Một số hạn chế trong cơng tác kế tốn tại Cơng ty

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ô tô 1 5 (Trang 71 - 74)

III. CƠNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Một số ý kiến nhận xét về công tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty cơ khí ơ tơ 1-5.

1.2. Một số hạn chế trong cơng tác kế tốn tại Cơng ty

Bên cạnh những ưu điểm về cơng tác kế tốn nói chung và cơng tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, thì Cơng ty cịn một số mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện hơn nữa.

* Về đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất:

Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tồn bộ quy trình cơng nghệ sản xuất như vậy là chưa phù hợp với việc tổ chức sản xuất thành Xí nghiệp, trong các Xí nghiệp được tổ chức thành nhiều phân xưởng sản xuất. Do đó, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy sẽ khơng phản ánh đúng nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Từ đó, làm cho cơng tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng kịp thời ra quyết định của nhà quản lý bị hạn chế.

Mặt khác, việc tập hợp chi phí sản xuất cho tồn bộ quy trình cơng nghệ khơng xác định được các chi phí liên quan đến từng sản phẩm cụ thể dẫn đến việc tính giá thành khơng chính xác.

Hiện nay Cơng ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hồn thành. Như vậy chỉ biết được tổng chi phí sản xuất cấu thành trong từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở phân bổ mà khơng chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm theo các phân xưởng.

* Phƣơng pháp kế tốn tập hợp chi phí sản xuất:

- Về chi phí nguyên vật liệu.

Hiện nay Cơng ty áp dụng kế tốn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Như vậy, việc nhập xuất nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ trong kỳ là phải theo dõi TK 611-Mua hàng, còn TK 152,153 chỉ phản ánh số dư đầu kỳ và tồn cuối kỳ của các loại vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty. Nhưng Công ty vẫn phản ánh việc nhập-xuất vật liệu, công cụ dụng cụ trên TK 152,153 mà không theo dõi trên TK 611. Khi xuất kho vật liệu sản xuất sản phẩm, kế toán ghi :

Nợ TK 621

Có TK 152,153

Như vậy về tài khoản sử dụng trong kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK mà Công ty sử dụng là chưa phù hợp. Do trong điều kiện sản xuất của Cơng ty, vật liệu- cơng cụ dụng cụ có nhiều chủng loại, việc xuất kho vật liệu diễn ra thường xuyên cho nên việc nắm bắt thông tin về các loại vật liệu là rất cần thiết. Do đó, nếu theo phương pháp KKĐK thì phải đến cuối tháng, sau khi kiểm kê tồn bộ vất tư cịn lại cuối kỳ,vật tư tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ mới xác định được vật tư xuất kho dùng vào sản xuất sản phẩm. Do đó, thơng tin khơng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và quản lý vật tư của Công ty. - Về chi phí nhân cơng trực tiếp:

Cơng ty đã thực hiện hạch tốn chi phí tiền lương và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên phân xưởng vào trong chi phí nhân cơng trực tiếp. Do đó, việc hạch tốn như vậy sẽ khơng phản ánh phù hợp chi phí phát sinh thuộc đối tượng nào thì tính cho đối tượng đó.

Mặt khác, khoản tiền trả cho lao động thuê ngoài vân chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ Công ty cũng hạch tốn chung vào chi phí nhân cơng trực tiếp mà đáng lẽ ra phải theo dõi và tính vào cho chi phí bán hàng của Công ty.

Công ty không tiến hành trích trước tiền lương cơng nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, mặc dù, số lượng công nhân nghỉ phép không đều giữa các tháng. Do khơng trích trước như vậy nên tháng nào có cơng nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép thì phát sinh chi phí tháng đó. Điều này dẫn đến một tháng nào đó số lượng cơng nhân nghỉ phép tập trung sẽ làm cho giá thành bị đội lên một

cách bất hợp lý và ngược lại. Việc biến động giá thành sản phẩm có ảnh hưởng tới việc hạch toán giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng kết quả cuối cùng của Cơng ty.

- Về kế tốn tập hợp chi phí sản xuất chung: + Về chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Do khơng bóc tách chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên quản lý phân xưởng nên trong chi phí sản xuất chung này khơng có chi phí nhân viên phân xưởng. Thực chất, chi phí sản xuất phát sinh ở bộ phận nào khơng được hạch tốn đầy đủ cho bộ phận đó, làm cho cơng tác quản lý chi phí sản xuất ở Cơng ty khơng được đơn giản.

+ Về trích khấu hao TSCĐ

Việc trích khấu hao TSCĐ, Cơng ty cũng khơng hạch tốn riêng việc trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất sản phẩm với TSCĐ sử dụng cho mục đích khác như dùng cho quản lý doanh nghiệp. Tồn bộ chi phí về trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, Công ty tiến hành ghi toàn bộ vào chi phí sản xuất chung. Điều này, sẽ làm cho giá thành sản phẩm đội lên nhiều do bao gồm cả phần chi phí đáng lẽ phải tính cho chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Về cơng tác tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty :

Chi phí sản xuất trên thực tế phát sinh được tập hợp trên tài khoản tổng hợp, không theo dõi chi tiết đến từng đối tượng gánh chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí. Cơng ty tính tốn khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm dựa trên những định mức hay những tiêu thức phân bổ riêng. Do đó, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đầy đủ và đúng với khoản chi phí thực tế phát sinh để sản xuất ra sản phẩm đó.

* Về việc áp dụng máy vi tính vào cơng tác kế tốn:

Phịng kế tốn đang dần được trang bị phần mềm máy vi tính trong điều kiện Công ty mở rộng quy mô sản xuất thời gian dài nên hạn chế trong công tác. Hiện nay, việc sử dụng kế toán máy chủ yếu vẫn để lập bảng về nguyên vật liệu, bảng thanh tốn và lưu trữ nhập, xuất-tồn vật liệu, cịn mọi công việc ghi chép sổ hạch tốn lưu chuyển cịn sử dụng thủ cơng, tốn rất nhiều thời gian và cơng sức của nhân viên kế tốn.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí ô tô 1 5 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)