Giả thuyết cơ chế hình thành cặn lắng trong buồng cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 58 - 59)

Bên cạnh đó một số q trình khác cũng có thể góp phần vào sự hình thành cặn trên vách, như sự hấp thụ và phản ứng không đồng nhất. Mặc dù các hiệu ứng này không được xét đến trong mơ hình này, dựa trên các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự ngưng tụ đóng vai trị chính trong cơ chế hình thành cặn lắng, bên cạnh đó khơng có bằng chứng tương ứng cho thấy sự hấp thụ và phản ứng khơng đóng góp vào sự hình thành cặn buồng cháy.

Mơ hình khẳng định rằng sự hình thành cặn buồng cháy phụ thuộc vào bốn quá trình: sự hình thành các tiền tố cặn từ các thành phần của nhiên liệu và oxy trong khu vực lửa tắt tức thời, sự ngưng tụ và bay hơi của các tiền tố cặn tại vách buồng cháy hoặc bề mặt lớp cặn và các phản ứng trùng hợp bên trong cấu trúc lớp cặn. Sự cân bằng động giữa các quá trình này, cùng với sự xuất hiện liên tiếp của quá trình loại bỏ cặn theo các cơ chế hóa học và cơ học sẽ xác định được lượng và tỉ lệ cặn từ một loại nhiên liệu cụ thể dưới điều kiện hoạt động cụ thể của động cơ.

b, Mơ hình khơng thứ nguyên và các thơng số đặc trưng

Sự hình thành và loại bỏ cặn lắng trong buồng cháy thực tế có liên quan đến từ mười đến hàng trăm chất hóa học tương tác trong vùng tắt lửa gần với vách động cơ dưới điều kiện dòng rối và thay đổi rất nhanh. Tuy nhiên các thông số đặc trưng bắt nguồn từ một mơ hình đơn giản hơn nhiều vẫn có thể mơ tả tồn bộ q trình. Loại phân tích này cũng có thể giúp làm rõ các mối quan hệ được mô tả trong phần trên giữa các q trình vật lý khác nhau góp phần vào việc hình thành cặn, từ đó sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về những q trình mà có thể bị chi phối dưới các điều kiện khác nhau [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 58 - 59)