Những sự khác biệt và nổi trội của Viettel so với Vinaphone

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 69 - 75)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2 Khái quát Vinanphone và các dịch vụ Internet trên điện thoại di động

2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Viettel so với Vinaphone trong

2.4.1 Những sự khác biệt và nổi trội của Viettel so với Vinaphone

Sau khi điều chỉnh gói cước tăng hàng loạt dịch vụ 3G của Viettel và vinaphone, gói 3G khơng giới hạn dung lượng data đồng loạt tăng từ 50.000 đồng/ tháng lên 70.000 đồng/ tháng. Với mức tăng chi phí đồng loạt như vậy, cho phép người dùng có 600MB lưu lượng data miễn phí tốc độ cao, trung bình tốc độ download tối đa từ 7,2Mbps đến 18Mbps, sau 600MB. Sau khi khách hàng sử dụng hết lưu lượng data tốc độ cao thì tốc độ sẽ bị giảm xuống.

Vinaphone chạy với tốc độ sau khi giảm là 256 kbps, tức 32 KB/s.

Viettel không cung cấp tốc độ truy cập mạng internet sau khi giảm tốc độ.

Bảng so sánh cước phí dịch vụ 3g

Nhà mạng: Vinaphone

Với 600MB chạy với tốc độ (18 Mbps download và 2 Mbps upload), sau khi khách hàng sử dụng hết data tốc độ cao thì hệ thống sẽ tự động kết nối với tốc độ chậm hơn 32KB/s download và 16KB/s upload. Áp dụng cho gói MAX của Vinaphone.

Bảng 2.4 : Bảng gói cước dịch vụ Vinaphone

Nhà mạng: Viettel

Tương tự gói MiMax khơng giới hạn hàng tháng cũng có 600MB chạy với tốc độ cao (8Mbps cho download và 2Mbps cho upload). Và hiện tại chưa có thơng số về tốc độ chạy với mạng 2G, tốc độ mạng chậm hơn.

Bảng2.5 : Bảng giá cước dịch vụ Viettel

2.4.1.2 Khác từ cách nghĩ

Năm 2000, chính thức bước chân vào thị trường viễn thơng. Viettel khơng có gì để so sánh với các đối thủ đã có mấy chục năm tích lũy kinh nghiệm, nhân lực, nguồn vốn và cả sự thống lĩnh thị trường. Cái duy nhất mà người ta nhắc đến Viettel, đó là doanh nghiệp của Quân đội. Điều đó khơng sai, nhưng Viettel chỉ là một doanh nghiệp nhỏ thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin- Liên lạc, trong khi Quân đội có đến hàng trăm doanh nghiệp ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dù vừa bước chân vào thị trường, dù chẳng có kinh nghiệm gì về viễn thơng, dù nhân lực vỏn vẹn có vài anh sỹ quan thơng tin, dù đồng vốn chỉ có 2,3 tỷ đồng, Viettel lại dám nghĩ rằng di động phải như mớ rau muống tức là ai cũng có thể dùng, ở đâu cũng có, và đó chẳng phải là cái gì cao siêu, xa xỉ, chỉ là phương tiện, là nhu yếu phẩm hàng ngày.

Để hiểu cái khác người trong suy nghĩ của Viettel, phải nhìn lại thị trường viễn thông Việt Nam 10 năm trước đây – thời điểm mà Viettel bắt đầu bước chân gia nhập thị trường viễn thông. Sau 7 năm dịch vụ di động được cung cấp, tổng số mới có hơn 700 ngàn thuê bao chia đều cho 2 nhà cung cấp. Tức là bình qn mỗi năm chỉ có thêm khoảng 100 ngàn th bao mới. Giá cước cao ngất ngưởng, cao nhất tới 8 ngàn đồng/phút. Với thực tế ấy, giả sử Viettel cũng suy nghĩ như những người đi trước, rằng di động là dịch vụ cao cấp, chỉ dành cho người giầu, thì chắc chắn Viettel sẽ không dám đầu tư mạnh cho di động, bởi Vinaphone và Mobifone đã chiếm gần hết thị trường này. Và như thế, số lượng trạm phát sóng sẽ chỉ là 500-1000 trạm chứ không phải là vài chục ngàn trạm như hiện nay; và Viettel chắc vẫn còn loay hoay với mấy trăm nghìn thuê bao chứ chẳng thể nào trở thành nhà mạng số 1 trong thị trường di động với hàng chục triệu khách hàng.

2.4.1.3 Khác đến cách làm

Để sự khác biệt trong cách nghĩ trở thành khác biệt trong thực tế, Viettel phải tự xây dựng cho mình một cách làm cũng rất khác người. Trong khi tất cả các doanh nghiệp viễn thông khác đều coi việc liên doanh, liên kết, hợp tác với đối tác nước ngoài là chuyện đương nhiên thì Viettel lại quyết định tự làm tất cả. Tự đứng trên đơi chân của mình, tự đầu tư, xây dựng, tự thiết kế, lắp đặt, tự khai thác vận hành, tự tối ưu nâng cao chất lượng, làm chủ khoa học công nghệ để không chỉ kinh doanh trong nước mà Viettel cịn ra nước ngồi, để khơng chỉ kinh doanh mà cịn phục vụ quốc phòng.

Cho đến nay, Viettel vẫn là một trong số rất ít các cơng ty viễn thông Việt Nam tự thiết kế, lắp đặt tất cả các thiết bị trên mạng lưới. Vì làm chủ thiết bị nên Viettel có thể tối ưu hố, sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng lưới, sử lý sự cố, nâng cao chất lượng mạng, chuyển đổi một số lượng lớn các trạm BTS trong một thời gian ngắn. Câu chuyện sau, không phải là ai cũng biết. Tết năm 2006, Viettel lúc này đã mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, sau hơn 1 năm cung cấp dịch vụ đã có khoảng 2 triệu thuê bao. Tuy nhiên mạng lưới của Viettel vẫn chưa được hồn thiện, tài ngun dung lượng cịn khá hạn chế. Trước ngày tết Ông Táo, lượng thuê bao từ các vùng nông thôn đổ lên các thành phố lớn đi mua sắm chuẩn bị tết tăng đột biến. Lập tức lãnh đạo Viettel ra lệnh điều chuyển một phần thiết bị từ các trạm nơng thơn

có lưu lượng thấp lên các trạm có lưu lượng cao để chống nghẽn. Có đến 30% trạm phải điều chỉnh. Tất cả phải thực hiện trong một ngày và tuyệt đối an toàn mạng lưới. Tưởng thế là xong. Đến khoảng ngày 28 tết, nhận thấy nguy cơ chính các trạm ngày thường có lưu lượng thấp lại có khả năng trở nên quá tải khi mọi người bắt đầu rời khỏi các thành phố trở về quê, lãnh đạo lại ra lệnh điều chuyển thiết bị trở lại như ban đầu. Mọi việc phải kết thúc trước 12h trưa ngày 30 tết. Vậy là trong khi hầu hết những người làm công ăn lương đã nghỉ ngơi, xum vầy với gia đình trong bữa cơm tất niên thì hàng trăm cán bộ kỹ thuật của Viettel vẫn còn trên tuyến để rút card ra cắm card vào. Với những nơi khác chắc sẽ lạ và hiếm. Còn ở Viettel, những chuyện tương tự vẫn đang diễn ra hàng ngày.

Khơng những tự làm, Viettel cịn dám làm những việc khó mà mọi người khơng làm. Trong khi mọi doanh nghiệp tập trung phủ sóng thành phố thì Viettel đầu tư mạnh vào nơng thơn. Trong khi các doanh nghiệp khác dựa vào đại lý thì Viettel lại xây dựng hệ thống kênh phân phối riêng của mình. Trong khi các doanh nghiệp phát triển truyền dẫn viba vì đơn giản và nhanh thì Viettel lại tập trung kéo cáp quang đến từng xã để trở thành cơng ty có một mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam. Hay như đầu tư nước ngoài, rồi đi vào sản xuất thiết bị… đều là những việc khó ít ai làm, hoặc đã làm nhưng đã thất bại.

2.4.1.4 Và tiếp tục nghĩ khác, làm khác

Đầu năm 2009, Bộ TT&TT ra đầu bài thi tuyển cung cấp dịch vụ 3G. Lúc đó, ngồi các chuyên gia và nhà báo chun theo dõi ngành thì biết, cịn lại hầu hết người dân chỉ biết 3G là một thế hệ di động mới, nhờ người ta có thể điện thoại thấy hình của nhau, hay xem phim trực tuyến trên điện thoại… Và chắc chắn giá sẽ rất đắt. Đến khi hồ sơ thi tuyển được chấm xong và công bố, rất nhiều người đã ngạc nhiên đến mức khó hiểu khi Viettel cam kết một vùng phủ rộng khắp cả nước, xuống đến tận các huyện với số trạm phát sóng hơn gần gấp đơi nhà cung cấp đứng ngay sau trong bảng điểm.

Người dân nông thôn, miền núi mới chỉ đủ ăn, có tiền gọi điện thoại đã tốt lắm rồi, họ cần gì đến 3G? Lãnh đạo Viettel lại tuyên bố, cũng như 2G, 3G cũng chỉ là một

dịch vụ viễn thông. Mà đã là viễn thơng, chắc chắn phải là bình dân với 2 tiêu chí cơ bản là rộng và rẻ. Thậm chí, khi đi vào triển khai, Viettel cịn làm nhiều hơn hẳn những gì đã cam kết. Khơng dừng lại ở 8 ngàn trạm khi khai trương, Viettel tuyên bố đến cuối năm 2010 sẽ phủ sóng 3G rộng như 2G với hơn 20 ngàn trạm phát sóng và giá cũng sẽ rẻ như 2G vậy.

Đến lúc này, chưa thể nói chắc chắn rằng cách nghĩ khác, làm khác của Viettel về 3G có mang lại thành cơng hay khơng. Nhưng cái sự khác ấy ít nhất cũng đã đưa giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam có cơ hội được sử dụng dịch vụ Internet giá rẻ, từ đó tri thức sẽ dễ dàng đi về từng bản làng, thơn xóm, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có vùng phủ 3G tới hơn 80% dân số ngay tại thời điểm khai trương. Đây là cơ hội để Việt Nam trở thành một cường quốc về CNTT, là cơ hội để chúng ta hiện thực hóa di ước của Bác Hồ “đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. Mục tiêu này, mấy năm về trước rất ít người dám nghĩ đến…

2.4.1.5 3G của Viettel

25/3/2010, Viettel đã chính thức khia trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơn VinaPhone, MobiFone nhưng phủ sóng 63 tỉnh thành. Hãng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 8.000 trạm phát sóng, gấp 1,5 lần so với cam kết đưa ra khi cam kết cung cấp.

Với số trạm lớn nhất trong số các nhà mạng đã ra mắt 3G, Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện, xã của 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Cùng với khai trương sóng 3G, Viettel cũng chính thức giới thiệu các dịch vụ, trong đó 3 dịch vụ cơ bản gồm Video Call, truy cập Internet cho di động và Inter nét cho máy tính. Ngồi ra, hãng cũng ra mắt các dịch vụ tải nhạc, xem Tv, chơi game trên công nghệ

Mặc dù khai trương mạng 3G sau, nhưng hiện Viettel đã có được tỉ lệ lượng thuê bao là 31%, đứng thứ 2 chỉ sau vinaphone (nhà cung cấp mạng 3G đầu tiên tại Việt Nam), điều này cho thấy tiềm năng lớn của Viettel trong lĩnh vực này.

Quy mô rộng hơn, dịch vụ đa dạng hơn, tốc độ nhanh và ổn định hơn...đó chính là những lý do dẫn đến xu hướng dùng mạng 3G của Viettel chứ không phải của các nhà mạng khác.

 Đặc tính

Với tốc độ truy cập internet vượt trội lên ddeens14,4 Mbps. Với ưu thế tốc độ vượt trội của công nghệ HSDPA 3.5G, dịch vụ 3G Viettel giúp khách hàng tận hưởng sự thoải mái đàm thoại video call, lướt Web, nghe nhạc, chơi gảm online,... và nhiều dịch vụ tiện ích khác. Tiếp nối truyền thống phủ sóng tồn diện, sâu và rộng đẫ được Viettel triệt để thực hiện với mạng 2G, viettel cam kết mang đến cho khách hàng một mạng 3G với vùng phủ sóng rộng và ổn định nhất, sử dụng tiện dụng với chi phí hợp lý nhất.

 Logo

Có thể dễ dàng nhận thấy logo 3G của Viettel sặc sỡ, nổi trội hơn hẳn so với hai đối thủ đáng gờm là MobiPhone và VinaPhone

Ngay chính giữa logo, chữ 3G màu xanh- màu tượng trưng của quân đội nổi bật lên trên nền tròn trắng. Hai đường cong ở chữ G là sự cách điệu của dấu ngoặc kép, thể hiện sự trân trọng. Nếu bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn nó trong ngoặc kép. Điều đó cũng có nghĩa, Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng. Những màu sắc toả ra từ nền chữ 3G xanh giống như những cánh tay, thể hiện mục tiêu vươn rộng khắp nơi, đem công nghệ đến mọi người, mọi nhà. Bằng việc nhấn mạnh nhiều màu sắc, Viettel đang cố gắng hướng khách hàng chú ý đến tốc độ vượt trội của sản phẩm, vì chỉ có đường truyền tốc độ cao mới truy cập được multimedia. Như vậy, bằng những hoạ tiết xung quanh, Viettel đang hứa hẹn: nếu được phục vụ, Viettel sẽ đem lại rát nhiều tiện ích cũng như “sắc màu cuộc sống” đến cho bạn.

 Slogan

Với slogan “sắc màu cuộc sống”, Viettel thể hiện sự quan tâm, hết lòng phục vụ cuộc sống cho tất cả khách hàng, mang đến cho họ cuộc sống muôn màu, muôn sắc. 3G là một mảng kinh doanh của Viettel, do đó hướng kinh doanh của viettel đó là “say it your way”.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)