Ảnh hưởng của dịng chảy chất lỏng đến sự hình thành cặn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 31 - 32)

Tóm lại, sự hình thành lớp màng chất lỏng, lượng cặn tích lũy trong khi động cơ hoạt động là khác nhau ở các vị trí khác nhau trong buồng cháy do có cơ chế hình thành và nhiệt độ bề mặt vách khác nhau.

1.1.2.2. Nhiệt độ bề mặt vách buồng cháy

Nhiệt độ vách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng hình thành cặn lắng trong buồng cháy động cơ. Nghiên cứu của Ye và cộng sự [8] cho rằng nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ bề mặt xilanh là những yếu tố quan trọng để hình thành cặn trong xilanh. Nhiệt độ cao của ngọn lửa và buồng cháy đã gây ra q trình cacbon hóa rất mạnh. Các chi tiết khác nhau của buồng cháy có nhiệt độ vách khác nhau và tương tác với các thành phần tạo cặn theo những cách khác nhau.

Thực nghiệm cho thấy mật độ dòng nhiệt cao nhất xảy ra ở trung tâm của mặt nắp xilanh, gần đế xupap xả và ở trung tâm của đỉnh piston [36]. Lượng lớn cặn thường tích tụ trên piston nơi có ứng suất nhiệt cao và gần vịi phun [34]. Chiều dày lớn nhất của lớp cặn thường được tìm thấy ở rìa piston nơi mà nhiệt độ vách thấp. Lượng cặn ít hơn tại các vị trí như xupap nạp và xupap xả do nhiệt độ bề mặt cao hơn. Lượng cặn lắng ít hơn khi nhiệt độ piston tăng lên (Hình 1.12) [17]. Trong q trình hoạt động, tại mỗi vị trí trong buồng cháy sẽ tương ứng với các chế độ nhiệt khác nhau và có sự tích tụ cặn khác nhau. Kết quả thể hiện trên Hình 1.12 đã chứng tỏ nhiệt độ bề mặt vách có tác động rất lớn đến sự hình thành cặn trong buồng cháy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 31 - 32)