Kết luận chương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Kết luận chương

Quá trình tạo cặn lắng trong buồng cháy của động cơ là một hiện tượng phức tạp gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho động cơ như giảm hiệu suất, tăng lượng phát thải và có thể dẫn đến hư hỏng động cơ diesel. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel, nguyên nhân chủ yếu là do sự cháy khơng hồn tồn của nhiên liệu diesel, bên cạnh đó dầu bơi trơn, nhiên liệu hoặc sự kết hợp của cả hai là nguyên nhân chính của cặn buồng cháy. Sự phát triển cặn lắng trên bề mặt vách buồng cháy phụ thuộc vào trạng thái tương tác giữa các giọt nhiên liệu, nhiệt độ bề mặt vách, loại nhiên liệu, trạng thái cặn lắng ban đầu, giai đoạn đầu của quá trình lắng đọng, điều kiện chồng chất và các cơ chế cạnh tranh trong suốt quá trình hình thành cặn như tác dụng làm mát, tác dụng truyền nhiệt và hiệu ứng của phản ứng hóa học. Như vậy, các yếu tố như nhiệt độ bề mặt vách, thành phần nhiên liệu và sự có mặt của dầu bơi trơn trong nhiên liệu sẽ có những tác động nhất định đến sự hình thành và gia tăng lượng cặn tích lũy trên các bộ phận trong buồng cháy động cơ.

Trên thế giới đã thực hiện nhiều các nghiên cứu về vấn đề cặn lắng trong động cơ, nhưng các nghiên cứu này thường được thực hiện trực tiếp trên động cơ thực với thời gian dài, chi phi lớn, khả năng định lượng cặn khó và có thể gây hư hỏng động cơ. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu đáng kể nào về cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ. Do đó, nghiên cứu thực nghiệm sự tạo cặn trên mơ hình đơn giản, phù hợp và khả thi để đánh giá xu hướng hình

thành và phát triển của cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel là cấp thiết, có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT SỰ HÌNH THÀNH CẶN LẮNG TRONG BUỒNG CHÁY ĐỘNG CƠ DIESEL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 41 - 43)