Tiêu chí định tính và định lượng cụ thể

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 60 - 69)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2 Khái quát Vinanphone và các dịch vụ Internet trên điện thoại di động

2.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh giữa Viettel và Vinaphone

2.3.2 Tiêu chí định tính và định lượng cụ thể

2.3.2.1 Tăng trưởng thuê bao và thị phần

Một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh đó là thị phần mà sản phẩm/dịch vụ chiếm lĩnh.

Hình 5 : Minh họa thị phần các doanh nghiệp trong ngành về dịch vụ 3G

Thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, EVN Telecom, Beeline… Nhưng chủ yếu là 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinafone (trong đó Vinaphone và Mobifone cùng thuộc tập đồn VNPT) chiếm trên 80% thị phần cịn lại là các nhà mạng nhỏ. Hiện tại Viettel với bước phát triển nhanh chóng chiếm 44% thị phần,thị phần lớn nhất, xếp sau là Mobifone cũng chiếm tới 35% thị phần. Thị trường viễn thông hiện nay là thế chân kiềng với 3 nhà mạng lớn nhất, các nhà mạng nhỏ khác cũng ra sức giành giật thị trường bằng cách thức cạnh tranh về giá nhưng cũng không thể thay đổ được cục diện ở thị trường Việt Nam vì mạng của các nhà cung cấp nhỏ không đủ lớn, nên việc giảm giá gần như không ý nghĩa.

 Điện thoại cố định: năm 2009 chiếm 12% thị phần; 2010 chiếm 13% thị phần. Tập đồn VNPT có thế mạnh lớn hơn cả về mạng lưới điện thoại cố định rộng lớn khắp cả nước với 64/64 bưu điện tỉnh thành phố, mạng lưới điện thoại cố định đến với từng hộ gia đình._Ngồi ra dịch vụ th kênh riêng Viettel chiếm khoảng 7% năm 2005; 11% năm 2006; 18% năm 2007. Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình chiếm 3,5% năm 2004; 5% năm 2005; 6,5% năm 2007.

Ngày 16/9, Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố sách trắng về CNTT – TT Việt Nam 2013. Theo bảng công bố này, VNPT đang dẫn đầu về thị phần điện thoại cố định, Viettel dẫn đầu thị phần dịch vụ di động tính đến hết năm 2012. Cụ thể, về dịch vụ điện thoại cố định, VNPT vẫn chiếm thị phần cao nhất (75,4%)

tăng 68,8% so với năm 2011. Tiếp đó là Viettel (22,96%), tăng 22,3%; FPT Telecom (0,23%), SPT (1,21%).

Về dịch vụ cho điện thoại di động, Nhà mạng Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất (40,05%). Tiếp sau đó cũng là 2 "đứa con" của VNPT là MobiFone giữ vị trí số 2 với 21,4% (năm 2011 xếp thứ 3 với 17,9%), và VinaPhone với 19,88% (năm 2011 xếp thức 2 với 30,1%), và mỗi nhà cung cấp dịch vụ này chỉ chiếm ½ số thuê bao của Viettel. Trong số các nhà mạng còn lại, Vietnamobile chiếm 10,74% thị phần, GMobile 3,93%, SFone 0,01%.Chỉ tính riêng dịch vụ điện thoại di động 2G, Viettel dẫn đầu về tổng thị phần (45,31%), tiếp đến là MobiFone (19,81%), VinaPhone (18,55%), Vietnamobile (11,87%), GMobile (4,46%), SFone (0,01%).

Với dịch vụ điện thoại di động 3G thì 3 nhà cung cấp dịch vụ Viettel, MobiFone và VinaPhone vẫn áp đảo với số thị phần gần tương đương nhau, trong đó Viettel chiếm 34,73% , theo sát là MobiFone với 33,19% và VinaPhone 29,71%. Vietnamobile nắm giữ “miếng bánh” thị phần còn lại (2,36%).

Với dịch vụ Internet, xét về tổng thể thị trường cả truy nhập cố định và di động, hai nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet chiếm vai trò chủ đạo là VNPT (62,82%) và Viettel (29,45%), theo sau là FPT (5,73%). Nhìn chung các nhà cung cấp đều tăng thị phần so với năm 2011.

Đặc biệt, VNPT dẫn đầu cả về thị phần dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định và Internet băng rộng di động 3G. Trong đó, với truy nhập Internet cố định, VNPT chiếm 57,68% (giảm so mức 63,21% của năm 2011), vượt trội so với thị phần của các nhà cung cấp còn lại: FPT Telecom 26,78%, Viettel 9,8%, 2,14%, Telecom 1,93%, SPT 1,07%, Netnam 0,28%, các nhà cung cấp khác 0,31%.

Còn với truy nhập Internet bằng mạng 3G, VNPT cũng áp đảo với 64,62 % (khi tính gộp cả MobiFone và VinaPhone). Viettel với 35,57% thị phần đang giữ vị trí số 2. Cịn lại 1 phần rất nhỏ – 0,01% thị phần đang do HTC nắm giữ.

Nhìn chung năm 2012, dù suy giảm kinh tế nhưng tổng doanh thu viễn thông vẫn đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng trên 21% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu dịch vụ di động tăng hơn 1 tỷ USD từ 5,4 tỷ lên 6,5 tỷ USD và vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu (chiếm 76,43% tổng doanh thu). Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giúp thị trường viễn thông tăng trưởng. Doanh thu dịch vụ cố định và Internet cũng đều tăng

song mức tăng khiêm tốn lần lượt là 394,2 triệu USD (tăng 8,9%) và 474,8 triệu USD (tăng 1,42%).

Trong giai đoạn 2011-2012, thị trường viễn thơng có sự biến động nhỏ về số lượng nhà cung cấp dịch vụ. Cụ thể, đến hết năm 2012 đã có 9 nhà cung cấp dịch vụ cố định (tăng 3 so với trước), 6 nhà cung cấp dịch vụ di động (giảm 1) và 57 nhà cung cấp dịch vụ Internet (tăng 7).

Tính đến tháng 12/2012, cả nước đạt hơn 141 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 9,5 triệu thuê bao điện thoại cố định và 131,6 triệu thuê bao di động. Mặc dù sự phát triển số lượng thuê bao điện thoại có sự chững lại do thị trường đã bão hịa nhưng thuê bao điện thoại di động và Internet vẫn tiếp tục tăng với tỷ lệ tương ứng là 3,42% và 2,46% so với năm 2011. Ấn tượng nhất trong năm 2012, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 24,74%, đạt gần 4,8 triệu thuê bao. Số lượng thuê bao 3G giảm từ 16 triệu th bao xuống cịn 15,7 triệu th bao, ngun nhân khơng phải do số thuê bao 3G hoạt động trong thực tế bị giảm mà do các nhà mạng đã loại bỏ số thuê bao ảo. Thực chất, số thuê bao 3G vẫn tiếp tục phát triển nhờ chính sách giảm giá cước 3G cộng thêm xu hướng giảm giá các thiết bị đầu cuối và xu thế hội tụ điện tử – viễn thơng – Internet.

Cũng theo Sách trắng CNTT Việt nam thì dự kiến năm tiếp theo thì số lượng thuê bao điện thoại cố định sẽ tăng khoảng 15%, khi mà thị trường cố định đang dần dần hồi phục.

2.3.2.2. Tăng trưởng các tiện ích của dịch vụ

Vinaphone

Dịch vụ Mobile Internet: tăng lưu lượng miễn phí trong các gói từ 7%- 100%, giảm 50% cước lưu lượng vượt gói.

Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động

thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng VinaPhone. Với đợt điều chỉnh cước này, các thuê bao khi sử dụng các gói cước Mobile Internet sẽ có

thêm từ 7% - 100% lưu lượng sử dụng miễn phí với giá gói khơng đổi và được giảm

tới 50% cước phí lưu lượng vượt gói dịch vụ. Với việc điều chỉnh này, các thuê bao của VinaPhone sẽ thoải mái truy cập Internet, gửi hoặc tải các file dữ liệu lớn hơn với

tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi ngay trên máy điện thoại di động mà không cần phải trả thêm cước phí.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ theo từng nhóm khách hàng, VinaPhone cũng cơng bố thêm 1 gói cước Mobile Internet nữa mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, đó là gói cước M100. Gói cước này có thời hạn trong 30 ngày, cước th bao chỉ có 100.000đồng/tháng với mức lưu lượng miễn phí lên tới 1GB. Gói cước mới này phù hợp với đối tượng khách hàng có nhu cầu đọc báo điện tử, nhận/gửi email, tải/nghe nhạc online...ở mức tương đối cao, mà chưa muốn sử dụng các gói cước khơng giới hạn.

Dịch vụ ezCom: giảm cước tới 12% và tăng thêm gói cước mới, thêm tính năng “truy cập Internet khơng giới hạn” chỉ với 50.000 đ/tháng.

Dịch vụ ezCom là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thơng mạng

VinaPhone 3G. Đợt điều chỉnh cước này giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí giá cước thuê bao từ 11 – 12% / tháng và 8% cước lưu lượng vượt gói. Hai gói cước mới EZ-80 và EZ-180 với mức cước hợp lý, lưu lượng miễn phí từ 1,5GB tới 4,5GB tương ứng chắc chắn sẽ mang lại nhiều lựa chọn phù hợp hơn cho nhiều đối tượng khách hàng.

Đặc biệt, để giúp các thuê bao ezCom có thể quản lý tối ưu nhất chi phí khi sử dụng dịch vụ, VinaPhone áp dụng tính năng “truy cập Internet không giới hạn” cho tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ ezCom (EZU). Với tính năng mới này, khách hàng khơng cịn gặp phải tình trạng phát sinh cước ngồi dự kiến khi truy cập Internet. Các thuê bao ezCom,bao gồm cả trả trước và trả sau, khi sử dụng một các gói cước ezCom (gồm EZ50, EZ 120, EZ 220, EZ80, EZ180), đều có quyền lựa chọn đăng ký thêm tính năng “truy cập Internet khơng giới hạn”. Với mức phí thanh tốn thêm là 50.000 đồng/ tháng, khách hàng sẽ được sử dụng thêm 01Gb miễn phí, đồng thời khi sử dụng hết dung lượng miễn phí thì khách hàng được sử dụng internet không giới hạn dung lượng ở tốc độ truy cập 256 Kbps - tốc độ cho phép khách hàng vẫn truy cập Internet để đọc tin tức, nhận/gửi email....một cách thoải mái. Để đăng ký tính năng EZU, khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp EZU (dấu cách) ON gửi tới 888.

Nhân dịp năm học mới, VinaPhone áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho các

khách hàng là học sinh, sinh viên (HSSV) từ 12 – tuổi 22 đăng ký sử dụng dịch vụ ezCom. Không cần các ràng buộc về mua thiết bị USB, chỉ cần đăng ký gói cước ezCom trả trước của VinaPhone (chi phí mua SIMCard ban đầu chỉ từ 25.000đ), các bạn HSSV sẽ được tặng đến 30.000 đồng truy cập Internet miễn phí/tháng trong suốt 10 năm (từ năm 12 tuổi đến năm 22 tuổi).

Giá cước (VNĐ) Dung lượng Chu kỳ

(ngày) Cú pháp VM10 10.000 50MB 30 DK1 VM10 gởi 7089 VM25 25.000 150MB 30 DK1 VM25 gởi 7089 VM50 50.000 500MB 30 DK1 VM50 gởi 7089 VM120 120.000 1,5GB 30 DK1 VM120 gởi 7089 MAX 70.000 600MB 30 DK1 MAX gởi 7089 MAX100 100.000 1,2GB 30 DK1 MAX100 gởi 7089 MAX200 200.000 3GB 30 DK1 MAX200 gởi 7089 MAXS 50.000 600MB 30 DK1 MAX gởi 7089

Hình 6 : Các gói cước 3G của Vinaphone

Viettel:

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng theo xu thế mới, ngoài các dịch vụ truyền thống, VTT tìm tịi nghiên cứu, áp dụng cơng nghệ thơng tin vào viễn thơng để tạo ra gói các sản phẩm “bundle” các dịch vụ tiện ích như Viettel study, Keeng, Smas parent, Smas teacher… vào các gói cước để tạo sự khác biệt … , được khách hàng đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình. Việc tích hợp các sản phẩm dịch vụ tiện ích vào viễn thơng đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, nhiều tiện ích của dịch vụ Viettel study như ơn thi ĐH, học tiếng Anh qua các bài giảng online mang lại giá trị rất lớn cho đối tượng học sinh nông thôn, đồng thời là thế mạnh cạnh tranh cơ bản để giúp VTT chiếm lĩnh thị phần trong giới học sinh sinh viên.

Cũng trong thời gian qua, với nỗ lực vượt bậc để phục vụ cộng đồng, VTT đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và phát triển một cộng đồng thanh

toán điện tử với gần 3 triệu khách hàng Bankplus. Nhiều tính năng tiện ích dịch vụ được triển khai như: chuyển tiền, thanh toán tiền điện/nước qua di động; chuyển tiền CMND; Bankplus S cho khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

Các dịch vụ giải pháp cơng nghệ thơng tin và nội dung tích hợp cùng viễn thơng khơng chỉ mang lại lợi ích lớn cho xã hội, cộng đồng mà còn là những nhân tố chủ chốt thu hút thuê bao di động mới, gìn giữ thuê bao cũ, mang đến cho Viettel một hình ảnh mới về thương hiệu cao cấp, tiên phong trong sự sáng tạo về công nghệ, dịch vụ mới. Thời gian tới, 3 lĩnh vực chính mà Viettel ưu tiên tập trung là người nghèo, y tế, giáo dục. Đây là vừa là cơ hội để VTT làm công tác xã hội, vừa mở ra hướng kinh doanh mới cho mình.

Gói cước Giá cước (đ/tháng) SMS đăng ký MI10 10.000 MI10 0969689347 g iử 9123 MI30 30.000 MI30 0969689347 g iử 9123 MI50 50.000 MI50 0969689347 g iử 9123 MIMAX 70.000 MIMAX 0969689347 g iử 9123 DMAX 120.000 DMAX 0969689347 g iử 9123 Bảng 2.3 : Các gói cước 3G Viettel năm 2015

2.3.2.3 Tăng trưởng doanh thu của dịch vụ

Theo một kết quả nghiên cứu thị trường do công ty Nielsen thực hiện năm 2013, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ truy cập Internet rất cao.

Trong số 58% người Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet có tới 97% dùng hàng tuần và họ dùng trung bình 16 giờ/tuần. Đặc biệt, có một tỷ lệ khơng nhỏ những người

hầu như lúc nào cũng online (bằng máy tính hoặc smartphone).

Trong khi đó, thống kê của một nhà mạng về thói quen dùng smartphone của khách hàng lại cho thấy, cứ 10 lần khách hàng dùng di động thì có tới 7 lần vào mạng Internet, và chỉ có 3 lần để sử dụng dịch vụ thoại và SMS.

Điều này cộng với sự bùng nổ của smartphone giá rẻ tại Việt Nam, cho thấy xu hướng tăng trưởng của các dịch vụ dữ liệu (3G) trong những năm tới, trong khi các dịch vụ truyền thống với 2G (thoại và SMS) sẽ có xu hướng đi ngang hoặc đi xuống. Trên thực tế, dịch vụ 3G của các nhà mạng nói chung đều đã có những bước tiến lớn cả về cách thức phục vụ khách hàng cũng như tốc độ. Nếu như trước đây, khách hàng muốn dùng 3G phải đăng ký và mất phí duy trì dịch vụ là 10.000 đồng/tháng thì giờ tất cả các mạng đã bỏ thủ tục đăng ký, đồng thời bỏ phí duy trì dịch vụ.

Trên tất cả các sim di động bán ra, dịch vụ 3G được các nhà mạng mở sẵn để người dùng không phải mất công đăng ký. Đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, 3G giờ đã trở thành dịch vụ cơ bản như thoại và SMS. Doanh thu từ dịch vụ 3G của các nhà mạng đều tăng khá mạnh, cho dù hiện vẫn chưa thể thành nguồn thu chính. Ơng Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc MobiFone nói, doanh thu 3G năm 2014 của nhà mạng này sẽ tăng trưởng khoảng 60% và các năm sau cũng vẫn dự kiến phát triển ở mức cao.

Nguồn tin từ VinaPhone, Viettel thì cho biết, mức tăng trưởng doanh thu cũng ở mức tương tự hoặc có thể cao hơn 60% nếu mức phát triển tốt vào cuối năm. Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực viễn thơng thì bình luận, xu hướng giảm thoại và SMS do sự lên ngôi của smartphone giá rẻ cùng dịch vụ 3G và wi-fi miễn phí khắp mọi nơi là một điều tất yếu.

Hệ quả tiếp theo là việc kinh doanh của nhà mạng cũng sẽ chuyển từ việc tính phút gọi và từng SMS như hiện nay sang một mơ hình mới.

“Ở Mỹ, Anh, Pháp… họ bán dịch vụ theo gói, chứ khơng tính chi ly từ đầu như ở Việt Nam, mà trong đó nếu dùng 3G thì khách hàng sẽ được miễn phí gọi điện và SMS. Đây cũng là cách mà các nhà mạng Việt Nam sẽ phải làm”, ông này nói. “Hay nói cách khác, nếu người dùng mở máy di động chủ yếu để dùng Internet thì các mơ hình kinh doanh phải tập trung vào điều đó, chứ khơng còn là nghe gọi truyền thống nữa”.

2.3.2.4 Đánh giá mức độ hài lòng và cảm nhận của khách hàng về dịch vụ Internet trên điện thoại dy động

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của Viettel so với Vinaphone trong cung cấp dịch vụ Internet trên điện thoại dy động, nhóm nghiên cứu chúng tơi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến khách hàng về sự hài lòng và cảm nhận của họ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 150 khách hàng, và thu được số phiếu là 100 phiếu. Kết quả khảo sát của chúng tôi được thể hiện ở bảng 2.4 dưới thể hiện mức độ yêu thích, mức độ hài lòng, và cảm nhận của khách hàng, cũng như một số tiêu chí khác.

Câu hỏi Nhà mạng đang sử dụng Viettel 66% Vinaphone 15% Cả 2 6% Hãng khác 13% Lý do sử dụng Cước rẻ 29% Chất lượng tốt 41% Nhiều khuyến mại 6% Khác 24% Chất lượng nhà mạng hiện tại Chán 0% Bình thường 76% Tốt 24% Khác 0% Đã dùng mobile internet Rồi 100% Chưa 0% Độ cần thiết Khơng cần 0% Bình thường 12% Tiện lợi 47% Rất tiện lợi 41% Thường dùng làm gì và mức độ sử dụng

Điểm Làm việc Giải trí Đọc báo Mua

bán 4 30 35 6 29 3 53 29 12 6 2 18 18 46 12 1 0 18 35 47

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 60 - 69)