Việc giám sát khoản vay được thực hiện khơng những tại bộ phận quản lý tín dụng của chi nhánh mà còn được thực hiện tại Ban giám sát và xử lý nợ trực thuộc hội sở, có quy định chặt chẽ tại Quy chế giám sát và xử lý nợ. Việc này làm giảm rủi ro phát sinh khi qua nhiều cấp kiểm sốt. Ngồi ra, tại chi nhánh cịn có bộ phận xử lý nợ được thành lập để phối hợp với Ban giám sát và xử lý nợ để giám sát khoản nợ xấu.
Đối với những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, Ban giám sát sẽ cử cán bộ xuống chi nhánh để đi kiểm tra sau cho vay cùng chi nhánh nhằm đánh giá rủi ro được chính xác hơn. Như vậy, việc kiểm tra các khoản tín dụng tại PVFC được thực hiện rất chặt chẽ và có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị.
2.4.1.3. Kết quả đạt được của quy trình QTRR TD
- Xây dựng được mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng và xếp hạng TSĐB theo phương pháp hiện đại, giúp đo lường rủi ro tín dụng nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
- Việc phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ – NHNN tại PVFC là một bước tiến trong hoạt động QTRR TD. Bởi vì về cơ bản, việc phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo thơng lệ quốc tế (Basel II). Cịn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ. Mặt khác, phân loại nợ theo điều 7 sẽ giúp PVFC phân loại nợ trung thực hơn, giúp ban lãnh đạo Tổng cơng ty có chiến lược kinh doanh rõ ràng, hạn chế rủi ro tín dụng.
2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động QTRR TD tại PVFC
2.4.2.1 Hạn chế trong việc xây dựng chính sách QTRR TD
* Chưa xâ dựng đư c chiến ư c quản trị rủi ro dài hạn
- Kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm chủ yếu dựa vào sự tổng hợp của Chi nhánh và giao kế hoạch của Tập đồn Dầu khí. Sau đó đơn vị Kế hoạch tại Hội sở căn cứ vào yếu tố cụ thể về tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và các yếu tố thị trường để đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng cho năm sau. Các yếu tố khác như phân tích lợi nhuận, chi phí, mức độ rủi ro hầu như chưa được đề cập đến. - Đối tượng khách hàng chính của PVFC là các khách hàng trong ngành dầu khí, tuy
nhiên việc cấp tín dụng cho các khách hàng này PVFC chưa quy định cụ thể về tiêu chí cho vay đối với đối tượng khách hàng này mà chỉ quy định chung chung về cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp..., gây khó khăn trong q trình thẩm định khách hàng vì ngành dầu khí có những đặc thù riêng.
* Hệ thống các quy trình, quy chế về tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng chưa đầ đủ:
- Quy trình tín dụng tuy có phân chia thành 3 bộ phận là bộ phận khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý tín dụng nhưng chức năng thẩm định khách
hàng vẫn thuộc về bộ phận khách hàng. Như vậy, sẽ không khách quan trong quá trình thẩm định, vì bộ phận khách hàng chịu áp lực về doanh thu và lợi nhuận kinh doanh.
- PVFC chưa có hệ thống văn bản quy định cụ thể về chính sách và trình tự QTRRTD như quy trình nhận diện, đánh giá, phân loại và quản lý RRTD, chính sách QTRRTD, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản tín dụng. Do vậy, hoạt động QTRRTD chưa được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện một cách thống nhất trên toàn hệ thống.
* Về hệ thống thông tin:
- Hệ thống thông tin và xử lý thơng tin trong q trình quản trị còn hạn chế, các phần mềm chưa đáp ứng được nhu cầu xuất báo cáo QTRR kịp thời.
- Hiện nay phần mềm tín dụng corebanking đã được đưa vào sử dụng vào năm 2010, tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả về mặt quản lý vì hỗ trợ rất hạn chế việc xuất báo cáo quản trị.
- Chưa có kênh thơng tin dự báo về tình hình kinh tế thị trường cho các cán bộ tín dụng và cán bộ QTRR TD tham khảo để có thể dự báo rủi ro tốt hơn.
* Về mơ hình phân c p m c phán quyết tín dụng
Phân cấp phê duyệt hạn mức cho mỗi chi nhánh khá cao, so với các NHTM thì mỗi chi nhánh chỉ được phê duyệt khoản tín dụng vài trăm triệu đồng. Việc phân cấp tín dụng cao cho các chi nhánh có thuận lợi là chi nhánh chủ động trong kinh doanh, thời gian xử lý hồ sơ ngắn do khơng phải trình qua nhiều cấp phê duyệt, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên đứng trên quan điểm QTRR TD thì việc phân cấp phê duyệt cao sẽ gây ra rủi ro về đạo đức đối với cán bộ cấp dưới, dễ phát sinh nợ xấu.
* Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
PVFC chỉ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ nhận diện những dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh mà chưa thể dựa vào kết quả này để xây dựng hệ thống tín tốn tổn thất dự kiến (EL), nhằm ước lượng trước mức dự phòng.
Việc thực hiện kiểm tra và giám sát khoản vay được quy định khá rõ ràng, tuy nhiên do đặc thù cho vay chủ yếu trong ngành dầu khí, nên việc đánh giá mức độ quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay chưa đúng, một số cán bộ tín dụng vẫn thực hiện kiểm tra sau cho vay khá sơ sài, mang tính đối phó nên khơng thực hiện được chức năng QTRR TD.
* Về Công tác kiểm tra giám sát nội bộ: Chưa được chú trọng, kiểm tra giám sát
mang tính hình thức và khơng thực sự phát huy hiệu quả.
* Về nhận diện các khoản tín dụng có v n đề:
Hiện nay công tác kiểm tra sau cấp tín dụng tại PVFC nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nhận định chung chung chưa chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện khoản tín dụng có vấn đề, cũng như chưa có hướng dẫn nội bộ trong việc nhận biết các biểu hiện của một khoản tín dụng có vấn đề và biểu hiện của một chính sách tín dụng kém hiệu quả. Chính từ những hạn chế đó mà PVFC chưa có những giải pháp phòng ngừa RRTD hiệu quả và kịp thời.
* Về công tác xử lý n x u:
Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác xử lý nợ, song nhiều khoản nợ tại PVFC vẫn phải xử lý từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để chuyển ra theo dõi ngoại bảng chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay.
* Về công tác phân loại n và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Do việc phân loại nợ đối với khách hàng doanh nghiệp tại PVFC được thực hiện theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ nên nhiều cán bộ tín dụng đã lợi dụng điều này để nâng điểm xếp hạng của khách hàng nhằm trách phải phân loại nợ vào nhóm rủi ro cao hơn. Việc phân loại nợ này chưa có chế độ kiểm tra kiểm sốt nội bộ nên dễ phát sinh rủi ro đạo đức.
2.4.2.2 Hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy QTRR TD
* Nhân sự QTRRT chưa hồn thiện
- Năng lực của bộ phận QTRRTD cịn nhiều hạn chế cả về kinh nghiệm, kiến thức và sự nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng, phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.
* Về mơ hình QTRR TD:
PVFC chưa xây dựng được một mơ hình QTRR TD rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cũng như chưa xác định được mức chấp nhận rủi ro của Tổng công ty, các cá nhân tiếp xúc rủi ro và quản lý rủi ro chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này. Do đó, hoạt động QTRR TD chưa được linh hoạt và tồn diện, chưa đảm bảo tính độc lập giữa đơn vị quản lý và đơn vị chấp nhận rủi ro.
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động QTRR TD tại PVFC
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan * Về chính sách QTRR TD
- Chưa có định hướng hoạt động QTRR TD cụ thể nên khơng đưa ra được tiên chí đánh giá trong tương lai.
- Hệ thống cơ chế chính sách cịn lỏng lẻo, chưa có cơ chế phân chia trách nhiệm giữa các cấp có liên quan trong q trình cấp tín dụng cũng như việc thưởng, phạt thích đáng.
- Hệ thống cơng nghệ thơng tin chưa hỗ trợ công tác QTRR TD.
* Về cơ cấu tổ chức
- Nhận thức của ban lãnh đạo về QTRR chưa cao: một số cán bộ cấp cao còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác QTRR TD, do đó chưa có định hướng QTRR tốt.
- Năng lực của bộ phận QTRRTD còn nhiều hạn chế cả về kinh nghiệm, kiến thức và sự nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng, phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.
- Trình độ và kinh nghiệm của CBTD còn nhiều yếu kém, đặc biệt là trong việc phân tích và dự báo các thơng tin kinh tế xã hội. Việc phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chưa phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, chất lượng nhiều khoản tín dụng thấp, khó xử lý hoặc thời gian xử lý dài.
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan
* Do mơi trường kinh tế chính trị, và pháp luật khơng ổn định
Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến cơng tác QTRR TD tại PVFC. Cụ thể là khi chính sách của nhà nước thay đổi, hoạt động QTRR TD chưa thay đổi kịp thời thì khả năng xuất hiện rủi ro là khó tránh khỏi. Đặt biệt, tại PVFC lại chưa có hệ thống dự báo biến động mơi trường bên ngồi thì xác suất xảy ra rủi ro là rất cao.
* Do NHNN chưa có quy định cụ thể về QTRR TD
Hiện nay NHNN chưa có định hướng cụ thể về việc áp dụng Basel vào QTRR TD tại các TCTD ở Việt Nam, nên các TCTD tự xây dựng quy định riêng về QTRR TD, như vậy khơng đồng nhất trong hệ thống tài chính ngân hàng, dễ gây ra rủi ro đối với các TCTD, đặc biệt là đối với cơng ty tài chính như PVFC thì quy định của NHNN càng lỏng lẻo hơn ngân hàng.
Hiện nay, NHNN đã thành lập công ty mua bán nợ (VAMC) nhưng một số quy định của VAMC còn gây tranh cãi, các khoản nợ bán cho VAMC đòi hỏi điều kiện cao, nên chưa phát huy được vai trò là trung gian xử lý nợ để khai thông vốn cho nền kinh tế.
K T LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu được thực trạng hoạt động tín dụng tại PVFC cũng như những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, chương 2 cịn đi sâu phân tích cơng tác QTRR TD hiện tại của PVFC, đó là PVFC đã xây dựng được bộ máy QTRR TD hiện đại, Quy định về chính sách QTRR TD cũng như quy trình QTRR TD đang được thực hiện tại PVFC. Từ việc phân tích này, tác giả đưa ra đánh giá về những thành tựu cũng như những hạn chế mà công tác QTRR TD tại PVFC chưa đạt được và nguyên nhân của vấn đề này, làm cơ sở để đưa ra giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THI N CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CƠNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VI T NAM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CƠNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VI T NAM
Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Với thâm niên hoạt động 13 năm, thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), PVFC đã chủ động xây dựng và hợp tác cùng mạng lưới các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngồi nước, xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn thành công cho rất nhiều dự án lớn trị giá hàng triệu USD trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng. PVFC có tổng tài sản 90.000 tỉ đồng; vốn điều lệ 6.000 tỉ đồng, trong đó, Tập đồn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 78% cổ phần, cổ đơng chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley nắm giữ 10% cổ phần. Là một trong các cơng ty tài chính hàng đầu, PVFC đã khẳng định được vị trí và uy tín vững chắc trên thị trường tài chính Việt Nam.
Hoạt động của PVFC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: thu xếp vốn, cho vay các dự án trong ngành và đầu tư. Trong những năm vừa qua, Tổng công ty đã liên tục đạt được các con số ấn tượng trong thu xếp tài chính cho PVN và các đơn vị thành viên. PVFC có mối quan hệ rất khăng khít, có bề dày kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ cho các công ty trong ngành Dầu khí – đó là điều kiện thuận lợi để thu hút các khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân đến với PVFC.
Hiện nay, PVFC là một cơng ty tài chính có quy mơ lớn về vốn chủ sở hữu so với hầu hết những cơng ty tài chính của Việt Nam, với phương châm hoạt động “vì sự phát triển vững mạnh của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”. Qua 10 năm hình thành và phát triển, PVFC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính, thu xếp hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án cho PVN và các đơn vị thành viên, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí.
Định hướng tín dụng của PVFC trong thời gian sắp tới là vẫn thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, và phát triển thêm đối tượng
khách hàng ngồi ngành, trong đó tập trung các khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại sản xuất trong nước, luôn giữ tỷ lệ cân đối về tổng huy động và tín dụng (mục tiêu năm 2011 là dưới 85%), và luôn đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn theo quy định của NHNN.
• Hợp nhất PVFC và Western Bank
Ngày 18/5/2013, PVFC đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, chỉ tiêu kế hoạch 2013 và thông qua bản đề án hợp nhất với NHTMCP Phương Tây (WesternBank). Trước đó, tại cuộc họp cổ đông của WesternBank tổ chức ngày 16/03/2013, cổ đông ngân hàng cũng đã nhất trí với kế hoạch hợp nhất này. Ngân hàng hợp nhất sẽ có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, ứng với 900 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Sau hợp nhất, tổng tài sản của Ngân hàng hợp nhất đạt mức 105.641 tỷ đồng. Tiền gửi và vay các TCTD khác là 18.285 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng 25.357 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả 96.485 tỷ đồng,
tổng vốn chủ sở hữu 9.156 tỷ đồng.
Theo dự thảo Hợp đồng Hợp nhất giữa PVFC và Western Bank, HĐQT của Ngân hàng sẽ có 7 thành viên, trong đó 4 thành viên do PVN cử, 1 thành viên độc lập và 2 thành viên do WesternBank đề cử. Như vậy, PVN vẫn nắm vai trò chi phối đối với hoạt động của Ngân hàng hợp nhất.
Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng hợp nhất được xây dựng dựa trên những giả định về môi trường vĩ mô và các biến động tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng hợp nhất, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của ngân hàng hợp nhất
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Nă 2013 Nă 2014 Nă 2015 1. Quy mô vốn - Vốn điều lệ (tỷ VNĐ) 9.000 9.000 12.000 - Tỷ lệ an toàn vốn CAR 10.10% 9.03% 9.06%
- Nguồn vốn 1/tổng tài sản huy động từ thị trường 33% 37% 41% - Nguồn vốn 2/tổng tài sản huy động từ thị trường 45% 40% 34% - Vốn tự có/tổng tài sản 6% 5% 5%