1.4. Tổng quan về dao động của tấm composite và tính tốn kết cấu chịu tả
1.4.2. Phân tích kết cấu tấm composite có xét đến hiện tượng tách lớp
Hiện tượng tách lớp là một trong những dạng hư hỏng phổ biến trong các kết cấu làm từ vật liệu composite. Tách lớp có thể xuất hiện ngay trong quá trình sản xuất do hiện tượng bọt khí, hay trong quá trình sử dụng sản phẩm do tác động của điều kiện môi trường, tải trọng tác động. Hiện tượng tách lớp ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng, độ tin cậy và tuổi thọ của kết cấu. Do vậy, việc tính tốn các ảnh hưởng của hiện tượng tách lớp và phát triển các phương pháp phát hiện khuyết tật là vấn đề hết sức quan trọng và đã
được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu với nhiều phương pháp và lý thuyết tính tốn khác nhau. Các nghiên cứu đối với bài toán đáp ứng tĩnh đã được tập trung nghiên cứu từ rất sớm, có thể kể đến như Whitcomb, J. D. và cộng sự [100] phân tích tỷ lệ giải phóng năng lượng của tấm composite có hiện tượng tách lớp sau mất ổn định tĩnh sử dụng mơ hình phần tử hữu hạn 3 chiều, Gaudanzi và cộng sự [45] phân tích tĩnh tấm composite sau mất ổn định dưới tác dụng của tải trọng nén. Các tác giả Szekrényes [93, 94] và Kharghani N., Soares G.C [52] sử dụng lý thuyết biến dạng cắt bậc ba của Reddy phân tích ứng suất và phá hủy của tấm composite có hiện tượng tách lớp. Ovesy và cộng sự [82], Kharghani N., Soares G.C [52] sử dụng lý thuyết chuyển vị theo lớp phân tích tĩnh của tấm composite gồm nhiều vị trí tách lớp khác nhau. Trong cơng trình [53] Kưllner A., Vưllmecke C. nghiên cứu đáp ứng của tấm sau mất ổn định và sự phát triển của vùng tách lớp bằng phương pháp giải tích. Các nghiên cứu về dao động tự do và dao động cưỡng bức có thể kể đến như Ju và cộng sự [50] sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, với việc đưa vào ma trận chuyển để xác định ma trận độ cứng của phần tách lớp. Gallego và cộng sự [42] kết hợp phương pháp phần tử hữu hạn với phương pháp Ritz-2D-Wavelet vào phân tích dao động quá độ và phát hiện hiện tượng tách lớp của tấm composite. Ganesh và cộng sự [43], Hu và cộng sự [49], Kumar và cộng sự [54] và Shankar G., Mahato P. [91] sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với các lý thuyết tấm khác nhau phân tích dao động tự do tấm composite có hiện tượng tách lớp, chỉ ra sự phụ thuộc của tần số dao động vào các thông số của vùng tách lớp. Marjanović D., Marjanovic M. [75] phân tích đáp ứng quá độ phi tuyến hình học của tấm composite và tấm sandwich có hiện tượng tách lớp sử dụng mơ hình chuyển vị có xét đến điều kiện tiếp xúc tại vùng tách lớp. Sabah A. S., Kueh A. [87] đã xây dựng mơ hình phần tử hữu hạn cho tấm composite chứa vùng tách lớp cục bộ chịu tác dụng của tải trọng va chạm. Các bài toán về ổn định tĩnh và ổn định động cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Mohanty và cộng sự trong
[77] sử dụng phương pháp số và thực nghiệm nghiên cứu ổn định của tấm composite có hiện tượng tách lớp, trong [78] tác giả đã nghiên cứu mất ổn định tham số cho tấm composite có hiện tượng tách lớp chịu tác dụng của tải trọng điều hòa. Kharazi và cộng sự [51] phân tích mất ổn định của tấm composite có hiện tượng tách lớp sử dụng lý thuyết chuyển vị theo lớp. Các tác giả Babu A. A., Vasudenvan R. [29], Ovesy và cộng sự [81] phân tích ổn định động cho tấm composite có hiện tượng tách lớp sử dụng phương pháp phần tử dải hữu hạn. Rinderknecht và Kroplin [86] cũng sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để xây dựng đường cong tải trọng-chuyển vị của tấm có vết nứt dựa trên lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất của Mindlin.