Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 32 - 36)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2 Khái quát về năng lực cạnh tranh

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

1.2.2.1 Thị phần

Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Khi xem xét người ta đề cập đến các loại thị phần sau:

- Thị phần của tồn bộ cơng ty so với thị trường : Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành

- Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ : Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của cơng ty so với doanh số của tồn phân khúc.

- Thị phần tương đối : Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty cạnh tranh trên thị trường như thế nào?

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.

Ưu điểm : Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu.

Nhược điểm : Phương pháp này khó đảm bảo tính chính xác do khó lựa chọn những doanh nghiệp mạnh nhất, đặc biệt là kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và thơng thường mỗi doanh nghiệp có thế mạnh trong một vài lĩnh vực nào đó và để đảm bảo hiệu quả thì phải phân nhỏ sự lựa chọn này thành nhiều lĩnh vực.

1.2.2.2 Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ

Sự ra đời của sản phẩm, dịch vụ mới luôn luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càng cao, số lượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹp quy mô thị trường của sản phẩm trong ngành.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nếu như sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sản phẩm bị thay thế. Chẳng hạn như ngày nay dịch vụ nhắn tin thông thường khơng cịn được sử dụng nhiều như trước kia, người tiêu dung chuyển sang sử dụng dịch vụ Zalo, Viber… nhiều hơn. Sự ảnh hưởng này có thể do giá bán của sản phẩm, dịch vụ quá cao khiến người tiêu dùng thay thế bằng việc sử dụng sản phẩm khác có mức giá thấp hơn hoặc nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao hơn.

1.2.2.3 Lợi nhuận

Một trong các chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt, ngược lại nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh rất thuận lợi.

Ngồi lợi nhuận cịn được thể hiện qua các chỉ tiêu tương đối như tỷ suất doanh lợi trên doanh thu (ROS), tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất doanh lợi trên tài sản (RÓA). Các chỉ số này cao đều chứng tổ doanh nghiệp làm ăn tốt và có khả năng cạnh tranh cao.

1.2.2.4 Năng lực tài chính

Năng lực về tài chính ln ln là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều vốn thì sẽ có đủ khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác khi họ thực hiện được các chiến lược cạnh tranh , các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như khuyến mại giảm giá...

Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.2.2.5 Chất lượng nguồn nhân lực

Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là một hướng đầu tư hiệu quả nhất, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, chính vì vậy cơng ty cần phải tổ chức đào

tạo huấn luyện nhằm mục đích nâng cao, chuẩn bị cho họ theo kịp với những thay đổi của cơ cấu tổ chức và của bản thân công việc.

Nguồn nhân lực có chất lượng càng cao thì năng lực cạnh tranh càng lớn và ngược lại.

1.2.2.6 Hoạt động nghiên cứu triển khai

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn doanh nghiệp của mình với thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được.

Một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mĩ với chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó, trên thực tế, chẳng có gì đảm bảo. Bởi vì đằng sau phương châm hành động đó cịn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai câu hỏi lớn mà nếu khơng giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ là một con số không.

Một là, liệu thị trường có cần hết, mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra không?

Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu ding có đủ tiền mua hay khơng? Kết cục là cái mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thị trường chưa được giải quyết thoả đáng.

Để giải quyết được hai câu hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xác định được, liệu tăng thêm chi phí này có ảnh hưởng tới việc tối đa hố lợi nhuận hay khơng?

Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu cho phép doanh nghiệp đánh giá được liệu một đồng chi phí marketing bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm.

Việc xác đinh được tỷ lệ này giúp cho các nhà lãnh đạo biết được những nhu cầu của thị trường, bằng các biên pháp so sánh giữa các năm có thể đưa ra được các mức chi phí marketing bỏ ra sao cho hợp lý trên cơ sở tối đa hố lợi nhuận

Tỉ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu còn là biện pháp xác định cho từng loại thị trường, đối với các thị trường mới, hay với thị trường đã bão hồ thì nên sử dụng chi phí marketing như thế nào?

Quy mơ:

Doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp nhỏ như :

- Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn được nhiều hơn nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn.

- Doanh nghiệp có quy mơ và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với người tiêu dùng so với các doanh nghiệp nhỏ.

Thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu và uy tín sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm như dịch vụ của sản phẩm, lợi ích… Thương hiệu khơng chỉ là dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, mà nó cịn là tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin người tiêu dùng đối với sản phẩm. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu có uy tín cao và uy tín, thương hiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm càng lớn. Điều đó có nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó có được uy tín và hình ảnh tốt đối với người tiêu dung thì sản phẩm đó có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay phần lớn các sản phẩm trên thị trường quốc tế đều gắn với thương hiệu. Thương hiệu trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện đại và người tiêu dung sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ với giá cả đắt hơn từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

1.2.2.8 Các tiêu chí khác theo đặc trưng ngành

 Các chỉ tiêu định lượng:

 Tăng trưởng thuê bao và thị phần.

 Trạm phát sóng và tốc độ trạm phát sóng.  Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu.  Các chỉ tiêu đinh tính:

 Mức độ ưa thích.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)