Các biện pháp về tài chính tín dụng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở việt nam (Trang 49 - 52)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM.

2. Các biện pháp về tài chính tín dụng.

2.1 Khuyến khích các vệ tinh của các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu qua thuế. thuế.

Hiện nay việc khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tƣ sản xuất hàng xuất khẩu mới chỉ nhìn đến các doanh nghiệp có sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm cho các cơ sở trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu. Họ cũng có quyền đƣợc hƣởng ƣu đãi. Vì lí do đó, nên mở rộng định nghĩa về “ cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ” trong luật thuế doanh thu. Cụ thể, các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng có thể đƣợc coi là cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và cũng đƣợc miễn thuế doanh thu. Nhiều nƣớc đã dành ƣu đãi cho các xí nghiệp vệ tinh này, thậm chí cịn đi sâu hơn, ƣu đãi cả xí nghiệp đã cung cấp sợi để dệt vải cho may áo xuất khẩu.

Đối với nƣớc ta, chúng ta chƣa đủ khả năng miễn thuế nhiều tầng thì có thể áp dụng cho các tầng thứ nhất hay các xí nghiệp có liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng xuất khẩu. Nhƣ trong ví dụ trên là các xí nghiệp dệt, xí nghiệp sản xuất cúc, bao bì... Nếu làm nhƣ vậy, thì sự phát triển của một ngành hàng xuất khẩu nào đó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, tất cả đều hƣớng về xuất khẩu. Điều này dẫn tới việc vừa đẩy mạnh xuất khẩu giá trị gia tăng ( không phải nhập nguyên liệu và nhập thành phẩm theo kiểu gia công), vừa tạo điều kiện thu hút đƣợc các nguồn nhân lực và vật lực của đất nƣớc vào lĩnh vực kinh tế có hiệu quả.

2.2 Giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu dịch vụ.

Xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu sản phẩm trí tuệ còn là việc mới, nhƣng trên thực tế kim ngạch xuất khẩu của loại hình này theo những con số khơng chính thức ngày càng tăng. Các chuyên gia của bộ thƣơng mại đã tính tốn và dự đốn khả năng phát triển loại hình này trong tƣơng lai là hiện thực, dự đoán lƣợng ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu dịch vụ và sản phẩm trí tuệ vào năm 2003 có thể lên tới 1,5 tỷ USD nếu nhƣ Việt nam có các biện pháp tích cực thúc đẩy hoạt động này ngay từ bây giờ. Do vậy, cần có các văn bản cụ thể đƣợc công bố và giao cho các bộ cùng các cơ quan có chức năng thực hiện chính sách phát triển và khuyến khích đúng đắn để khả năng này trở thành hiện thực.

Trƣớc mắt cần có sự thay đổi về thuế để khuyến khích phát triển cơng nghiệp gia công, sản xuất phần mềm tin học. Những bất hợp lý trong lĩnh vực này có thể nhìn thấy rất rõ nhƣ: thuế doanh thu phần mềm là 2% ( thuế dịch vụ) trong khi thuế doanh thu buôn bán phần cứng chỉ là 1%, hoặc thuế lợi tức phần mềm

lên tới 45%. Đây là những bất hợp lý mà nên đƣợc điều chỉnh sớm. Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm trí tuệ khác, nếu xuất khẩu thu đƣợc ngoại tệ thì cũng nên xem xét cho miễn giảm các loại thuế nhƣ đối với hàng hố thơng thƣờng.

2.3 Quỹ bảo hiểm ( hay quỹ phịng ngừa rủi do).

Nhà nƣớc khuyến khích các hiệp hội ngày hàng tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm ( phịng ngừa rủi do) cho ngành mình, nhất là trong những ngành quan trọng có khối lƣợng xuất khẩu tƣơng đối lớn nhƣ gạo, cà phê, cao su. Các quỹ này sẽ không lấy nguồn từ ngân sách Nhà nƣớc để tránh các quy định không thuận lợi của WTO về vấn đề trợ giá.

Quỹ bảo hiểm có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên của hiệp hội khi giá cả của thị trƣờng biến động thất thƣờng, cơ chế hoạt động sẽ do từng hiệp hội tự xác định, nhƣng nhìn chung nên đặt ra một mức giá bảo hiểm cho ngƣời sản xuất thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, trang trải đƣợc chi phí và có lợi nhuận thoả đáng. Khi thị trƣờng thế giới thuận lợi, có thể xuất khẩu với giá cao hơn mức giá bảo hiểm thì hiệp hội sẽ áp dụng biện pháp thu một phần chênh lệch đƣa vào quỹ bảo hiểm ( chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bảo hiểm). Ngƣợc lại khi thị trƣờng thế giới không thuận lợi, giá xuất khẩu xuống thấp hơn giá bảo hiểm thì quỹ sẽ trích tiền ra hỗ trợ lại cho các thành viên.

Về hình thức, có thể các thành viên hiệp hội thống nhất thành lập một pháp nhân đƣợc Nhà nƣớc cho hƣởng quy chế kinh doanh nhƣ các quỹ tín dụng thơng thƣờng nhằm mục đích phát triển nguồn vốn. Hoặc đơn thuần chỉ góp tiền về quỹ và giao cho một nhân hàng điều hành và kinh doanh quỹ này theo quy định của hiệp hội.

2.4 Các ưu đãi về tín dụng.

Mặc dù Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam đã ra thông tƣ về việc các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh có trách nhiệm ƣu tiên về mức vốn cho vay đối với các đơn vị sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu. Tuy nhiên thông tƣ lại không quy định rõ ràng và cụ thể chỉ nói chung chung “ khuyến khích tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn ”. Do vậy, việc cần làm là phải quy định cụ thể một tỷ trọng vốn vay dài hạn và trung hạn trên tổng dƣ nợ và một khung lãi suất cố định theo từng thời kỳ nhằm làm việc tiếp cận nguồn vốn tí dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu dễ dàng hơn, tránh gây mập mờ dễ gây tiêu cực.

2.5 Thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu.

Thành lập quỹ này để cấp tín dụng ƣu đãi và bảo lãnh tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Do nguồn vốn hạn hẹp, để có thể đẩy nhanh tiến độ hình thành quỹ, tránh chồng chéo.

2.6 Nhà nước nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt nam.

Để đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố hƣớng về xuất khẩu thì ngồi việc có chiến lƣợc xuất khẩu, có chính sách trợ giá, tạo lợi nhuận khuyến khích các nhà sản xuất có sự “ đầu cơ ”, bảo trợ của Nhà nƣớc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần phải có một đƣờng lối chính sách đúng đắn về ngân hàng sao cho các Ngân hàng Việt nam phát huy đƣợc vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế. Hiện nay chúng ta đã có ngân hàng ngoại thƣơng Việt nam, ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng thƣơng mại cổ phần XNK EXIMBANK, song các ngân hàng này cịn bị hạn chế về vốn, trình độ cơng nghệ, nghiệp vụ, chƣa phục vụ đắc lực đƣợc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam.

Trong tƣơng lai gần, Việt nam chúng ta cũng nên thành lập một ngân hàng chuyên doanh mang tên là ngân hàng XNK Việt nam. Có nhƣ vậy chúng ta mới đi đƣợc trên đơi chân của mình, thực hiện đƣợc sự bảo hộ cho các ngân hàng nội địa, phục vụ sự nghiệp CNH hƣớng về xuất khẩu phát huy đƣợc lợi thế so sánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

2.7 Về hỗ trợ tài chính.

Để giảm nhẹ gánh nặng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nƣớc thông qua trợ cấp, trợ giá Chính phủ nên tăng cƣờng sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính gián tiếp.

2.8 Chính sách tỷ giá hối đối.

Một nƣớc có nhiều bạn hàng bn bán cho nên đƣa chỉ số giá cả nƣớc ngồi vào tính tốn tỷ giá hối đoái cần phải cân nhắc kỹ, đặc biệt đối với những bạn hàng thƣơng mại quan trọng. Cách định giá tỷ giá hối đoái rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vừa qua, cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Đơng nam á xảy ra cũng một phần do Chính phủ các nƣớc này áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái cố định. Khi tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng thay đổi trong khi tỷ giá hối đối do nƣớc đó định ra vẫn giữ mức cố định thì sẽ gây ra một số ảnh hƣởng sau.

 Hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với sản phẩm nội địa mà chúng phải chịu chi phí tăng do lạm phát.

 Các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế bán ra theo mức giá cả quốc tế nằm ngồi tầm kiểm sốt của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nƣớc. Hàng xuất khẩu của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu đƣợc phải bán lại với tỷ giá hối đối cố định, khơng đƣợc tăng nên để đền bù lại chi phí sản xuất cao hơn.

 Các nhà xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có thể tăng giá cả chế tạo có thể tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù lại chi phí sản xuất nội địa cao hơn, nhƣng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng sẽ giảm. Họ cũng có thể giữ nguyên mức giá nhƣng lợi nhuận sẽ thấp đi. Kết quả chung là nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm đi.

 Nhƣ vậy, nên duy trì một chính sách tỷ giá hối đối nhƣ thế nào để vừa hạn chế nhập khẩu vừa thúc đẩy xuất khẩu. Rất khó để đƣa ra một câu trả lời chính xác nhƣng chắc chắn chúng ta nên áp dụng chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trƣờng trong nƣớc và trên thế giới.

2.9 Chính sách đa lãi suất.

Để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng chƣa thiết yếu, có thể áp dụng lãi suất đối với vốn vay cho xuất khẩu bắng 50% mức lãi suất vốn vay để nhập khẩu ( việc này cả Hàn Quốc và Đài Loan đều đã làm trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế ).

2.10 Chính sách bán ngoại tệ.

Mọi ngoại tệ thu đƣợc tử xuất khẩu đếu phải bán cho ngân hàng. Sau khi bán, doanh nghiệp sẽ đƣợc cấp một hoá đơn đặc biệt xác nhận lƣợng ngoại tệ đã bán. Nếu doanh nghiệp cần mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hố thì có thể xuất trình hố đơn này để mua lƣợng ngoại tệ tƣơng ứng với tỷ giá ƣu đãi.

Tất cả các doanh nghiệp khơng có hố đơn này đều phải mua với tỷ giá cao hơn. Nếu doanh nghiệp có hố đơn khơng có nhu cầu nhập khẩu thì có thể chuyển nhƣợng tự do hoá đơn này cho ngƣời khác.

Biện pháp này không những khuyến khích xuất khẩu mà cịn hạn chế những khoản nhập khẩu bằng tiền không rõ nguồn gốc xuất khẩu, giúp giảm dần nhập siêu. Nhƣ vậy, sẽ có ba mức tỷ giá: tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra cho các đối tƣợng có hố đơn và tỷ giá bán ra cao hơn cho các đối tƣợng khơng có hố đơn.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)