Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các công ty cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 38 - 41)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2 Khái quát về năng lực cạnh tranh

1.2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các công ty cung cấp dịch vụ

Internet trên điện thoại di động tại thị trường Việt nam

Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào q trình hội nhập. Trong lĩnh vực viễn thơng, các doanh nghiệp viễn thông đang gặp phải thách thức rất lớn. Trước những thách thức rất lớn đó các doanh nghiệp viễn thơng buộc phải đổi mới nâng cao

năng lực cạnh tranh nắm bắt những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để tồn tại và không ngừng phát triển.

Trong một vài năm trở lại đây thị trường viễn thông trong nước ngày càng thơng thống và hấp dẫn thu hút nhiều những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Đó là do kinh doanh dịch vụ viễn thơng là một lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao và trong xu hướng phát triển của xã hội thì đây là một ngành nghề có cơ hội phát triển mạnh. Với nhiều động thái tích cực của Chính Phủ và Bộ thơng tin và truyền thơng các doanh nghiệp viễn thông trong nước không ngừng cạnh tranh lẫn nhau để giữ vững và mở rộng thị trường. Tình trạng độc quyền dần được xóa bỏ thay vào đó mà mơi trường kinh doanh bình đẳng hơn, thuận lợi hơn và lợi thế cạnh tranh khơng hồn tồn thuộc về một doanh nghiệp nhất định. Những văn bản, chính sách được ban hành đều nhằm mục tiêu khuyến khích sự cạnh tranh trên thị trường viễn thơng đa dạng hóa thành phần tham gia và tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Do vậy bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành đều phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Cánh cửa vào WTO đã mở rộng với Việt Nam. Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành viễn thông Việt Nam đang nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của ngành viễn thông đề ra là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, doanh nghiệp viễn thơng Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Tuy nhiên, cũng như lĩnh vực khác các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang trong tư thế đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngồi. Sức ép đó ngày một lớn hơn bởi thị trường viễn thơng là một trong những thị trường mở cửa sớm nhất và có sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Để cạnh tranh với các doan nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ tiên tiến, hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt và đặc biệt là phải có khách hàng.

Khơng nằm ngồi sự phát triển chung của ngành, tập đồn viễn thơng qn đội Viettel cũng chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực. Là một thành viên trực thuộc Bộ quốc phịng, Viettel đã có những hướng phát triển riêng để thích ứng với những điều kiện cạnh tranh mới. Áp lực cạnh tranh địi hỏi

bản thân tập đồn phải có sự đổi mới và thích ứng để vận động và phát triển. Đây là nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành bại của Viettel cũng như các doanh nghiệp khác.

Hệ quả của sự hội nhập có thể làm cho doanh nghiệp phát triển tốt, không phát triển được hoặc bị đào thải khỏi thương trường. Chính vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại là điều kiện tiên quyết trong thời đại hội nhập là điều kiện tiên quyết của sự phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và thế giới từ đó rút ra khái niệm tăng cường năng lực cạnh tranh của các nhà mạng nói chung và Viettel nói riêng trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO. Trong chương này, bài nghiên cứu cũng đã phân tích, rút ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí và phương pháp đánh giá tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là các mơ hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó làm căn cứ để đề xuất một số mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh áp dụng cho Viettel. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu và phân tích các kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số tập đồn bưu chính, viễn thơng quốc tế và Viettel đã đúc kết được các bài học thành cơng của từng Tập đồn làm căn cứ đề xuất ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ truy cập internet trên ĐTDĐ. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp BCVT theo các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Viettel có so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường BCVT trong giai đoạn vừa qua từ đó đề xuất ra các giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel trong bối cảnh mới – khi Việt Nam là thành viên WTO.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIỮA VIETTEL VÀ VINAPHONE TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh truy cập internet trên đtdđ của viettel và vinaphone (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)