Kết quả xác định số lượng alen trên các quần đàn tôm sú

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (penaeus monodon) việt nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm (Trang 90 - 94)

Quần đàn tôm Số lượng alen của mỗi mẫu Số lượng alen trùng nhau trong một quần đàn Vị trí alen trùng nhau Số lượng alen trùng nhau giữa các quần đàn Số lượng alen duy nhất Số lượng alen đặc trưng quần đàn Bắc Trung Bộ 32 - 76 0 0 0 19 37 Nam Trung Bộ 29 - 64 4 30, 39, 51, 104 0 16 29 Nam Bộ 38 - 77 8 17, 40, 49, 86, 108, 132, 215, 275 0 16 24

Kết quả phân tích số lượng alen và vị trí xuất hiện alen ở các mẫu tôm sú nghiên cứu trên đây cho thấy:

 60 mẫu tôm sú nghiên cứu tạo ra 60 tập hợp vị trí xuất hiện alen khác nhau, tức là khơng có sự trùng lặp hồn tồn về vị trí xuất hiện alen giữa các mẫu.

 Trong số 309 alen được phát hiện ở 309 vị trí thì chỉ có 5 alen có tần suất xuất hiện cao (có mặt ở hầu hết các mẫu), được gọi là alen phổ biến (được đánh dấu bằng màu sắc trên các Bảng 3.2, Bảng 3.3, Bảng 3.4), cụ thể: - Alen số 41 có ở phần lớn các mẫu trừ mẫu 4 mẫu BTB7, BTB18, NTB11, NB22.

- Alen số 47 có ở phần lớn các mẫu trừ mẫu 4 mẫu BTB14, BTB15, NTB2, NTB5.

- Alen số 52 có trong phần lớn các mẫu trừ mẫu 6 mẫu BTB5, BTB6,

BTB11, BTB14, NTB1, NB17.

- Alen số 84 có trong phần lớn các mẫu trừ mẫu 4 mẫu BTB11, NTB3,

NTB5, NTB9.

- Alen số 200 có trong phần lớn các mẫu trừ mẫu 6 mẫu BTB6, BTB9,

BTB10, BTB11, BTB14, NTB2.

 Phân tích các vị trí xuất hiện alen duy nhất (alen chỉ xuất hiện một lần, ở

một mẫu nhất định mà không xuất hiện ở các mẫu cịn lại) cho thấy: Có tất cả 51 alen duy nhất, chiếm khoảng 16,5% trong tổng số các alen được phát hiện, trong đó: quần đàn BTB có 19 alen duy nhất (nhiều nhất), quần đàn NTB và quần đàn NB đều có 16 alen duy nhất.

 Ba nhóm tơm sú nghiên cứu thuộc 3 quần đàn tự nhiên BTB, NTB và NB có số lượng alen khác nhau nhưng khơng chênh lệch nhau nhiều, trong đó hai nhóm tơm sú BTB và NB có số lượng alen xấp xỉ nhau (tương ứng là 76 và 77 alen), nhóm tơm sú NTB ít hơn (64 alen).

 So sánh chi tiết vị trí các alen của các mẫu tơm sú giữa 3 quần đàn BTB, NTB và NB cho thấy: có một số alen chỉ xuất hiện ở quần đàn này mà

hồn tồn khơng xuất hiện ở hai quần đàn còn lại, gọi là alen đặc trưng quần đàn, cụ thể như sau:

+ Có 37 alen đặc trưng cho quần đàn BTB: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 44, 76, 87, 90, 97, 105, 114, 122, 126, 135, 138, 140, 153, 160, 162, 164, 167, 170, 205, 210, 221, 225, 226, 230, 243, 252, 253, 257, 261, 262, 266;

+ Có 29 alen đặc trưng cho quần đàn NTB: 104, 142, 161, 168, 174, 180, 183, 186, 188, 190, 192, 195, 196, 203, 206, 209, 212, 214, 217, 219, 220, 222, 223, 227, 231, 239, 250, 260, 265;

+ Có 24 alen đặc trưng cho quần đàn NB: 14, 99, 109, 137, 154, 157, 165, 172, 179, 194, 197, 198, 213, 216, 224, 228, 233, 236, 241, 244, 245, 254, 256, 264.

3.1.5. Cây phát sinh chủng loại giữa các quần đàn tôm sú

Với các dữ liệu AFLP thu được từ các quần đàn tơm sú sau khi phân tích trên máy ABI 3100, cây phát sinh chủng loại đã được xây dựng bằng các công cụ tương thích: phương pháp Neigbor joining và thuật tốn Jarrcard được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các cá thể tôm sú ở 3 quần đàn; Mơ hình cây được hiển thị bằng phần mềm MEGA (Hình 3.3).

Kết quả xác định cây phát sinh chủng loại giữa các cá thể thuộc ba quần đàn tôm sú này cho thấy mối liên hệ họ hàng giữa các cá thể. Về cơ bản, cây được chia làm 3 nhánh tương ứng với các cá thể từng vùng được xếp vào cùng một nhánh, chẳng hạn như các mẫu NTB 4, 6, 8, 1, 5 ,7, 9, 11 thuộc nhánh quần đàn Nam Trung Bộ; NB 18, 17, 16, 19, 22, 1, 11, 2, 4, 8, 3, 10, 5, 9, 6 thuộc về nhánh Nam Bộ; BTB 5, 6, 9, 11, 2, 3, 14, 10, 17 thuộc nhánh Bắc Trung Bộ. Kết quả này phù hợp với kết quả thu mẫu ban đầu. Tuy nhiên, có một vài cá thể của một trong 3 quần đàn này được xếp về nhánh của quần đàn khác, ví dụ như: BTB7 và BTB16 thuộc cùng nhánh với Nam Trung Bộ, còn các cá thể NTB2 và NTB3 thuộc cùng nhánh với Bắc Trung Bộ.

3.2. SẢN XUẤT TÔM SÚ THẾ HỆ Go, G1 3.2.1. Sàng lọc nguồn tôm bố mẹ đầu vào 3.2.1. Sàng lọc nguồn tôm bố mẹ đầu vào

Vật liệu gốc là các cá thể tơm bố mẹ thuộc bốn dịng tơm sú có nguồn gốc địa

Hình 3.3. Cây phát sinh chủng loại các quần đàn tôm sú tự nhiên thu từ các vùng biển của Việt Nam.

(Mơ hình cây được hiển thị bằng phần mềm MEGA, Kumar et al., 2001)

A- Nhánh Bắc Trung Bộ (BTB), B- Nhánh Nam Trung Bộ (NTB), C- Nhánh Nam Bộ (NB) (Vịng trịn màu đỏ biểu thị các cá thể tơm sú của một trong ba

quần đàn này xuất hiện trên nhánh của quần đàn khác)

B

A

lý khác nhau. Tổng cộng có 460 tơm cái và 376 tơm đực được sử dụng làm vật liệu đầu vào để tiến hành sàng lọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa hình hệ gen các dòng tôm sú (penaeus monodon) việt nam nhằm phục vụ công tác chọn giống tôm (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)