Tiêu chí chung về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 51 - 60)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2 Khái quát Vinanphone và các dịch vụ Internet trên điện thoại di động

2.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh giữa Viettel và Vinaphone

2.3.1 Tiêu chí chung về doanh nghiệp

2.3.1.1 Quy mô và danh tiếng

Viettel:

Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) cho biết, sau một năm chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đơi, từ 8.000 lên trên 17.000 trạm, trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, số trạm 3G của Viettel đã vượt con số cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông trong hồ sơ thi tuyển, là 15.000 trạm sau 3 năm triển khai dịch vụ. Tại thời điểm khai trương tháng 3/2010, số lượng BTS 3G Viettel cũng gấp hơn 1,5 lần.

Với số trạm 3G bằng 65% trạm 2G (ở các tỉnh, thành phố lớn tỷ lệ này trên 80%), Viettel đã thực hiện được chiến lược đưa Internet băng rộng không dây tới người dân thông qua dịch vụ Dcom 3G.

Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL. Điều này cho thấy, chỉ sau 1 năm mạng 3G chính thức được khai trương, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thơng rộng không dây.

Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2010. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL.

Viettel cho biết, trong dịp tết âm lịch Tân Mão vừa qua, bình quân các thuê bao tham gia chương trình “Cùng Dcom 3G về quê ăn Tết” đã dùng tới 5,3 GB trong 15 ngày - cao gấp 1,5 lần so với ADSL.

Số lượng trạm lớn, rộng khắp của nhà mạng này đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai Internet ADSL cịn gặp nhiều khó khăn.

Thống kê mạng lưới cho thấy, lưu lượng trung bình của một thuê bao Dcom 3G tại nơng thơn cịn cao hơn 10% so với thuê bao thành phố. Từ đó, có thể thấy rằng, nhu cầu Internet của người dân ở khu vực này rất lớn.

Với lợi thế về chất lượng và tốc độ tải dữ liệu cao, mạng 3G đã trực tiếp mở ra xu hướng mới cho khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung số. Các thuê bao di động sử dụng dịch vụ 3G của Viettel có mức tiêu dùng cao hơn thuê bao 2G gần 45%.

Trong đó tỷ lệ dùng các dịch vụ giá trị gia tăng và lưu lượng dữ liệu cao hơn 3,5 lần so với thuê bao không đăng ký 3G. Viettel hiện là nhà cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat…

Vinaphone:

Với phương châm “Tất cả vì Khách hàng", trong nhiều năm qua, VinaPhone không chỉ là cầu nối liên lạc mà cịn là cầu nối tình cảm của hàng triệu khách hàng như một người bạn đồng hành tin cậy trong cuộc sống thường nhật với mỗi người Việt Nam.

Thành lập vào ngày 26-6-1996, VinaPhone đã trải qua chặng đường 18 năm phát triển. Hiện nay VinaPhone là một trong những mạng di động hàng đầu tại Việt Nam, phủ sóng 100% trên khắp cả nước từ các huyện, tỉnh, thành phố đến khu vực hải đảo, miền núi vùng sâu – vùng xa với hơn 30 triệu khách hàng.

Là nhà mạng thuần Việt đầu tiên của thị trường, VinaPhone luôn thể hiện bản lĩnh tiên phong khi là doanh nghiệp đi đầu trong cung cấp dịch vụ 3G, dịch vụ di động truyền thống sau 18 năm hoạt động. Tính thuần Việt của VinaPhone khơng chỉ thể hiện ở việc 100% vốn của doanh nghiệp này đều từ nguồn trong nước mà còn ở nguồn nhân lực. Cụ thể, toàn bộ đội ngũ quản lý, điều hành, khai thác và xây dựng mạng đều do người Việt đảm trách. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển mạnh về công nghệ và kỹ thuật của Việt Nam trong ngành viễn thơng.

Chưa dừng lại ở đó, cùng với những chiến lược đầu tư hạ tầng mạng và trạm thu phát sóng, 7 năm sau, vào tháng 6/2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Nhà mạng này đang cung cấp dịch vụ trên 06 đầu số

(091, 094, 0123, 0125, 0127, 0129) với trên 31 triệu thuê bao thực đang hoạt động, trong đó, lượng thuê bao di động trả sau lớn nhất thị trường.

Thương hiệu di động Việt đầu tiên tham gia liên minh di động thế giới

Với tư cách là một trong các nhà khai thác mạng di động lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, năm 2009, VinaPhone đã trở thành nhà mạng Việt đầu tiên tham gia liên minh di động thế giới Conexus. Việc trở thành thành viên của một trong những liên minh di động lớn tại châu Á không chỉ mang lại cho VinaPhone cơ hội hợp tác, phát triển, sự khẳng định về thương hiệu, uy tín mà cịn giúp các khách hàng của nhà mạng này được sử dụng các dịch vụ đẳng cấp quốc tế như hưởng mức cước ưu đãi khi roaming hay sử dụng các dịch vụ tiên tiến của các nhà khai thác mạng thành viên (LBS roaming, Conexus wide SMS, Call ID transparency, Android application...).

Dẫn đầu về cung cấp 3G

Trong cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng của thị trường viễn thơng Việt Nam từ công nghệ GMS sang công nghệ băng rộng, VinaPhone là một trong số ít các nhà mạng đã vượt qua vịng tuyển chọn để cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường. Ngày 12/10/2009, VinaPhone trở thành nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ 3G với thời gian thiết lập mạng băng rộng nhanh nhất.

Chỉ trong thời gian ngắn cung cấp 3G, VinaPhone đã nhanh chóng tung ra các chương trình nhằm khuyến khích người dùng dịch vụ. Từ việc tăng lưu lượng gói cước tới 67%, giảm cước lưu lượng vượt gói 87%, cho phép khách hàng trải ngiệm dịch vụ miễn phí, VinaPhone trở thành mạng di động có các mức cước và gói cước truyền dữ liệu tốc độ cao qua mạng di động 3G thấp nhất trên thị trường. Điều này tạo nên tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ 3G hàng năm rất ấn tượng của VinaPhone, ở mức từ 150% đến 200% so với năm trước.

Hình 1 : Mạng lưới Vinaphone trên tồn quốc.

2.3.1.2. Năng lực tài chính và nguồn nhân lực

Viettel:

- Nguồn nhân lực: đội ngũ nhân viên được xem như tài sản có giá trị, giúp nâng

tầm cơng ty trên thị trường, đặc biệt là tại các công ty công nghệ cao. Sau đợt tái cấu trúc chuyển đổi từ Tổng Công ty Viễn thông Quân đội thành Tập đồn Viễn thơng Qn đội năm 2009, có tới hơn 50% Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nằm trong độ tuổi thanh niên ( dưới 32 tuổi) và hầu hết đã làm việc ở Viettel 5 năm trở lên.

Đây là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy và chun mơn tốt, hiểu các làm và văn hóa Viettel. Phần lớn trong số này là lớp thế hệ tham gia xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới, tổ chức thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông của Viettel ngay từ những ngày đầu. Đội ngũ cán bộ này được đào tạo, thử thách và trưởng thành trở thành nguồn cung dồi dào cho nhu cầu phát triển của Viettel trong giai đoạn hiện nay, cũng như chiến lược đầu tư đa ngành nghề và đầu tư ra thị trường nước ngồi.

Tính chung trong tập đồn có tới 80% cán bộ quản lý ( từ trưởng phó phịng chi nhánh, trung tâm trở lên ) trong độ tuổi dưới 30. Độ tuổi trung bình của hơn 20 ngàn cán bộ công nhân viên Viettel là 28,4 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 80%.

Viettel xác định chiến lược về phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và xây dựng cán bộ từ trong nội bộ. Bắt đầu từ năm 2008, hàng năm Viettel đã thực hiện tuyển chọn các cán bộ trẻ trong nội bộ ở tất cả các cấp, cử đi đào tạo nước ngoài cả trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung cán bộ quản lý các cấp trong quá trình phát triển mở rộng.

- Năng lực tài chính: Vốn điều lệ của Viettel là 100.000.000.000 đồng . Việc

điều chỉnh vốn điều lệ do thủ tướng Chính phủ quyết định theo điều lệ của bộ quốc phịng và thẩm định của bộ tài chính. Nhà nước là Chủ sở hữu của Viettel. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoăc phân cơng cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ quốc phịng và các bộ có liên quan.

Chủ động sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh của Viettel; được thực hiện thuê đất , đấu thầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây văn phòng làm việc của tập đoàn và các đơn vị thành viên thuộc tập đồn : Cơng ty, chi nhánh,… và đầu tư kinh doanh bất động sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn khác.

Viettel được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, thưởng tang năng suất lao động; thưởng tiếp kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hoạch tốn vào chi phí kinh doanh của Viettel, được thực hiện một lần với mức thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, tăng năng xuất lao động tiết kiệm vật tư và chi phí mang lại trong một năm.

Vinaphone:

- Nguồn nhân lực: Nguồn lực của công ty Vinaphone rất dồi dào và được đào

tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng lớn trên tồn quốc “ Học viện cơng nghệ bưu chính viễn thơng”- là nguồn cung cấp nhân lực chủ đạo của Vinaphone.

Tuy nhiên, do là công ty nhà nước, dưới sự bảo hộ tập đoàn VNPT nên bộ máy lãnh đạo và nhân viên của công ty vẫn khơng tránh khỏi sức ì vốn có của các doanh nghiệp nhà nước.

Trong khoảng thời gian đầu của thị trường mạng di động ở VN, khi cùng với Mobifone, vẫn còn là 2 mạng di động độc quyền, tư tưởng độc quyền và ỷ lại ấy cũng bám theo phong cách làm việc của cán bộ, nhân viên Vinaphone, vẫn còn tư tưởng “ con ông cháu cha” trong cơ chế tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty. Điều này thể hiện qua sự thích ứng chậm chạp trước biến động thị trường, có nhiều vấn đề trong chăm sóc khách hang. Để rồi ngay sau khi Viettel ra đời năm 2004, Vinaphone đã phải chia sẻ thị phần với Viettel, thậm chí cịn bị Viettel lấn át.

Kể từ khi đổi tên từ GPC thành Vinaphone, cùng theo đó là những quyết tâm thay đổi thơng qua những tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh, giờ đây Vinaphone trở lên năng động và linh hoạt hơn rất nhiều, có những động thái rất tích cực hướng tới người dung. Cán bộ, cơng nhân viên Vinaphone đã có những nhận thức chủ động tích cực hơn trước, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thông qua việc người đại diện Vinaphone khẳng định công ty sẽ cam kết thực hiện tốt 3 mảng : chăm sóc khách hàng, chất lượng dịch vụ, giá cước.

- Năng lực tài chính: là cơng ty nhà nước nên cơng ty Vinaphone có yếu tố thâm dụng về nguồn vốn, được sự đầu tư vốn dồi dào từ ngân sách tập đoàn VNPT.

2.3.1.3 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ:

Viettel:

Sản phẩm của Viettel là dịch vụ viễn thông, là sự thỏa mãn nhu cầu trao đổi thơng tin. Q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời khi có nhu cầu của khách hàng, sản phẩm khơng có phế phẩm và là loại sản phẩm tiêu dùng một lần. Do tính chất và đặc điểm của ngành nên sản phẩm của Viettel luôn phải đảm bảo chất lượng, khơng có thứ phẩm, sai sót thường chỉ đươc phép ở phần nghìn.

Chất lượng dịch vụ viễn thơng dao động trong một khoảng rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ ( như người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm cung ứng). Người được phục vụ chỉ có thể đánh giá các sản phẩm dịch vụ bằng cảm giác hoặc quan niệm là tốt hay xấu trên cơ sở cảm nhận của ho thông qua phục vụ thực tế. Khách hàng buộc phải tin vào nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, người mua buộc phải tin tưởng vào người bán. Về phía nhà cung cấp dịch viễn thơng, để củng cố niềm tin cho khách hàng đối với mình, có thể thực hiện các biện pháp cụ thể như tăng tính hữu

hình của dịch vụ, có thể khơng chỉ mơ tả dịch vụ của mình mà cịn làm khách hàng chúý đến lợi ích có liên quan tới dịch vụ đó, có thể nghĩ ra tên gọi cho các dịch vụ của mình của mình một cách cuốn hút, các chiêu quảng cáo nhằm tăng độ tin cậy của khách hàng.

Sản phẩm dịch vụ của Viettel là kết quả của một chuỗi các hoạt động thống nhất trong toàn bộ máy dây chuyền sản xuất, sản phẩm được sản xuất ra là của cả một tập thể con người Viettel, có sự tham gia của các phịng ban trực thuộc tập đồn, 63 chi nhánh của các tỉnh thành phố, các cơng ty trực thuộc tập đồn đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau cả ở trong nước và nươc ngoài mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ hồn chỉnh.

Hình 2 : Dịch vụ Mobile Banking của Viettel.

Vinaphone:

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, mạng điện thoại di động Vinaphone không ngừng phát triển với vùng phủ sóng rộng khắp, chất lượng dịch vụ đảm bảo, đa dạng sản phẩm dịch vụ và trở thành một trong những mạng di động lớn nhất Việt Nam. VinaPhone hiện cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như: Dịch vụ truyền dữ liệu DATA - Dịch vụ WAP999 - Dịch vụ GPRS, MMS - Dịch vụ chuyển vùng trong nước - Dịch vụ Ringtunes - Dịch vụ đồng bộ hóa - Dịch vụ thơng báo cuộc gọi nhỡ - Dịch vụ

Info360 - Dịch vụ gọi quốc tế sử dụng VOIP - Dịch vụ GTGT 8xxx, 1900xxxx và hàng loạt dịch vụ tiện ích khác trong tương lai.

Hình 3 : Các dịch vụ tiện ích 3G của Vinaphone

2.3.1.4 Khả năng tạo ra lợi nhuận từ mảng dịch vụ truy cập internet trên ĐTDĐ

Viettel:

Sau gần ba năm thương mại hóa dịch vụ 3G, đến nay dịch vụ này đã trở thành "nồi cơm" của các nhà mạng.

Không tiết lộ con số thuê bao cụ thể, ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Tập đồn Viễn thơng Qn đội Viettel, cho biết kinh tế gặp nhiều khó khăn đã tác động đến việc tăng trưởng của dịch vụ di động thế nhưng dịch vụ 3G của nhà mạng Viettel vẫn phát triển tốt trong năm vừa qua. Các dịch vụ 3G đang đóng góp trên 50% doanh thu cho nhà mạng này.

Hiện tại, Viettel vẫn là mạng viễn thơng có hạ tầng lớn nhất Việt Nam với khoảng 55.000 trạm phát sóng, trong đó có 25.000 trạm 3G.

Theo ơng Trung, thuê bao 3G phát triển nhanh nhờ vào các chính sách kích thích tiêu dùng của các doanh nghiệp đã đẩy giá cước 3G xuống thấp và cạnh tranh so với dịch vụ ADSL. Thêm vào đó, giá của thiết bị đầu cuối 3G cũng ngày càng rẻ đi sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy dịch vụ 3G tăng trưởng.

Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) cho biết trong năm 2014, đơn vị này đạt doanh thu 196.650 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 40.532 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 10,5% so với năm 2013; lợi nhuận sau thuế đạt 31.459 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, tăng 15%. Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nước 15.434 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn mạng Viettel đạt 57,4 triệu thuê bao, trong đó di động là 55,5 triệu (3G đạt 14,65 triệu; 2G đạt 40,8 triệu); cố định: 1,9 triệu. Tại thị trường nước ngoài toàn mạng Viettel đạt 17,5 triệu thuê bao di động (3G đạt 1,85 triệu; 2G đạt 15,7 triệu); cố định: 815 nghìn thuê bao.

Hình 4 : Doanh thu của Viettel từ năm 2000-2010

Vinaphone:

VinaPhone là nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G đầu tiên từ tháng 10 năm 2009 cũng cho hay các dịch vụ 3G đang đóng góp phần lớn doanh thu cho VinaPhone.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)