Hoạt động sản xuất và hiệu quả của cánh đồng lớn tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng theo hướng bền vững (Trang 110 - 114)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đơng xn 2014 - 2015 Hè thu 2015 Mơ hình CĐL Ngồi MH (Tăng/giảm) Mơ hình CĐL Ngồi MH (Tăng/giảm)

1. Thơng tin chung

- Tổng số CĐL Cánh đồng 227 253

- Diện tích CĐL (lúa) Ha 20.927

+ So với diện tích lúa tỉnh % 13,7 18,9

- Số hộ tham gia Hộ 15.273 19.266

- Số hộ/CĐL Hộ 67,3 76,0

- Diện tích/CĐL Ha 92,2 110,4

2. Hiệu quả

- Năng suất lúa Tạ/ha 66,2 + 3,6 63,5 + 4,7

- Giá bán lúa Đồng/kg 5.609 + 500 5.300 + 500

- Số mơ hình có hợp đồng tiêu thụ Mơ hình 109 116

+ So với tổng số mơ hình % 48 45,8

- Diện tích đƣợc bao tiêu Ha 6.856 6.718

+ So với diện tích CĐL % 32,8 24,0

- Số doanh nghiệp tham gia Doanh

nghiệp 20 44

+ So với tổng số doanh nghiệp % 4,5 4,5

- Lợi nhuận cao hơn so với ngồi

mơ hình Triệu/ha 13,6 2,3 12,4 1,4

Nhƣ vậy, mơ hình CĐL ở tỉnh Sóc Trăng mang nhiều lợi ích:

- Ứng dụng đồng bộ gói khoa học kỹ thuật: các đơn vị chuyển giao gồm: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV, Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện, Phòng kinh tế thị xã, thành phố chỉ đạo hỗ trợ tập huấn, hƣớng dẫn nơng dân ứng dụng qui trình kỹ thuật, nhƣ: “1 phải, 5 giảm” với lƣợng giống gieo sạ 100-120 kg/ha, bón phân cân đối, kỹ thuật tƣới “ngập, khô xen kẽ”, sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo; đặc biệt nhiều mơ hình đã ứng dụng thành công các chế phẩm sinh học nhƣ sử dụng nấm xanh để phịng trừ rầy, ứng dụng mơ hình cơng nghệ sinh thái ở những nơi có đủ điều kiện.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu liên kết hợp đồng tiêu thụ, nhƣ: Công ty Cổ phần BVTV An Giang, Công ty TNHH ADC, Doanh nghiệp Tƣ nhân Hồ Quang, … cử cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp trực tiếp tƣ vấn mơ hình theo quy trình do doanh nghiệp thảo luận với nông dân.

- Nâng cao công tác giống: Các cánh đồng đều chọn giống lúa chủ lực theo khuyến cáo của ngành hoặc theo diễn biến của thị trƣờng nhƣ: OM 6976, OM 5451, OM 4900, OM 7347, ST 5, ST 20, RVT,… nhƣng đều do nông dân thảo luận quyết định; giống đạt chất lƣợng tối thiểu cấp xác nhận, gieo sạ đồng loạt tập trung né rầy theo lịch. Các giống lúa chất lƣợng cao trong mơ hình đều có giá bán cao hơn các giống có phẩm chất trung bình từ 500 - 1.200 đ/kg cùng thời điểm, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một số cánh đồng mẫu đã tổ chức điểm sản xuất nhân giống lúa cộng đồng nhƣ: xã Trƣờng Khánh (huyện Long Phú); phƣờng 5 (TPST); xã Mỹ Hƣơng (huyện Mỹ Tú); xã Thạnh Tân, Lâm Tân và Tuân Tức (huyện Thạnh Trị); phƣờng 2, phƣờng 3, xã Tân Long, xã Long Bình (thị xã Ngã Năm).

- Vật tư đầu vào được cung ứng tốt: vừa qua đã có một số doanh nghiệp nhƣ

Cơng ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Cơng ty TNHH Hóa Nơng Hợp Trí, Cơng ty TNHH TM&DV Tân Thành, Công ty lƣơng thực Sóc Trăng, Cơng ty Cổ phần BVTV An giang, Công ty TNHH ADC, DNTN Hồ Quang và một số Công ty, cửa hàng vật tƣ tại địa bàn, tham gia hợp đồng cung ứng về giống, phân bón, thuốc BVTV theo phƣơng thức ứng trƣớc vật tƣ đầu vụ, thanh toán cuối vụ, giá cả thỏa thuận hợp lý và đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng đăng ký.

- Thúc đẩy cơ giới hóa: hầu hết CĐM đều ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa trong

các khâu vào đồng ruộng, nhất là khâu làm đất, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp giúp giảm thất thoát từ 2 - 3% đồng thời nâng cao chất lƣợng gạo sau khi xay xát.

- Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng: một số cánh đồng mới ở vùng trũng của thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú … chính quyền địa phƣơng đã chỉ

đạo vận động nông dân trong cánh đồng mẫu làm bờ bao khép kín, kết hợp xây dựng các trạm bơm (động cơ điện và động cơ Diesel); giúp chủ động tƣới tiêu, giảm rủi ro, giảm chi phí, tăng năng suất lúa hƣớng đến mục tiêu thâm canh lúa bền vững. Đây đang là mơ hình tiêu biểu trong thời gian tới.

- Thúc đẩy kinh tế hợp tác ra đời: do nhu cầu khách quan nhất thiết CĐM phải

gắn liền với một hình thức kinh tế hợp tác có thể là Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã, để có đủ tính pháp lý và xây dựng niềm tin trong các giao dịch kinh tế, đồng thời do sản xuất mang tính cộng đồng, nên có hợp tác thì mới nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả quản lý.

- Tạo sức cạnh tranh trong khâu tiêu thụ: sản phẩm trong CĐM thƣờng tạo đƣợc khối lƣợng hàng hóa lớn tại một thời điểm cho một giống lúa nào đó, chất lƣợng đồng đều hơn nên dễ tiêu thụ hơn và thƣờng bán đƣợc giá cao hơn. Hiện đã có một số địa phƣơng đã tạo đƣợc ngày càng nhiều sự thu hút một số doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh, tổ chức mạng lƣới thu mua lúa gạo cho nông dân.

- Hạn chế: mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ

vẫn còn bất cập nhất là chƣa thật sự chủ động hợp tác ngay từ khâu thảo luận kế hoạch sản xuất. Có những hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ đã đƣợc ký kết đầu vụ nhƣng do nhiều tác đồng khác nhau, đến cuối vụ vẫn có nơi hợp đồng bị phá vỡ gây thiệt hại và mất lòng tin lẫn nhau. Điều này rất cần có những giải pháp tích cực để góp phần xây dựng lại lịng tin trong hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo trong tỉnh.

- Việc ứng dụng ghi chép sổ tay nhật ký theo hƣớng VietGAP tuy đƣợc khuyến cáo, hƣớng dẫn và cấp mẫu sổ nhƣng do chƣa hình thành thói quen và nhiều yếu tố hạn chế khác nên nông dân thực hiện ghi chép chƣa đạt yêu cầu nếu khơng có sự hỗ trợ sát sao của cán bộ hƣớng dẫn.

Hiện nay ở Sóc Trăng cánh đồng lớn đang trở thành phong trào rất mạnh mẽ của nông dân, ở đâu và nơi nào có cánh đồng mẫu thì rõ ràng bộ mặt nơng thơn nơi đó đƣợc cải thiện, phƣơng thức sản xuất mang dấu ấn hiện đại, cùng với sự phát triển và ứng dụng các kỹ thuật mới đặc biệt là cơng nghệ cơ giới hóa, sản xuất từng bƣớc gắn với thị trƣờng và trên hết chủ thể của ruộng đồng chính là nơng dân đang có diện mạo của một lớp ngƣời mới đầy năng động.

* Khảo sát nông hộ tham gia Cánh đồng lớn trồng lúa tại tỉnh Sóc Trăng

NCS dã tiến hành điều tra bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn sâu nông hộ tham gia cánh đồng lớn ở địa bàn các xã Hậu Thạnh, Long Đức, Trƣờng Khánh (huyện Long Phú), Đại Tâm, Gia Hòa 1, Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên), với tổng cỡ

mẫu là 66 hộ (31 hộ ở huyện Long Phú; 35 hộ ở huyện Mỹ Xuyên). Kết quả phân tích cho thấy những nét riêng ở các địa bàn này.

Mỹ Xuyên là huyện phát triển cánh đồng lớn sớm hơn, 9/35 hộ điều tra đã tham gia từ 3 năm trở lên, nhƣng 27/25 hộ mới tham gia từ 6 tháng trở xuống. Ở huyện Long Phú, mặc dù cũng manh nha phong trào cánh đồng lớn từ 3 năm trƣớc, nhƣng phong trào mới phát triển mạnh trong năm qua; 27/31 hộ đƣợc phỏng vấn mới tham gia cánh đồng lớn từ 6 tháng trở xuống. Diện tích của các hộ phần lớn từ 1 ha trở lên (nhiều nhất là quy mơ 1 ha). Đáng chú ý là có 3/4 số hộ đƣợc phỏng vấn (ở hai huyện là tƣơng đƣơng nhau) sử dụng lao động trong gia đình; nhƣ vậy có thể phỏng đốn là 1/4 số hộ đƣợc hỏi đã đi theo con đƣờng kinh doanh nông nghiệp, sử dụng lao động thuê mƣớn. Tính chung, 3/3 số hộ có thuê lao động, nhƣng do đặc điểm sản xuất lúa có tính mùa vụ rất rõ, nên lao động th cũng theo mùa vụ, mà không phải lao động thƣờng xuyên.

Giống là một khâu then chốt trong việc đảm bảo chất lƣợng và năng suất. Tuy nhiên, các thông tin về nguồn giống chƣa đƣợc rõ ràng. 65% số trƣờng hợp là mua ở chợ (tỉ lệ này ở Mỹ Xuyên là 74%, ở Long Phú là 55%. Việc nông dân tự để giống (theo mùa cũ) cịn khá phổ biến (tính chung là 27%, ở Mỹ Xuyên là 23%, Long Phú 32%).

Về nguồn vốn, với đặc điểm kinh tế hộ, nguồn vốn do gia đình tích lũy, tiết kiệm mà có là quan trọng nhất. Gần 85% là vốn nhà, tỉ lệ này ở Mỹ Xuyên là gần 89%, ở Long Phú là 81%. Số trƣờng hợp có vay mƣợn thêm rất ít, số nguồn khác cũng rất ít. Nhƣ vậy, có thể do việc chú ý phát triển các kênh tín dụng cho ngƣời trồng lúa chƣa đƣợc chú trọng.

Những đóng góp nổi bật của mơ hình cánh đồng lớn đối với sản xuất của các hộ đƣợc điều tra chủ yếu là về bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác. Tính chung 76% số hộ đã ứng dụng IPM trong quản lý sâu bệnh, dịch hại (tỉ lệ này ở Mỹ Xuyên là hơn 91%, ở Long Phú là 58%. Kỹ thuật luân canh cũng ngày càng đƣợc áp dụng, tính chung là 58% (Mỹ Xuyên là 60%, Long Phú 55%).

2.2.3.2. Trang trại

Trang trại ở tỉnh Sóc Trăng đạt những kết quả nhất định. Phát triển trang trại góp phần khơng nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tỉnh nói chung và ngành N, L, TS nói riêng; làm tăng nhanh sản phẩm hàng hóa và chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao, tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế cho ngƣời nơng dân. Năm 2016, Sóc Trăng có 513 trang trại, phân bố ở tất cả 11 đơn vị hành chính của tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Trần Đề (119 trang trại), Mỹ Tú (85 trang tại), Long Phú (71 trang tại), thị xã Vĩnh Châu (71 trang trại) và Mỹ Xuyên

(44 trang tại), thấp nhất là huyện Cù Lao Dung (7 trang trại). Số trang trại trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng (theo chỉ tiêu mới) từ 325 trang trại lên 513 trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng theo hướng bền vững (Trang 110 - 114)