cần thiết cho nghề nghiệp, vì vậy, NNL cần thường xuyên chú trọng bồi dưỡng những năng lực cịn hạn chế, trong đó lưu ý một số năng lực đặc biệt quan trọng, không ngừng đổi mới và thích ứng để điều chỉnh thực tiễn của chính mình.
Thứ nhất, trước hết NNL phải tự nhận thức được nhiệm vụ hoàn thiện năng
lực của nghề nghiệp, tự mình coi đó là nhiệm vụ b t buộc, cần thiết, coi đó là một
điều kiện cần và đủ, là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng
toàn diện của NNL trong bối cảnh mới.
Thứ hai, NNL cũng cần tự mình rèn luyện khả năng phát hiện các vấn đề từ
thực tiễn nghề nghiệp, tự tìm hiểu, liên kết, cộng tác, tham gia các hoạt động, các khóa học, hội thảo, tọa đàm về cách thức phát triển năng lực của bản thân.
Khơng có q trình đào tạo NNL ban đầu nào, dù xuất sắc đến đâu, có thể trang bị cho NNL tất cả các năng lực mà họ sẽ được yêu cầu trong suốt sự nghiệp của mình. Trong CMCN lần thứ tư, nhu cầu nâng cao năng lực nghề nghiệp địi hỏi phải có những cách tiếp cận mới. Để đạt được hiệu quả đầy đủ trong cơng việc và có khả năng điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trong một thế giới thay đổi nhanh chóng về xã hội, văn hóa, kinh tế và cơng nghệ, bản thân NNL cần phải tự chú trọng bồi dưỡng các năng lực cịn hạn chế của mình trong bối cảnh mới và chịu trách nhiệm lớn hơn đối với việc học tập nâng cao năng lực, nâng cao trình độ của bản thân như một phương tiện cập nhật và phát triển kiến thức và kỹ năng của mình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Kỷ nguyên 4.0 đặt ra nhiều thách thức đối với NNL Việt Nam. Với nền tảng chính: Kỹ thuật số, cơng nghệ sinh học; Robot thế hệ mới… công nghệ 4.0 sẽ khiến nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mơ hình dựa vào tài ngun, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời, sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, TTLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu cũng như cơ cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Ở chương này, chúng tôi dựa trên những nghiên cứu chung về bối cảnh và định hướng phát triển NNL, cùng với dự báo nhu cầu của các nhà khoa học về sự phát triển cả số lượng và chất lượng, dự báo về nhu cầu việc làm của NNL Việt Nam trong thời gian tới, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia đã được phân tích ở chuyên đề 1, để rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển NNL. Như vậy, để NNL đáp ứng được với những yêu cầu của thời đại 4.0, chúng ta cần phải có sự đầu tư ở tất cả các góc độ, từ chính phủ đến các doanh nghiệp và bản thân NNL. Việc tăng cường nguồn lực cho phát triển NNL là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, cần xây dựng chính sách và khuyến khích đội ngũ nhân tài tham gia thị trường lao động quốc tế. Từ bài học kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn phát triển NNL, một trong những trọng tâm đó là chú trọng cho GDĐT. Bất kỳ quốc gia nào muốn có NNL chất lượng vượt trội, đều đầu tư cho giáo dục, đổi mới phương thức dạy, học, nghiên cứu, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, đồng thời tăng cường định hướng nghề nghiệp và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học cũng cần chuẩn hố chương trình đào tạo để đảm bảo được chất lượng giáo dục, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các trường học. Việc hợp tác với quốc tế cũng là đòi hỏi cấp thiết, vì thơng qua đó, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, cách thức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Vì sự phát triển của CMCN lần thứ tư đang đòi hỏi cấp bách những NNL
mới, ở tầm vĩ mô cấp quốc gia cũng như trong m i tổ chức, doanh nghiệp. Sự thay đổi NNL sẽ xảy ra toàn diện trong xã hội, trên nền kinh tế vĩ mô cũng như nơi m i tổ chức xã hội, m i Doanh nghiệp hoạt động, do vậy, tác giả cũng chỉ ra, một trong những nhân tố quan trọng đó là doanh nghiệp và bản thân nguồn nhân lực – những người tham gia trực tiếp vào Công nghiệp – cần nhận thức rõ vai trị của mình trong phát triển NNL.
KẾT LUẬN
Chuyển động của m i quốc gia phụ thuộc phần lớn vào trí tuệ và bản lĩnh của NNL quốc gia đó. Do vậy, NNL được coi là nguồn tài nguyên quý giá hơn tất cả các nguồn tài nguyên khác. Được coi là loại tài sản có giá trị nhất và là nhân tố quyết định tới sự thành công và phát triển của đất nước. CMCN lần thứ tư cho phép con người tiếp cận gần hơn tới những nơi, những điều mà con người luôn mơ ước đạt tới, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và tạo ra những sản phẩm riêng biệt. Đồng thời còn giúp ta nhận thức nhiều vấn đề tồn tại trước đây một cách rõ ràng và đúng hơn. Phát triển NNL trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài và cần được xem xét, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL trong điều kiện phát triển KT – XH hiện tại và tương lai.
Từ những tiếp cận triết học và khoa học quản lý, luận án đóng góp thiết thực trong việc xây dựng đường lối, chính sách và các giải pháp phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư thông qua những kết quả cụ thể:
+ Ngoài việc tổng quan được khối lượng tài liệu lớn liên quan đến đề tài, Luận án còn Bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về các khái niệm cơ bản của luận án cần giải quyết; Phân tích chỉ ra được cơ sở lý luận chung về NNL, phát triển NNL; CMCN lần thứ tư và tác động của CMCN lần thứ tư đến phát triển NN.
+ Luận giải một cách cụ thể về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NNL và cuộc CMCN lần thứ tư, xác định những nhân tố ảnh hưởng chủ chốt tới NNL và phát triển NNL Việt Nam, những nguyên nhân dẫn tới các tồn tại hiện nay, xuất phát từ cơng tác hoạch định, hay hệ thống chính sách, cho tới hệ thống giáo dục và đào tạo… từ đó chỉ ra tính tất yếu của việc phát triển NNL trong điều kiện của CMCN lần thứ tư, đặc biệt là việc phát triển NNL CNTT – lĩnh vực mũi nhọn của CMCN lần thứ tư cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của NNL này.
+ Từ nghiên cứu kinh nghiệm và bài học phát triển NNL của Singapore, Malaysia, Hoa Kỳ trong việc xây dựng định hướng và giải pháp cho Việt Nam, từ nhiều góc độ tiếp cận vĩ mơ tới vi mơ, tìm các điểm phù hợp và bổ ích vận dụng cho hệ thống hoạch định chính sách, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
+ Luận án cịn đóng góp vào việc tổng kết những thành tựu và hạn chế của thực tiễn phát triển NNL từ những năm 2000 đến nay, bổ sung các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá NNL Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế của NNL Việt Nam trong điều kiện của CMCN lần thứ tư; về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như thực trạng về định hướng chính sách phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư; Chỉ ra được các vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL Việt Nam trước yêu cầu của CMCN lần thứ tư về chính sách, chất lượng, cơ cấu.
+ Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới, luận án dự báo nhu cầu NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư. Trong đó có giải pháp cho các cơ quan nhà nước và các cơ sở quản lý giáo dục như: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mơ về phát triển NNL, Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ nhân tài tham gia thị trường lao động quốc tế, Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thông qua giáo dục đại học theo từng giai đoạn, Tăng cường và sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, Chuẩn hóa hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia, đặc biệt là Giáo dục đại học để đào tạo ra NNL có chất lượng, phù hợp với yêu cầu trong điều kiện cuả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lập kế hoạch, chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên trong từng giai đoạn phù hợp với thời cuộc, Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục đại học, Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học. Hợp tác với doanh nghiệp trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ. Hồn thiện và triển khai khung trình độ nguồn nhân lực Việt Nam trên nền tảng quốc tế…; giải pháp cho các doanh nghiệp như: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trị của mình trong phát triển nguồn nhân lực, Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp để phát huy tính tích cực của chủ thể nguồn nhân lực và giải pháp cho chính nguồn nhân lực như: Tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực nghề nghiệp và Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng các năng lực còn hạn chế.
Cho đến nay, chúng ta chưa thể dự đốn được khả năng nào sẽ xảy ra: tích cực hay tiêu cực, nhưng kinh nghiệm và bài học lịch sử cho thấy kết quả thường là sự kết hợp của cả hai viễn cảnh đó. Điều chắc chắn là, trong tương lai, NNL chất lượng chứ không phải nguồn vốn sẽ trở thành nhân tố cốt lõi, quan trọng của nền sản xuất ở mọi lĩnh vực. Vì cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến mọi ngành, lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, do đó, nếu khơng muốn bị bỏ lại đằng sau, Việt Nam cần nhận thấy điều kiện đầu tiên là phải phát triển được NNL đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc cách mạng mới này. Việc phát triển NNL là một vấn đề lớn, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược lâu dài, vì dù chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đến đâu nhưng khơng có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thì khó đạt được sự phát triển như mong muốn.