Nhu cầu về chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 127 - 130)

Công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng hiện nay NNL chất lượng cao trong các ngành CNTT, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang q ít. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế Công nghệ 4.0 sẽ kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh trong việc cung cấp NNL có chất lượng ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố kết quả nghiên cứu gần đây của ILO và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về sự thay đổi thị trường lao động ASEAN. Theo dự báo, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN – trong đó Việt Nam chiếm 1/6 tổng NNL của khu vực. ILO dự đoán, đến năm 2025, đối với xu hướng nghề nghiệp năm 2020, không chỉ riêng những nghề lương cao và dễ xin việc, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình cũng sẽ tăng nhanh hơn 28%. Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ khơng thể nắm bắt được cơ hội việc làm đó. Điểm yếu của NNL Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và thứ hai là kỹ năng nghề nói chung là thấp. Do khi Việt Nam gia nhập AEC, sự cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ thể hiện cao.

Theo dự báo nhu cầu NNL CNTT tăng thêm 47% m i năm, trong khi đó số sinh viên ngành CNTT ra trường lại chỉ tăng 8%/năm. Thống kê mới nhất cho thấy, trong 350 trường đại học ở Việt Nam, chỉ có 12 trường có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM tức là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học . Điều đáng nói, trong số 12 trường đại học có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM không phải trường nào cũng đào tạo được đầy đủ và đúng quy trình để có NNL được chuẩn hóa [58]. Tỷ lệ

lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt NNL tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của TTLD ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu khảo sát cho thấy, khả năng hòa nhập của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới; khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc… cũng là những thách thức khơng nhỏ. Dự đốn dựa trên chu i thời gian, Việt Nam thiếu tới gần 100.000 nhân lực CNTT m i năm và nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh thời gian tới.

Theo “Báo cáo về thị trường Developer Lập trình viên ” của Cơng ty Cổ phần Applancer cơng bố tại Việt Nam quý 2/2019, dự đoán dựa trên chu i thời gian, năm 2019 Việt Nam thiếu hụt từ 70.000 đến 90.000 nhân lực CNTT và nhu cầu tuyển dụng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh thời gian tới. Báo cáo trên cho biết, giới công nghệ Việt Nam đang đứng trước hai làn sóng: Làn sóng thứ nhất là "sóng" các quỹ đầu tư nước ngồi tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều, sẽ có thêm nhiều start-up mới ra đời và được đầu tư. Làn sóng thứ hai là gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong các lĩnh vực liên quan đến Fintech như AI trí tuệ nhân tạo), Data Science (Khoa học dữ liệu), Big Data (Dữ liệu lớn), Cyber Security (An ninh mạng . Kèm theo đó là xu hướng bắt buộc của chuyển đổi số (Digital Transformation), bất kỳ công ty nào cũng đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT, vì vậy cũng dẫn việc gia tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng lượng nhân sự này. Cụ thể, số nhu cầu tuyển dụng trong những năm tiếp theo sẽ tăng trưởng 60%. Chuyên gia thực hiện báo cáo cho biết, lý do chính dẫn đến tăng trưởng nhân sự CNTT đã gây được sự chú ý khiến cho các công ty công nghệ trong khu vực tìm đến để thuê hoặc xây dựng đội ngũ phát triển sản phẩm; làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ ngày càng mạnh, đặc biệt sau các thương vụ đầu tư lớn cho các startup cơng nghệ; làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, bất động sản... sang chuyển đổi số và thương mại điện tử. Xét

theo địa bàn, Tp.HCM và Hà Nội tiếp tục là hai thành phố có nhu cầu nhân sự CNTT lớn nhất, lần lượt chiếm 59% và 39% tổng số nhu cầu. Xét theo cấp bậc thì 78% việc làm CNTT u cầu nhân sự có kinh nghiệm; 10% yêu cầu mới ra trường; 9% cần quản lý và 1% là nhu cầu với nhân sự là giám đốc. Nhu cầu NNL làm sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cũng đang gia tăng. Vì cách đây 15 năm, ngành CNTT được định vị bởi nhiều công ty gia công phần mềm lớn. Tuy nhiên, xu hướng này đang chuyển dần sang làm sản phẩm và dịch vụ sáng tạo để tạo ra giá trị lớn hơn. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng NNL có trình độ rất cấp bách.

Nghiên cứu của TopDev từ hơn 250 khách hàng cho thấy, các nhà tuyển dụng đang nhắm đến các lập trình viên senior hoặc có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên. Thiếu hụt NNL ln là một bài tốn nan giải cho thị trường CNTT dù xu hướng lương thưởng và phúc lợi đang tăng mạnh cho ngành này. Cụ thể, năm 2019, số lượng nhân lực CNTT cần có là 350.000, tuy nhiên mức thiếu là khoảng 90.000 nhân sự. Hai năm tới, trong khi NNL cần có ước tính khoảng 400.000 người năm 2020 và 500.000 người năm 2021, tương ứng với mức thiếu hụt số lượng NNL CNTT là 100.000 nhân sự năm 2020 và 190.000 năm 2021 . "Cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường, trong đó chỉ có 30% làm việc được ngay, 70% phải đào tạo bổ sung", báo cáo của Bộ GD&ĐT, đồng thời nhấn mạnh rằng, bài toán đào tạo nhân sự CNTT chất lượng đang dần trở thành trọng tâm của cả ngành giáo dục và các doanh nghiệp CNTT để đáp ứng cơng việc [101].

Theo mơ hình các nước phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đơ thị thơng minh, thiết lập chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực và thực hiện chuyển đổi số quốc gia [111]. Trên cơ sở ước lượng mơ hình, nhóm tác giả của đề án [26] có kết quả dự báo cho các chu i tăng trưởng, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (lde , tỷ lệ lao động qua đào tạo ld , tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp (sv và tỷ lệ chi cho KHCN khcn từ 2021 đến 2030.

ảng 4.2. ết quả ự áo các chuỗi tăng trưởng từ 2021 đến 2030

Năm Tỷ lệ lao động qua đào tạo (LD)

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LDE)

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp (SV) 2021 24.169 61.522 0.465 2022 24.857 61.996 0.481 2023 25.544 62.470 0.497 2024 26.232 62.944 0.512 2025 26.919 63.418 0.528 2026 27.607 63.893 0.544 2027 28.294 64.367 0.559 2028 28.982 64.841 0.575 2029 29.669 65.315 0.591 2030 30.357 65.789 0.606

Nguồn: ự báo của nhóm tác giả đề tài [26]

Có thể nhận thấy, khoảng cách khá xa về trình độ phát triển NNL Việt Nam so với các nước phát triển, dù trong bối cảnh tồn cầu hóa sự cạnh tranh là bình đẳng. Do vậy, các cơ sở GDĐH vừa phải giải quyết các vấn đề tồn tại mang tính nội bộ của quốc gia, vừa giải quyết vấn đề mang tính tồn cầu trong thế giới phẳng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w