c) Các yếu tố chi phối mơ hình 3P
2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này đã trình bày lý thuyết nền về sự thỏa mãn, khái niệm tiền lương, tóm tắt lý thuyết trước đây về sự thỏa mãn tiền lương, đồng thời đưa ra các định
nghĩa và khái quát các lý thuyết khác nhau về sự gắn kết với tổ chức của các nhà nghiên cứu gần đây trên thế giới.
Chương 2 cũng đã nêu ra một nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của sự thỏa mãn tiền lương và sự gắn kết với tổ chức. Cuối cùng, chương này cũng định nghĩa các thành phần và bảng câu hỏi trên thang đo PSQ hiệu chỉnh của Heneman & Schwab (1985) để làm công cụ áp dụng đo lường sự thỏa mãn tiền lương trong luận văn này. Thang đo và bảng câu hỏi hiệu chỉnh của Meyer và các cộng sự (1993) cũng được chọn làm cơ sở cho luận văn. Đồng thời, mơ hình nghiên cứu này cũng bao gồm 2 khái niệm là thỏa mãn tiền lương và gắn kết với tổ chức với 7 biến thành phần (4 thành phần của Sự thoả mãn tiền lương và 3 thành phần của sự gắn kết với tổ chức) thông qua tổng cộng 34 biến quan sát. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, với bậc 1 tương ứng với mức độ rất không đồng ý và bậc 5 tương ứng với mức độ rất đồng ý.
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu cũng đã được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở chương 2.
Chương 3 gồm các phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phương pháp chọn mẫu, (3) xây dựng thang đo và (4) phương pháp xử lý số liệu.