Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Nă 2013 Nă 2014 Nă 2015 1. Quy mô vốn - Vốn điều lệ (tỷ VNĐ) 9.000 9.000 12.000 - Tỷ lệ an toàn vốn CAR 10.10% 9.03% 9.06%
- Nguồn vốn 1/tổng tài sản huy động từ thị trường 33% 37% 41% - Nguồn vốn 2/tổng tài sản huy động từ thị trường 45% 40% 34% - Vốn tự có/tổng tài sản 6% 5% 5%
- Tỷ lệ cho vay/Nguồn vốn huy động 69% 71% 73%
3. Hiệu quả hoạt động
- ROE 15.38% 19.64% 18.41%
- ROA 0.87% 0.93% 0.94%
Nguồn: Báo cáo rút gọn về đề án hợp nhất của PVFC Như vậy, tình hình tài chính sau hợp nhất khả quan hơn và chỉ tiêu lợi nhuận đạt được tương đối tốt so với các NHTM hiện nay.
Hợp nhất với Western bank là hướng phát triển tất yếu của PVFC vì định hướng của PVFC là hoạt động theo mơ hình ngân hàng. Vì hoạt động theo mơ hình cơng ty tài chính có nhiều hạn chế so với ngân hàng. Cụ thể là, theo Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, cơng ty tài chính khơng được huy động vốn của cá nhân nhưng được huy động vốn của các tổ chức ở tất cả các kỳ hạn. Như vậy, khi phát triển theo mơ hình ngân hàng, PVFC có thể phát huy thế mạnh và điều kiện hoạt động. Với quy mô tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, ngân hàng mới sẽ nằm trong Top 18 ngân hàng lớn của hệ thống. Ngân hàng sau hợp nhất sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng thương mại, trong đó huy động vốn cá nhân, dịch vụ thanh toán, mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, là những hoạt động mà PVFC hiện nay bị hạn chế. Ngược lại, WesternBank vốn thiên về huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân, sau khi hợp nhất sẽ có cơ hội tiếp cận các khách hàng tổ chức lớn, các dự án trọng điểm… là những điều mà WesternBank khó có khả năng thực hiện trong quá trình hoạt động trước đây. Bên cạnh đó, mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp nhất cũng sẽ được khai thác sâu, rộng hơn với 104 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nước trên cơ
sở kế thừa và phát triển các chi nhánh, điểm giao dịch của PVFC và WestenBank với khách hàng hiện có của cả 2 đơn vị.
Như vậy, sự kết hợp giữa lợi thế quy mô, khách hàng, cổ đông lớn (PVN) của PVFC, với mơ hình hoạt động của Western Bank sẽ bổ trợ cho nhau, tạo thành một ngân hàng mới lớn mạnh cả về quy mô tài sản, mạng lưới, công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng so với lợi thế đơn lẻ của mỗi chủ thể trước hợp nhất, tạo thêm giá trị cộng hưởng cho mỗi cổ đông.
Bên cạnh thuận lợi, Ngân hàng sau hợp nhất chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những khó khăn phía trước để tương thích với thị trường và tạo sự đồng thuận trong quản trị điều hành, hay sự hịa hợp văn hóa của hai doanh nghiệp. Những thách thức và khó khăn có thể kể đến là sự thay đổi về tư duy kinh doanh – PVFC từ tư duy kinh doanh bán buôn sang tư duy kinh doanh bán lẻ – đây là một trong những thách thức lớn trong thời gian tới đối với lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên PVFC. Tuy nhiên, với những hoạt động chuẩn bị kỹ lưỡng giữa hai bên mà thực tế đã và đang diễn ra, sự hợp nhất chắc chắn sẽ thành cơng và đây cũng có thể sẽ mở ra một giải pháp hiệu quả để thực hiện tái cơ cấu các công ty tài chính khác tại thị trường Việt Nam. Cho dù PVFC có giữ ngun mơ hình hoạt động là cơng ty tài chính hay chuyển đổi thành ngân hàng, thì hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trị quan trọng và mang lại doanh thu cao, vì vậy QTRR TD là việc hết sức cần thiết đối với PVFC trong tương lai nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, mang lại lợi nhuận cao và giúp PVFC phát triển bền vững.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THI N CÔNG TÁC QTRR TD TẠI PVFC
PVFC đã sắp chuyển đổi mơ hình thành NHTM, hoạt động QTRR TD tại PVFC vẫn được duy trì vì tín dụng là hoạt động quan trọng của các TCTD Việt Nam hiện nay, với cơ cấu tổ chức như trên thì Ngân hàng hợp nhất sẽ vẫn đi theo mơ hình QTRR TD của PVFC hiện nay đó là mơ hình quản trị rủi ro tập trung. Để hồn thiện hơn nữa mơ hình này, tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau:
3.2.1 Giải pháp về chính sách QTRR TD
3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
- Chính sách tín dụng phải được đưa ra kịp thời để giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các biến động của thị trường.
- Có chính sách ưu đãi dịch vụ đối với các khách hàng ưu tiên trong ngành dầu khí để phục vụ kịp thời các đối tượng khách hàng này nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho PVFC. Đồng thời phải quy định rõ về các tiêu chí thẩm định đối với ngành dầu khí vì ngành này có đặc thù riêng.
- Cần có quy định về phân chia khách hàng cho từng chi nhánh, tránh sự chồng chéo trong cho vay giữa các chi nhánh, gây giảm uy tín của PVFC.
- Giảm dần tỷ lệ cho vay trung dài hạn và hướng tới cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng.
- Mỗi hồ sơ tín dụng cần phải có một danh mục chứng từ cho vay thống nhất. Đối với từng khoản vay, có quy định riêng về những chứng từ khác và phải có chứng thực đối với chứng từ do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phải có sao y của công ty đối với chứng từ của công ty nhằm hạn chế việc lừa đảo của khách hàng. - Trong tương lai, PVFC sẽ chuyển đổi mơ hình thành NHTM nên việc phát triển
thêm các sản phẩm tín dụng là điều tất yếu, đặc biệt là mục tiêu của PVFC là phát triển để phục vụ ngành dầu khí, vì vậy PVFC nên có hệ thống các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tín dụng đa dạng phù hợp với ngành dầu khí để có thể liên kết một cách chặt chẽ với nhau giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của PVFC cũng như kiểm soát rủi ro của khách hàng. Ví dụ: ngồi việc cung cấp sản phẩm cho vay ngắn hạn cho khách hàng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), PVFC còn cung cấp cho PV Oil các sản phẩm quản lý tài chính. Như vậy, PVFC vừa cung cấp dịch vụ cho khách hàng, vừa có thể kiểm sốt dịng tiền của khách hàng, thuận tiện trong việc thu hồi nợ và kiểm sốt rủi ro.
3.2.1.2 Cải tiến quy trình tín dụng
- PVFC nên xây dựng lại quy trình tín dụng mà trong đó bộ phận khách hàng chỉ phụ trách tiếp thị khách hàng, chức năng thẩm định hồ sơ do bộ phận thẩm định
đảm nhiệm, như vậy sẽ khách quan hơn trong cơng tác thẩm định vì cán bộ thẩm định khơng chịu chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
3.2.1.3 Hồn thiện cơng tác phân cấp phê duyệt tín dụng
Hạn mức phê duyệt được phân cấp tại PVFC khá cao vì vậy tác giả khuyến nghị PVFC cần đánh giá năng lực, đạo đức của cán bộ trước khi phân quyền phê duyệt tín dụng. Có thể ủy quyền theo các tiêu chí như cấp bậc chức vụ trong hệ thống, đặc điểm danh mục tín dụng đang quản lý, kinh nghiệm của cán bộ …
Bên cạnh đó, PVFC nên xây dựng cơng tác phê duyệt tín dụng tập trung, đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong mơ hình QTRR hiện đại. PVFC nên ủy quyền phê duyệt tín dụng thấp cho các chi nhánh, các khoản vay lớn nên tập trung ở hội sở. Để làm được điều này đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực ở hội sở để việc phê duyệt tín dụng được tiến hành kịp thời. Phương thức phê duyệt tập trung này sẽ đảm bảo chất lượng tín dụng cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh các chi nhánh của các tổ chức tín dụng phải tham gia kinh doanh với tinh thần cạnh tranh rất cao để đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Đồng thời, do thông tin cũng được tập trung, nên Hội sở có thể chia sẻ rất nhiều thông tin, kinh nghiệm cho các chi nhánh nhằm nâng cao trình độ phát triển, nhìn nhận, thẩm định khách hàng.
3.2.1.4 Hồn thiện cơng tác Quản lý tín dụng và xử lý nợ
+ Quản lý tín dụng: Việc kiểm tra sau cho vay và định giá lại TSĐB tại PVFC
hiện nay được quy định rõ trong quy trình tín dụng, tuy nhiên cán bộ tín dụng thực hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này thì PVFC nên có chế tài rõ ràng, quy định chặt chẽ hơn về kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ.
+ Xử lý nợ: Trong tương lai để xử lý nợ được hiệu quả hơn, PVFC cần thành lập công ty con chuyên về xử lý nợ như hiện nay một số TCTD đang làm, nhằm tập trung vào việc xử lý tài sản và tối đa hoá tỉ lệ thu hồi thông qua việc tái cơ cấu chủ động. Việc này địi hỏi phải hình thành một hành lang pháp lý hoạt động hiệu quả, các nguyên tắc kế toán và qui định về công bố thông tin phù hợp được giảm sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền, thị trường và bên thứ ba.
3.2.1.5 Hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo chuẩn mực Basel
- Hồn thiện quy trình nghiệp vụ và công tác triển khai XHTD tại PVFC: Hiện nay, ban QTRR đang là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm hướng dẫn và triển khai hệ thống XHTD nội bộ. Vì vậy, Ban QTRR nên tổ chức nhiều buổi hội thảo để hướng dẫn trực tiếp các cán bộ tín dụng về quy trình và cách thức chấm điểm. Đồng thời, Ban QTRR nên kiểm tra đột xuất việc thực hiện chấm điểm tại các đơn vị để đảm bảo các đơn vị tuân theo quy định của PVFC nhằm nâng cao hiệu quả của việc chấm điểm XHTDNB.
- Hồn thiện mơ hình tổ chức và nhân sự: hồn thiện theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan. Để đảm bảo tính độc lập và khách quan trong công tác chấm điểm XHTD thì PVFC nên quy định về kiểm sốt chéo, kiểm sốt nhiều vịng (từ đơn vị kinh doanh, đến bộ phận kiểm soát rủi ro, đến bộ phận kiểm sốt nội bộ). Bên cạnh đó, để đáp ứng chuẩn mực QTRR TD theo Basel, cán bộ tín dụng phải có kiến thức chun sâu, ứng dụng các mơ hình định lượng trong phân tích.
- Hồn thiện phương pháp xếp hạng: PVFC cần dựa vào số liệu thống kê và mơ hình phân tích định lượng về các đối tượng khách hàng để quyết định các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng thay vì dựa vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia, để dần dần PVFC sẽ tiến tới xây dựng hệ thống XHTDNB theo chuẩn Basel (phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản – Foundation Internal Rating Based Approach, FIRB và phương pháp Xếp hạng tín dụng tiên tiến – Advanced Internal Rating Based Approach, AIRB).
- Kiểm sốt thơng tin đầu vào chấm điểm tín dụng: như đã phân tích ở các phần trên, hệ thống thông tin về các doanh nghiệp chưa minh bạch, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì báo cáo tài chính đa số là khơng được kiểm tốn. Đối với những trường hợp như vậy, nếu thực hiện XHTDNB bình thường thì sẽ khơng chính xác. Vì vậy, PVFC cần xây dựng hệ thống dữ liệu từ bộ phận nhập liệu của các chi nhánh để lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác, làm căn cứ để XHTDNB cho các khách hàng tương tự.
Giám sát
C sở hạ tầng
Quy trình quản trị rủi ro
- Giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực hiện XHTBNB: việc nhập các chỉ tiêu phi tài chính hầu hết dựa vào ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng nên khó tránh khỏi việc khơng khách quan khi đánh giá khách hàng. Do đó, PVFC triển khai bộ phận kiểm sốt nội bộ định kỳ theo kỳ xếp hạng để đánh giá, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng XHTDNB tại PVFC.
3.2.2 Hồn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng
Để hồn thiện QTRR TD theo chuẩn Basel II, PVFC cần xây dựng cho mình khung QTRR phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Tác giả kiến nghị PVFC nên áp dụng khung quản trị rủi ro được sử dụng phổ biến trên thế giới:
Hình 3.1 Khung Quản trị rủi ro tín dụng dụng
Nguồn: Deloitte
Như vậy, để thực thi được một hệ thống QTRR TD tốt, PVFC cần phải có định hướng và xác lập hệ thống QTRR TD tối ưu. Một khung QTRR tốt là một khung toàn diện để bao quát hết tất cả những rủi ro của TCTD và có sự linh hoạt để
thích ứng với sự thay đổi trong kinh doanh. Một khung QTRR TD hiệu quả bao gồm:
- Xác định rõ ràng các chính sách quản trị rủi ro và các thủ tục bao gồm xác định rủi ro, chấp nhận rủi ro, đo lường, giám sát, báo cáo và kiểm soát.
- Thành lập cơ cấu tổ chức xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến rủi ro cũng như kiểm sốt nó.
- Cần có một hệ thống thơng tin quản trị hiệu quả để đảm bảo dịng chảy thơng tin từ cấp thực hiện đến cấp quản lý.
- Khung quản trị rủi ro cần một cơ cấu để đảm bảo đánh giá hệ thống, chính sách, và quy trình một cách liên tục.
3.2.3 Hồn thiện c c u tổ ch c QTRR TD
3.2.2.1 Hoàn thiện bộ máy QTRR TD
Để hồn thiện cơng tác QTRR TD tại PVFC, cần phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong bộ máy cũng như hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận. Ngoài ra, việc nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro ở cấp quản trị cũng hết sức cần thiết, bởi vì Ban lãnh đạo cấp cao là nhân tố quyết định đối với việc thiết kế, xây dựng và duy trì sự vận hành của khung QTRR. Chính cấp quản trị là nhân tố truyền đạt thông điệp QTRR đến các cấp khác, giúp mọi cấp trong hệ thống ý thức được việc QTRR là trách nhiệm của tất cả các cá nhân chứ không chỉ là chức năng của bộ phận chuyên trách nào. PVFC nên định hướng QTRR phải được tạo thành thơng lệ mạnh mẽ để có thể đưa việc quản lý rủi ro vào mọi cấp.
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng nhân sự QTRR TD
− PVFC nên xây dựng cơ chế tuyển dụng rõ ràng, quy định chi tiết tiêu chuẩn đạo đức cán bộ làm cơng tác tín dụng, thẩm định tín dụng và QTRR TD
− Khi tuyển dụng cần phải lập hội đồng tuyển dụng tập trung tại hội sở do những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng tuyển dụng nhân sự, tránh tình trạng tuyển dụng tràn lan tại các chi nhánh như hiện nay,
−PVFC đã có quy định bộ tiêu chuẩn đạo đức đối với cán bộ thẩm định tín dụng nhưng chưa áp dụng vào quá trình tuyển dụng nhân sự, do đó tác giả kiến nghị PVFC nên nhanh chóng triển khai bộ tiêu chuẩn này vào quy trình tuyển dụng.
−Việc đào tạo tại PVFC hiện nay do Trung tâm đào tạo phụ trách. Định kỳ, trung tâm đào tạo mở những lớp học để cán bộ trong hệ thống tham dự. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo tại PVFC chưa thật sự tốt. Tài liệu chưa chuyên sâu, giảng viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên khi truyền đạt chưa hấp dẫn. Việc đào tạo chỉ mang tính hình thức mà chưa mang lại hiệu quả thực sự. Vì vậy, để nâng cao chất