PHƢƠNG PHÁP TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1 Kỳ tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ô tô 1 5 (Trang 28 - 32)

1. Kỳ tính giá thành sản phẩm.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tính giá thành sản phẩm theo tháng hoặc theo quý. Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm làm ra kéo dài rất nhiều năm như các Cơng ty xây dựng thì kỳ tính giá thành có thể theo năm hay theo thời gian mà sản phẩm hồn thành.

2. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành. Tuỳ vào đặc điểm của doanh nghiệp mà áp dụng theo các phương pháp tính giá thành khác nhau. Cụ thể:

2.1. Phương pháp trực tiếp ( hay còn gọi là phương pháp giản đơn).

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than, gỗ…)

Theo phương này, căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng khoản mục chi phí và căn cứ vào giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ để kế tốn tính ra tổng giá thành của sản phẩm trong kỳ.

Cơng thức tính tổng giá thành sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm hồn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng C.phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hồn thành

2.2. Phương pháp tính giá thành theo công việc.

Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm, loạt sản phẩm, công việc của từng đơn đặt hàng.

Khi bắt đầu sản xuất kế toán giá thành mở cho mỗi đơn đặt hàng một thẻ tính giá thành. Hằng tháng, quý căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được theo đơn đặt hàng trong sổ kế tốn chi tiết ghi sang thẻ tính giá thành liên quan. Khi nhận được phiếu xác nhận sản phẩm hồn thành, kế tốn chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở thẻ tính giá thành sẽ cho giá thành của từng đơn đặt hàng.

2.3. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức.

Áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất khác nhau với điều kiện các chi phí sản xuất dã có định mức hợp lý.

- Tính giá thành định mức trên cơ sở định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.

- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức.

Số thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức. Thốt ly định mức = Chí phí thực tế – Chi phí định mức Từ đó xác định giá thành sản phẩm thực tế bằng cách Z s. phẩm thực tế = Z định mức sản phẩm x Hệ số chênh lệch do thay đổi định mức x Hệ số chênh lệch T. tế với định mức

CHƯƠNG II

THỰC TẾ CƠNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY CƠ KHÍ Ơ TƠ 1-5 TY CƠ KHÍ Ơ TƠ 1-5

A. GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ CƠNG TY I. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Đặc điểm chung của Công ty cơ khí ơ tơ 1-5

- Tên gọi: Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5 - Tên giao dịch: Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5

- Đơn vị quản lý: Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam - Trụ sở chính: Km 15- Quốc lộ 3 - Thị trấn Đông Anh- Hà Nội

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5.

Tiền thân của Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5 là nhà máy ơ tơ 1-5 được thành lập năm 1956 và được thành lập theo quyết định 1041/QĐ-TCCB-LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải với tên là Cơng ty cơ khí ơ tơ 1- 5.

Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5 gắn liền với quá trình đấu tranh giành lại độc lập tự do của đất nước.

* Giai đoạn trước cách mạng tháng 8:

Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5 được khởi nguồn từ một xưởng Avia phố hàng vôi từ những năm 1921-1922, đó là một xưởng chuyên sản xuất xe song mã, rèn móng ngựa với khoảng hơn 10 người thợ Việt Nam. Sau vài năm, chuyển sang sửa chữa và bán các phụ tùng ô tô, đến 1925 tăng 160 cơng nhân và có thể sản xuất phụ tùng, sửa chữa và lắp ráp ô tô.

* Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:

Để phục vụ cho công cuộc phục hồi , phát triển nền kinh tế và chủ trương cải tạo tư bản tư doanh, nhà máy Avia đổi tên thành Nhà máy ô tô 1-5 được hình thành trên tập hợp của 4 phân xưởng sau:

- Xưởng Avia - Xưởng GK-125 - Xưởng GK-115

- Xưởng Yên Ninh

Với nhiệm vụ chính là sửa chữa, sản xuất phụ tùng ô tô. * Giai đoạn 1975-1990:

Việc tổ chức sản xuất từ chỗ sản xuất theo chế độ tự cung tự cấp, khơng có hách tốn kinh tế và sửa chữa cịn thủ công, theo kinh nghiệm, Công ty đã từng bước tổ chức theo dây chuyền chuyên mơn hố cụm sản phẩm, mọi cơng việc trong sửa chữa, lắp ráp, chế tạo đều có tiêu chuẩn, q trình, định mức lao động và vật tư quyết toán cho từng sản phẩm.

Ngày 14/ 01/ 1981 thực hiện quyết định QĐ 17/CP-BGTVT, nhà máy được phép mua thu hồi các loại xe tai nạn trong chiến tranh, các xe thanh lý về tháo gỡ phục hồi các chi tiết để phục vụ sửa chữa xe. Công ty đã tiến hành sửa chữa và lắp ráp hoàn chỉnh nhiều loại xe như Zin 130, Zin 157, CA 10, Mao…và các loại máy, phụ tùng phục vụ cho sản xuất như bơm nước xe W50L, tổng bơm phanh xe W50L, Cylindre Row trước và sau xe W50L. Các sản phẩm này được sản xuất ra nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sửa chữa phương tiện đi lại….cung cấp cho các ngành kinh tế quốc tế.

* Giai đoạn 1991-2000:

Sau đại hội lần thứ 6 của Đảng, nước ta bước sang giai đoạn mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

Trước sự thay đổi đó, ban lãnh đạo Cơng ty có chính sách phát triển đúng đắn giúp Cơng ty ngày một phát triển.

Năm 1993, nhà máy ô tô 1-5 được thành lập với tên là Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5 trực thuộc Tổng Cơng ty cơ khí giao thơng vận tải – Bộ giao thông vận tải.

Trong giai đoạn này, Công ty đã đầu tư, nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại sản phẩm cơ khí như xe ơ tô, trạm trộn asphalt, lu lốp… thay thế hàng nhập ngoại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

* Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trước nhu cầu đó lãnh đạo Cơng ty đã có những chính sách mạnh dạn vay

vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất xe ô tô khách, ôtô bus trên cơ sở nhập khẩu máy móc.

Dưới sự ủng hộ của Đảng, nhà nước và tổng Cơng ty cơ khí giao thơng vận tải ( nay là tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam ), Công ty ô tô 1-5 cho ra đời nhiều lô xe phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ô tô 1 5 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)