.Triển khai sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bảo hiểm tại công ty bảo hiểm daichi (Trang 54 - 57)

Bảo Hiểm Daichi Hà Nội là một Chi nhánh thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Daichi Việt Nam và không được tham gia thiết kế sản phẩm bảo hiểm, tuy nhiên Cơng ty lại chính là đơn vị trực tiếp thực hiện cơng tác triển khai sản phẩm.

Sản phẩm sau khi được hồn thiện sẽ được Tổng Cơng ty chuyển xuống các Phịng chịu trách nhiệm chính về bảo hiểm đó. Ví dụ bảo hiểm cháy nổ sẽ được đưa về phòng Bảo hiểm Cháy hay Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư lại được chuyển về phòng Bảo hiểm rủi ro - kĩ thuật,… Phòng thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm và hướng dẫn cho các Phòng khác để đem đi khai thác trên thị trường. Trong quá trình khai thác sản phẩm các Phịng có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất trong việc hoàn thiện sản phẩm. Những kiến nghị đề xuất đó sẽ được tập hợp trong tồn bộ q trình khai thác bảo hiểm, ngồi việc trực tiếp rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong qua trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm, Công ty sẽ thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm bảo hiểm mà họ được bảo hiểm và về chất lượng dịch vụ khách hàng. Việc thu thập ý kiến khách hàng có thể thực hiện thường xun hoặc định kì theo kế hoạch quý, kế hoạch năm nhưng điều quan trọng là sau khi thu thập được các phòng phải tiến hành đánh giá, phân tích và rút ra những vấn đề liên quan để kiến nghị lên Ban lãnh đạo Cơng ty. Việc hồn thiện sản phẩm sẽ do Tổng Cơng ty thực hiện và chuyển về cho các Phịng ban, Chi nhánh tiếp tục triển khai sản phẩm. Tuy nhiên đối với cơng tác triển khai sản phẩm thì Cơng ty cần phải quan tâm tới một số vấn đề sau:

- Mỗi sản phẩm bảo hiểm đưa ra giống như một quy trình vì vậy khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng chúng ta phải làm cho khách hàng không chỉ cảm nhận được giá trị của sản phẩm bảo hiểm đó mà cịn cảm nhận được những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Bất kể vấn đề gì thuộc phạm vi hợp đồng chúng ta đều phải có trách nhiệm giải quyết, cịn đối với những vấn đề nằm ngoài điều khoản cam kết hợp đồng chúng ta cũng phải có những cách xử lý thích hợp để làm hài lịng khách hàng. Khi khách hàng thác mắc trong quá trình tư vấn bảo hiểm hay khơng hài lịng với một số điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, Công ty phải nhanh chóng tìm ra được ngun nhân và định hướng giải quyết.

- Phân tích tình hình khai thác: khai thác bảo hiểm là giai đoạn đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra thị trường. Kết quả của khâu khai thác được thể hiện ở các chỉ tiêu như: số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, số hợp đồng bảo hiểm đã được kí kết, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp, số phí bảo hiểm thu được,…Để tổ chức tốt khâu khai thác Công ty cần tiến hành tốt cac bước sau: Lập kế hoạch, xác định các biện pháp khai thác, đề ra các biện pháp hỗ trợ, tổ chức khai thác theo từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm và cuối cùng là đánh giá rút kinh nghiệm. - Phân tích tình hình kiểm sốt tổn thất: Tổn thất là điều mà cả doanh

nghiệp bảo hiểm và cả khách hàng đều khơng mong muốn. Tuy nhiên có những tổn thất xảy ra có thể kiểm sốt được nhưng cũng có những tổn thất khơng thể lường trước được vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện

tốt khâu kiểm soát tổn thất. Tránh được tổn thất xảy ra và kiểm soát được tổn thất sẽ tạo niềm tin của khách hàng đối với Cơng ty và góp phần bảo đảm an tồn cho xã hội. Ví dụ đối với bảo hiểm TNNN KTS và KSTV để kiểm soát và hạn chế tổn thất Công ty cần thực hiện những bước sau: + Nghiên cứu đánh giá nội dung bảo hiểm TNNN KTS và KSTV một cách cụ thể, chi tiết và có tính trước nhiều tình huống xảy ra trên thực tế. Như vậy khi xảy ra sự cố Công ty và cả khách hàng sẽ dễ dàng xác định được tổn thất đó có thuộc phạm vị được bảo hiểm hay khơng. Bởi vì trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều sự cố có thể xảy ra một cách bất ngờ. Ví dụ như trong q trình xây dựng do điều kiện địa lý phải thực hiện khác so với bản thiết kế thi cơng thì khi xảy ra sự cố không thuộc bản vẽ được bảo hiểm Cơng ty phải có điều khoản đề cập tới vấn đề đó. Cơng ty sẽ phải xem xét, đánh giá và bổ sung vào các điều khoản mới vào hợp đồng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

+ Khi xảy ra tổn thất Công ty phải lập tức tiến hành giải quyết tổn thất nhằm ổn định cho khách hàng yên tâm tiếp tục công việc. Yếu tố quan trọng nhất trong khâu giải quyết tổn thất chính là thời gian, khách hàng sẽ đánh giá cao Công ty nếu thời gian giải quyết tổn thất được thực hiện nhanh chóng. Vì thế trong hợp đồng bảo hiểm sẽ phải quy định rõ ràng thời hạn bảo hiểm sau tổn thất. Khi khách hàng thắc mắc nhân viên khai thác sẽ trực tiếp giúp đỡ khách hàng với thái độ nhiệt tình, hết lịng. Đối với Bảo hiểm TNNN KTS và KSTV để giảm thiểu tổn thất Công ty phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Công an, Bộ xây dựng, các phịng luật sư, các Cơng ty tư vấn, thiết kế,…để hỗ trợ và giúp đỡ các kiến trúc sư, kĩ sư tư vấn, các văn phòng tham gia bảo hiểm này. Ngồi ra Cơng ty có thể tham gia hoặc tổ chức những

buổi hội thảo liên quan tới lĩnh vực xây dựng, tư vấn, thiết kế xây dựng. Qua đó có thể hiểu thêm về ngành xây dựng đồng thời giúp Tổng Cơng ty hồn thiện sản phẩm cũng như tư vấn tốt hơn cho khách hàng.

+ Công ty phải thu thập để so sánh và đánh giá các vụ tổn thất xảy ra để rút kinh nghiệm đề phòng hạn chế tổn thất bằng cách: xác định nguyên nhân của các vụ tổn thất xảy ra, sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thất xảy ra với số tiền bảo hiểm thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm. Bằng cách đó Cơng ty sẽ xác định được nghiệp vụ bảo hiểm đó là một nghiệp vụ có “sinh lời” hay khơng và tìm các biện pháp để phát triển sản phẩm nếu nó mang lại lợi nhuận và các biện pháp giảm thiểu tổn thất nếu nó làm giảm doanh thu.

- Phân tích tình hình giám định, bồi thường: Mặc dù Bảo hiểm TNNN KTS và KSTV thường xảy ra ít tổn thất nhưng một khi xảy ra tổn thất thì khó xác định được tổn thất và số tiền bồi thường rất lớn. Chính vì vậy Cơng ty phải lên kế hoạch trước cho việc tổ chức giám định- bồi thường khi xảy ra sự cố. Việc giám định ngoài sự tham gia của các giám định viên của Cơng ty thì cần phối hợp với Tổng Cơng ty, các Phịng luật sư, Bộ xây dựng và các Cơng ty tư vấn, thiết kế liên quan khi có những sự cố lớn xảy ra ngồi khả năng kiểm sốt của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bảo hiểm tại công ty bảo hiểm daichi (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)