Phân tích EFA cho thang đo PSQ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thỏa mãn tiền lương đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên viễn thông thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

c) Các yếu tố chi phối mơ hình 3P

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

4.3.1 Phân tích EFA cho thang đo PSQ

Thang đo PSQ mà đề tài sử dụng gồm 16 biến nhằm đo lường 4 thành phần: Mức lương, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy sơ bộ thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ở bước trên cho thấy vẫn còn đủ 16 biến đạt độ tin cậy. Các biến này tiếp tục được đưa vào phân tích EFA để kiểm định sơ bộ thang đo.

Kết quả phân tích EFA sơ bộ với phép xoay Varimax ở bảng 3-4 cho ta thấy biến R2 có hệ số tải cao nhất trên nhân tố Tăng lương là 0.372 < 0.5 nên vi phạm điều kiện thứ ba và các biến S1, S2, S3, S4 tuy có thỏa ba điều kiện đầu nhưng mà vẫn vi phạm điều kiện thứ tư (mức độ chênh lệch cách biệt của hệ số tải cao nhất với các hệ số tải còn lại trên cùng dòng phải > 0.3).

Bảng 4-4: Ma trận xoay nhân tố sơ bộ cho thang đo PSQ.

hiệu

Biến quan sát Các nhân tố trích được

1 2 3 4

R3 với những lần tơi được nâng lương điển

hình trước đây trong tổ chức này. ,861 R4 với tiêu chuẩn (3P) mà tổ chức áp dụng

để tính tốn xác định cho những lần nâng lương cho tôi.

,774

S1 cấu trúc lương trong tổ chức của tôi ,733 ,444

R1 đợt nâng lương gần đây nhất của tôi trong tổ chức này

,801

S2 thông tin tổ chức cung cấp về chế độ lương bổng mà tôi quan tâm

,663 ,474

S3 tiền lương tương xứng cho các vị trí cơng việc khác nhau trong tổ chức của tôi

,557 ,543

S4 tiêu chuẩn chung về việc đánh giá năng lực lao động của nhân viên trong việc áp dụng chính sách lương trong tổ chức của tơi

,537 ,471

R2 người quản lý trực tiếp tác động đến sự tăng lương cho tôi

,372

S6 cách thức điều hành chế độ lương bổng trong tổ chức của tôi

,900

S5 với mức độ chênh lệch lương giữa các vị trí cơng việc khác nhau trong tổ chức của tôi

,877

L2 mức lương hiện tại hàng tháng của tôi trong tổ chức này.

,914

L1 tiền lương thực lãnh sau thuế hàng tháng của tôi.

,887

L3 với tồn bộ mức lương chính của tơi. ,817

B1 các chính sách phúc lợi mà tổ chức này đã dành cho tôi

,888

B2 khoản tiền tổ chức chi trả cho các phúc lợi của tôi

,862

B3 với số lượng các phúc lợi tôi nhận được ở tổ chức này

Sau khi loại biến R2, S1, S2, S3, S4 để thực hiện lại EFA hiệu chỉnh (Phụ lục

8), ta có thể kết luận thang đo PSQ trong đề tài này sau khi loại bỏ biến R2, S1, S2,

S3, S4 là phù hợp vì nó thỏa mãn được các điều kiện sau: - Hệ số KMO = 0.824 là đạt yêu cầu vì > 0.5.

- Cả 4 nhân tố trích được đều có Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích từ mơ hình là 84.334. Nghĩa là 4 nhân tố mới đã giải thích được hơn 84% mơ hình.

- Các biến đều có hệ số tải cao nhất > 0.5 và các biến trong cùng một nhóm đều thực sự tải mạnh trên nhân tố mà nó dự định đo lường.

- Các hệ số tải còn lại trên từng biến đều thấp hơn hệ số tải cao nhất của biến đó với mức chênh lệch cách biệt > 0.3.

Cũng từ bảng 4-4, ta thấy các biến L1, L2, L3 có hệ số tải cao nhất tập trung vào cột nhân tố thứ 3. Điều này cho ta thấy chúng đã hình thành nên một nhân tố riêng biệt với các biến còn lại. Kết quả như vậy là đúng với dự tính ban đầu của ta trước khi kiểm định thang đo.

Ta có thể đặt tên cho nhân tố này là Mức lương. Tương tự như vậy, các biến B1, B2, B3 hình thành nên cột nhân tố 4, ta đặt tên là Các phúc lợi, Tiếp theo các biến R1, R3, R4 hình thành nên cột nhân tố 1, ta đặt tên là Tăng lương. Cuối cùng các biến S5, S6 hình thành nên cột nhân tố 2, ta đặt tên là Cơ chế lương.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự thỏa mãn tiền lương đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên viễn thông thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w