2.3 QUẢN TR ỦI RO TÍN DỤNG ẠI PVFC
2.3.1.2.5 Thực hiện kiểm tra và giám sát khoản vay
Việc thực hiện kiểm tra và giám sát khoản vay được quy định cụ thể trong quy chế tín dụng của PVFC và các văn bản tín dụng kèm theo, cụ thể như sau:
• Quản lý tín dụng: Quản lý tín dụng bao gốm quản lý hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản
đảm bảo và kiểm tra định kỳ sau cấp tín dụng.
Các khoản ngắn hạn được kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần, các khoản trung dài hạn kiểm tra sau cho vay định kỳ 06 tháng/lần.
Khi kiểm tra cấp tín dụng, Cán bộ quản lý tín dụng phải thu thập chứng từ về tình hình tài chính hiện tại của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.
• Xử lý nợ: PVFC đã thành lập Ban Giám sát tín dụng và xử lý nợ vào tháng 06/2010 để làm đầu mối cho quá trình xử lý nợ tại Tổng cơng ty, phối hợp với các đơn vị cấp tín dụng xây dựng phương án và giải pháp xử lý nợ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai phương án xử lý nợ đã được phê duyệt.
Trung tâm giám sát tín dụng và xử lý nợ là bộ phận trực thuộc Hội sở chính, chịu sự chỉ đạo điều hành của Tổng Giám đốc, thực hiện chức năng giám sát danh mục tín dụng, đề xuất phương án và thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề và các khoản nợ xấu tại các đơn vị trong toàn hệ thống. Với hai phịng chun mơn trực thuộc là Phịng Giám sát tín dụng và xử lý nợ, với nhiệm vụ chính:
− Giám sát danh mục tín dụng trong toàn hệ thống để kịp thời phát hiện những khoản nợ có dấu hiệu cảnh báo, phục vụ công tác thu hồi nợ sớm đối với những khoản nợ đó;
− Lập danh mục, theo dõi và cập nhật những tín hiệu cảnh báo đối với những khoản nợ Cần chú ý, nợ Có vấn đề;
− Phân tích, đánh giá và chủ trì thực hiện các biện pháp cần thiết, để thu hồi nợ sớm đối với những khoản nợ Có vấn đề;
− Chịu trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để thu hồi những khoản nợ từ nhóm 4 trở lên;
2.3.2. Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
2.3.2.1 Nhận biết, đánh giá rủi ro tín dụng
Việc nhận biết rủi ro tại PVFC được thực hiện thơng qua việc phân tích và đánh giá khách hàng từ khâu thẩm định hồ sơ vay đến khâu kiểm tra sau cho vay.
Thơng qua phân tích thơng tin tài chính và phi tài chính của khách hàng mà cán bộ tín dụng có thể nhận diện được rủi ro phát sinh.
* Phân tích các chỉ tiêu tài chính: tùy theo từng loại sản phẩm cho vay mà PVFC
sẽ ban hành hướng dẫn chi tiết cho việc thẩm định khác hàng. Ví dụ như đối với nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, có hướng dẫn cho vay doanh nghiệp, trong đó quy định rõ về hướng dẫn tính tốn các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp như nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn, nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hệ số hoạt động và hiệu quả hoạt động. Mỗi chỉ tiêu sẽ có hướng dẫn cách tính và nhận định về tình hình tài chính của khách hàng, để từ đó có thể phân tích, đánh giá và cảnh báo rủi ro sớm.
* Phân tích thiện chí trả nợ của khách hàng: thông qua việc kiểm tra sau cho vay
định kỳ khoản tín dụng mà cán bộ tín dụng sẽ nhận biết được khách hàng có hợp tác trong việc trả nợ hay khơng. Việc này được phán đốn dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.
2.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại PVFC việc đo lường RRTD đối với khách hàng có quan hệ tín dụng đang thực hiện theo mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ và mơ hình xếp hạng tài sản đảm bảo.
- Dựa vào kết quả của mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với những khách hàng đang có dư nợ được phân loại từ AAA (mức xếp hạng cao nhất) đến D (mức thấp nhất), rủi ro tín dụng sẽ càng tăng đối với nhóm khách hàng có mức xếp hạng càng thấp.
- Kết quả của mơ hình xếp hạng tài sản đảm bảo liên kết chặt chẽ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp PVFC có thể đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với khoản tín dụng cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây hoàn toàn là một thước đo mới, hoàn thiện hơn để PVFC xem xét tồn diện về khách hàng và khoản vay của mình, cũng như đánh giá, quản trị rủi ro tín dụng trên diện rộng.
2.3.2.3 Kiểm sốt rủi ro tín dụng tại PVFC
PVFC thực hiện việc kiểm sốt rủi ro tín dụng thơng qua nhóm quy định như sau:
Nhóm biện pháp né tránh rủi ro: PVFC ban hành sổ tay thẩm định để hướng dẫn va quy định đối với cán bộ trong quá trình thẩm định khách hàng. Trong đó, quy định chặt chẽ về nội dung thẩm định, về yêu cầu chung về hồ sơ và yêu cầu khi thẩm định tiếp xúc với khách hàng (tham khảo phụ lục 8), đảm bảo tính trung thực và khách quan trong q trình thẩm định, phát hiện ngay những khoản vay có vấn đề nhằm né tránh, từ chối cho vay
Nhóm biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro:
Bảo đảm tiền vay: PVFC sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay như là một trong
những điều kiện vay vốn để nếu rủi ro tín dụng có phát sinh thì việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ giúp PVFC thu hồi được một phần nợ vay, giảm thiểu rủi ro. Quy chế cho vay quy định cụ thể về đối tượng khách hàng được vay khơng có tài sản đảm bảo và có tài sản đảm bảo, đối với những khách hàng được đánh giá là có rủi ro cao thì nhất thiết khi cho vay phải có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro và nâng cao trách nhiệm trả nợ.
Chính sách phân loại nợ: thơng qua chính sách phân loại nợ, PVFC đánh giá chất lượng của khoản nợ và có biện pháp thu hồi nợ trước hạn để giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Hiện nay, PVFC thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của NHNN với cả hai phương pháp là phương pháp định lượng (phân loại theo tuổi nợ) đối với khách hàng cá nhân và định tính (phân loại theo xếp hạng tín dụng nội bộ) đối với khách hàng doanh nghiệp. (tham khảo phụ lục 9)
Chuyển giao rủi ro: thực hiện bằng cách chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (công ty bảo hiểm). Đối với những khoản cho vay tiêu dùng trả góp bằng lường, PVFC quy định phải mua bảo hiểm tử kỳ. Đối với khoản vay thế chấp bất động sản, xe ô tô ... thì khách hàng phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật với người thụ hưởng đầu tiên là PVFC.
PVFC sẽ dùng các nguồn tài chính để bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Những khoản nợ sau khi được xử lý sẽ được thu hồi hoặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng. PVFC sử dụng các nguồn sau để tài trợ cho rủi ro tín dụng:
Tài trợ rủi ro từ quỹ dự phòng: Hàng tháng, PVFC sẽ đánh giá các khoản vay, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng tương ứng.
Tỷ lệ trích lập dự phịng: Dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với các khoản cam kết ngoại bảng được phân loại vào nợ nhóm 1 (do PVFC chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết) thì chỉ trích lập dự phịng chung theo quy định.
* Thực tế trích lập dự phòng của PVFC qua các nă như sau:
Bảng 2.11: Số tiền trích lập dự phịng của PVFC giai đoạn từ năm 2010 – năm 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng
Danh ục Nă 2010 Nă 2011 Nă 2012
Dự phòng chung cho vay TCKT và cá nhân 195 186 159 Dự Phịng cụ thể - Nhóm 2 46 41 66 - Nhóm 3 66 20 62 - Nhóm 4 32 60 119 - Nhóm 5 198 353 569 Tổng cộng dự phòng ch va khách hàng 537 660 975 Tỷ ệ tr ch ập dự phòng/Tổng dư n 1,6% 1,5% 2,5%
Nguồn: Báo cáo phân loại nợ&trích lập dự phịng tại PVFC năm 2010 - 2012 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của PVFC tăng dần qua các năm. Tỷ lệ trích lập dự phịng nhóm 5 là tương đối cao, năm 2012 trích lập dự phịng tăng 61% so với năm 2011, do nhóm nợ từ nhóm 3 và nhóm 4 chuyển sang nhóm 5 tương đối nhiều. Ngồi ra, chỉ số tỷ lệ trích lập dự phịng/Tổng dư nợ của PVFC tăng vào năm 2012 và đạt là 2,5%. Một điểm đáng lưu ý ở đây là tỷ lệ trích lập dự phịng nêu trên chưa tính đến tỷ lệ trích lập khoản nợ mà PVFC đã cấp cho một số công ty thuộc Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) do có văn bản khoanh nợ của Chính
phủ. Nếu thực hiện việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng thì tổng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng phát sinh trong năm của PVFC có thể lên đến con số nghìn tỷ.
2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR TD TẠI PVFC 2.4.1 Kết quả đạt đư c
2.4.1.1 Kết quả đạt được về bộ máy tổ chức QTRR TD
Mơ hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các Chi nhánh, và phòng giao dịch đã được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức theo mơ hình QTRR TD tập trung nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập các Hội đồng xử lý RRTD, Ban QTRR tại Hội sở chính và Phịng Thẩm định và QTRR tại các Chi nhánh đã tạo ra được sự tách bạch về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng, giúp cho PVFC nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát rủi ro. Nếu so sánh với hầu hết các Cơng ty tài chính hiện nay thì bộ máy tổ chức QTRR TD tại PVFC tương đối hoàn thiện.
2.4.1.2. Kết quả đạt được về chính sách quản trị rủi ro tín dụng
2.4.1.2.1Về mơ hình phân cấp mức phán quyết tín dụng
Việc xác định rõ ràng và hợp lý các cấp phê duyệt tín dụng tại PVFC đảm bảo cho các quyết định tín dụng thận trọng và có thể chấp nhận được. Quyền phán quyết tín dụng được phân bổ cho những cấp bậc cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng phán xét và tính nhất quán cần thiết để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan khi phê duyệt một giao dịch tín dụng hoặc một chương trình tín dụng.
Việc phân bổ này tại PVFC hiện nay là phù hợp với mạng lưới hoạt động của PVFC, đồng thời đảm bảo việc cho vay chính xác kịp thời phục vụ khách hàng.
2.4.1.2.2Về quy trình nghiệp vụ cho vay
Quy trình tín dụng của PVFC đã được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế, giúp cho q trình cấp tín dụng được thống nhất, khoa học, phịng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Quy trình tín dụng của PVFC được phân định rõ qua ba bộ phận là bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận khách hàng, bộ phận thẩm định nhằm giúp chuyên mơn hóa hơn trong công việc, tuy nhiên chức năng thẩm địng vẫn nằm trong bộ phận khách hàng.
2.4.1.2.3Về hệ thống xếp hạng TDNB và xếp hạng TSĐB
Hệ thống xếp hạng của PVFC được thiết kế khá chi tiết, PVFC đã thuê đơn vị tư vấn là Ernst & Young để đảm bảo đúng chuẩn mực quốc tế. Hệ thống xếp hạng của PVFC vận hành tốt không những giúp cho PVFC ước tính dự phịng rủi ro tín dụng, mà cịn sử dụng kết hợp với Xếp hạng TSĐB để ra quyết định cho vay. Đánh giá về tổng thể thì Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của PVFC đã đáp ứng một phần yêu cầu của Basel về xếp hạng tín dụng khách hàng, theo đó PVFC đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp cơ bản chuyên gia thuần túy.
2.4.1.2.4Về quy định cấp tín dụng
Hội đồng quản trị đã xây dựng được chính sách tín dụng rõ ràng xun suốt trong q trình hoạt động và hướng tới đáp ứng yêu cầu của Basel về việc xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp thơng qua việc ban hành Quy chế tín dụng, và các quy định kèm theo để hướng dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng. Theo đó, Ban Tổng giám đốc sẽ tiến hành thực thi các định hướng này và phát triển chính sách để kiểm sốt nợ xấu ở từng khoản tín dụng.
Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, kiểm sốt rủi ro, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
PVFC tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Dầu khí, năng lượng, khoáng sản; lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho Dầu khí, năng lượng, khống sản; dịch vụ du lịch cao cấp; đầu tư và kinh doanh khu đô thị mới, khu công nghiệp, văn phịng cho th, chung cư cao cấp; tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm; Kinh tế biển, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.
Các giới hạn tín dụng tại PVFC bao gồm: Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong một thời kỳ; giới hạn tăng trưởng tín dụng theo từng khách
hàng, nhóm khách hàng, ngành nghề, kỳ hạn, loại tiền cho vay; tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; giới hạn về tỉ lệ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ; giới hạn vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. PVFC xác định giới hạn tín dụng đối với một số ngành cụ thể theo kế hoạch năm 2013 như sau:
Bảng 2.12: Giới hạn tín dụng nă 2013
STT Ngành nghề
Giới hạn tối đa của ĩnh vực cho vay/tổng
dư n (%)
1 Dầu khí, năng lượng, khống sản 52%
2 Các hoạt động phục vụ cho Dầu khí, năng
lượng, khoáng sản 17%
3 Dịch vụ du lịch cao cấp Resort, sân gôn 2%
4 Kinh tế biển: Vận tải biển, cảng biển, các ngành
phụ trợ cho vận tải và cảng biển 10%
5 Bất động sản, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp, khu cơng nghiệp 5%
6 Tài chính, tín dụng, chứng khốn 1%
Lĩnh vực khác 13%
Nguồn: Kế hoạch tỷ trọng hạn mức tín dụng của PVFC năm 2013
2.4.1.2.5Về việc thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay
Việc giám sát khoản vay được thực hiện khơng những tại bộ phận quản lý tín dụng của chi nhánh mà cịn được thực hiện tại Ban giám sát và xử lý nợ trực thuộc hội sở, có quy định chặt chẽ tại Quy chế giám sát và xử lý nợ. Việc này làm giảm rủi ro phát sinh khi qua nhiều cấp kiểm sốt. Ngồi ra, tại chi nhánh cịn có bộ phận xử lý nợ được thành lập để phối hợp với Ban giám sát và xử lý nợ để giám sát khoản nợ xấu.
Đối với những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, Ban giám sát sẽ cử cán bộ xuống chi nhánh để đi kiểm tra sau cho vay cùng chi nhánh nhằm đánh giá rủi ro được chính xác hơn. Như vậy, việc kiểm tra các khoản tín dụng tại PVFC được thực hiện rất chặt chẽ và có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị.
2.4.1.3. Kết quả đạt được của quy trình QTRR TD
- Xây dựng được mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng và xếp hạng TSĐB theo phương pháp hiện đại, giúp đo lường rủi ro tín dụng nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
- Việc phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ – NHNN tại PVFC là một bước tiến trong hoạt động QTRR TD. Bởi vì về cơ bản, việc phân loại nợ theo