Thu mẫu tôm sú tự nhiên làm tôm giống bố mẹ, sàng lọc mầm bệnh và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (penaeus monodon) việt nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm (Trang 59 - 60)

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thu mẫu tôm sú tự nhiên làm tôm giống bố mẹ, sàng lọc mầm bệnh và

chăm sóc tơm bố mẹ

Tơm sú giống bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên sau khi đánh bắt được vận chuyển bằng xe lạnh trong các túi nilon chứa nước biển về địa điểm nghiên cứu. Tôm bố mẹ phải đảm bảo kích cỡ khối lượng trên 100g, khỏe mạnh, ngoại hình màu sắc sáng đẹp tự nhiên, phụ bộ đầy đủ, thân và mang sạch, thelycum (cơ quan sinh dục của tơm cái) khơng bị dị tật. Ngồi ra, tơm đực cần có túi tinh tốt, tơm cái nếu có đường trứng sẵn thì càng tốt. Những tơm bố mẹ có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, đỏ thân, phụ bộ bị ăn mòn, thelycum dị tật, bị đốm đen hay trắng, tôm yếu đều bị loại bỏ. Tôm bố mẹ được sát khuẩn bằng dung dịch Povidone iodine 20 ppm trước khi đưa vào khu nuôi cách ly 1 (cách ly sơ cấp). Ở đây, tôm bố mẹ được nuôi riêng từng cá thể trong các thùng xốp 40 lít có nắp đậy. Các thùng xốp được xếp theo hàng

Hình 2.1. Mẫu tơm sú

A- Mẫu tôm sú được giữ sống trong bể nuôi B- Mẫu tôm sú được bảo quản trong ethanol 100%

cách xa nhau nhằm phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các thùng. Trong thời gian nuôi lưu giữ ở khu sàng lọc bệnh sơ cấp, tôm bố mẹ được cho ăn 3 lần/ngày với tổng lượng thức ăn bằng 7 - 10% khối lượng thân. Thức ăn cho tôm bố mẹ bao gồm: mực, hầu, trùn biển; Theo dõi sức khỏe tôm bố mẹ, mức độ bắt mồi để điều chỉnh lượng và loại thức ăn cho phù hợp; Hàng ngày siphon thức ăn thừa và chất thải, thay nước.

Tầm soát các loại mầm bệnh virus nguy hiểm trên tôm sú bao gồm: WSSV, YHV, IHHNV, LSNV. Chỉ những cá thể không nhiễm bất cứ loại virus nào mới được giữ lại, các cá thể bị bệnh đều bị loại bỏ. Các cá thể sạch bệnh sau đó được chuyển đến nhà ni cách ly 2 (cách ly thứ cấp).

Ở khu cách ly thứ cấp, tơm bố mẹ được ni riêng theo các dịng, trong cùng một dịng cũng tách ni riêng cá thể đực và cái trong các bể an toàn sinh học khác nhau để có chế độ chăm sóc phù hợp. Tơm ni trong các bể tuần hồn kín, giá thể cát với thể tích từ 60 - 70 m3

. Bể ni tơm bố mẹ được phủ kín bằng bạt màu tối. Nước biển được lọc qua cát mịn, khử trùng bằng chlorine 30 ppm sau đó được trung hịa bằng thiosulphat trước khi cấp cho các hệ thống nuôi. Ở khu cách ly thứ cấp, tôm cái được đeo dấu mắt có mã số riêng cho từng cá thể và cột dây ở đuôi nhằm theo dõi sự lột xác để kịp thời cấy tinh ngay sau khi mới lột. Tơm đực cũng được đeo dấu mắt có mã số riêng để phân biệt các cá thể. Thức ăn cho tôm bố mẹ ở đây cũng bao gồm mực, hầu, trùn biển, gan bò; tỷ lệ trùn biển nhiều hơn so với các loại thức ăn khác nhằm kích thích tuyến sinh dục của tơm mẹ phát triển; tơm đực được cho ăn chủ yếu là mực và hầu nhằm kích thích sự lên tinh. Q trình ni tơm bố mẹ được theo dõi chặt chẽ các khâu chăm sóc, sức khỏe, mức độ bắt mồi để điều chỉnh lượng và loại thức ăn cho phù hợp, siphon thức ăn thừa và chất thải hàng ngày để tạo môi trường sạch sẽ, định kỳ 7 ngày thay nước 50% nhằm kích thích tơm mẹ lột xác để cấy tinh. Sau khi cấy tinh, tôm mẹ được chuyển đến khu sinh sản nhân tạo để cắt mắt, cho đẻ, ương ấu trùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (penaeus monodon) việt nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)