CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở việt nam (Trang 26 - 27)

Đi kèm với các biện pháp thúc đẩy đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng.

Thuế:

Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ƣu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu). Các hàng hoá là vật tƣ ngun liệu gia cơng cho nƣớc ngồi rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì khơng phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phải chịu thuế rất thấp.

Nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đƣợc miễn thuế.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đƣợc hoàn lại thuế doanh thu trả cho nguyên phụ liệu và bán thành phẩm đầu vào. Các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu đƣợc miễn thuế lợi tức bổ sung.

Thuế xuất khẩu gạo, cao su, than đá, thuỷ sản, đƣợc hạ xuống 0% từ ngày 1/1/2001. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu vật tƣ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đƣợc điều chỉnh từ 3 tháng lên 9 tháng.

Quỹ thƣởng xuất khẩu đã đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 của thủ tƣớng Chính phủ. Đợt xét thƣởng đầu tiên vào quý II năm 2002. Đối tƣợng xét thƣởng bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi để khuyến khích họ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta.

Về tiêu chuẩn thƣởng bộ Thƣơng mại đã chú trọng đến việc nâng cao tỷ lệ hàng hố có tỷ lệ chế biến và hàm lƣợng nội địa cao.

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo phƣơng án thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, giao ngân hàng nhà nƣớc dự thảo đề án thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và giao Bộ Kế hoạch và đầu tƣ chủ trì xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp Việt nam thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm ở nƣớc ngoài.

Các ngân hàng nƣớc ta hiện nay cũng đang làm 2 nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhanh chóng có vốn, thiết bị để sản xuất đó là:

+ Bảo lãnh chứng từ thƣơng mại là việc doanh nghiệp có thể đổi chứng từ lấy tiền mặt tại ngân hàng, thông báo L/C ngay sau khi giao hàng

mà không phải đợi chuyển tiền. Việc này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có tiền để tiếp tục đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tránh tình trạng để ngƣng trệ vì thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Bảo lãnh tiền vay máy móc vật tƣ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là việc làm hữu hiệu tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nhanh chóng có đƣợc máy móc thiết bị để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Để giảm bớt tác động do sự thay đổi tỷ giá các đồng tiền trong khu vực, Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam thay đổi tỷ giá chính thức xấp xỉ với tỷ giá hiện hành trên thị trƣờng tự do và tƣơng ứng với tỷ giá thực. Việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng làm tăng thêm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trƣờng thế giới

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)