2.3 QUẢN TR ỦI RO TÍN DỤNG ẠI PVFC
2.3.1.2.1 Thực hiện mơ hình phân cấp mức phán quyết tín dụng
Hệ thống phê duyệt tín dụng của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức tín dụng cụ thể. Cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được xây dựng trên cơ sở năng lực của từng cấp cũng như đặc thù tín dụng của từng đơn vị. Ngoài ra, việc xây dựng mức phân cấp phán quyết tín dụng cũng dựa vào việc phân cấp để phục vụ ngành dầu khí, đó là phân chia thẩm quyền phê duyệt đối với công ty trong ngành và cơng ty ngồi ngành dầu khí.
Cấp phê duyệt tín dụng cao nhất là Hội đồng quản trị. Hàng năm hoặc khi xét thấy cần thiết, căn cứ vào quy mô và định hướng hoạt động của Tổng công ty, HĐQT sẽ quyết định mức phán quyết của Tổng Giám Đốc. Trong hạn mức phán quyết này, Tổng Giám Đốc có quyền phân cấp hạn mức phê duyệt tín dụng cho các cấp Phó Tổng Giám Đốc, Giám Đốc Chi nhánh. Tại PVFC hiện nay, thẩm quyền phê duyệt tín dụng ngắn hạn của Tổng Giám Đốc tối đa là 300 tỷ đồng, và của Giám đốc chi nhánh tối đa là 80 tỷ đồng và được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
−Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN; −Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp tín dụng;
−Tuân thủ tỷ trọng, hạn mức tín dụng; đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng; đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của KH;
−Quyết định cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc quyết định cao nhất, nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/không đồng ý/ý kiến khác về phương án cấp tín dụng và được quyền bảo lưu ý kiến. Cấp cao nhất theo phân cấp hạn mức tín dụng là cấp có quyết định cuối cùng;
−Người tham gia phê duyệt tín dụng không đồng thời là người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng;
− Quyết định cấp tín dụng phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung phê duyệt về điều kiện cấp tín dụng như số tiền cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, mục đích cấp tín dụng, tài sản bảo đảm, lãi suất, phớ, cỏc điều kiện cấp tín dụng và các điều kiện giải ngân.