Ở 12000 giọt, lượng cặn tích lũy của DO+1% L là MR = 60,8mg, nhiều hơn 40% so với DO (MR = 42,7mg). Tiếp theo đó, ở giai đoạn sau 12000 giọt, lượng cặn thu được sau mỗi 1000 giọt của nhiên liệu DO+2%L là MR = 274,0mg nhiều hơn 4 lần so với lượng cặn của DO+1%L (MR = 60,8mg). Như vậy khi số giọt nhiên liệu rất lớn (ND >> 10000 giọt), thì lượng cặn tích lũy của DO+1% tăng mạnh và nhanh hơn DO rất rõ ràng.
4.4.2. Nhiệt độ lớp cặn
Hình 4.23 thể hiện sự phân bổ nhiệt độ bề mặt của cặn nhiên liệu DO, DO+1%L và DO+2%L trong thử nghiệm TNCMH. Giá trị nhiệt độ bề mặt cặn nhỏ nhất ở vào thời điểm khi giọt nhiên liệu vừa xuất hiện và nhiệt độ tăng dần ở những giọt nhiên liệu tiếp theo. Xu hướng này tiếp tục đến khoảng 275oC thì đạt giá trị cực đại, sau đó nhiệt độ bề mặt lớp cặn có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể giải thích là do trong mơ hình này sự truyền nhiệt chủ yếu dưới hai phương thức là đối lưu và dẫn nhiệt, ban đầu những giọt nhiên liệu sẽ nhận nhiệt từ bề mặt kim loại nên nhiệt độ cặn sẽ thấp hơn nhiệt độ bề mặt kim loại, tiếp theo cặn tạo lớp màng mỏng hạn chế tiếp xúc trực tiếp của khơng khí với bề mặt đốt nóng kết quả là làm tăng nhiệt độ bề mặt cặn, đến thời
điểm nào đó chiều dày lớp cặn đủ lớn thì hạn chế sự dẫn nhiệt kết quả là xu hướng nhiệt độ giảm.
Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra tác động khá mạnh của dầu bôi trơn đến nhiệt độ bề mặt cặn lắng, đối với nhiên liệu có pha trộn với dầu bơi trơn, khi số giọt nhiên liệu tăng lên thì nhiệt độ cặn lớn nhất và nhỏ nhất đều có xu hướng giảm mạnh theo độ tăng tỉ lệ hòa trộn. Với DO+1%L có nhiệt độ cặn lớn nhất giảm xuống khoảng 260oC và nhiệt độ nhỏ nhất của cặn chạm mức giới hạn của thiết bị đo nhiệt hồng ngoại là 250oC khi số giọt đạt đến 19000 giọt. Trong khi đó, DO+2%L cho thấy dải nhiệt độ bề mặt cặn lớn nhất có biên độ dao động thu hẹp và giá trị của cả nhiệt độ bề mặt cặn lớn nhất và nhỏ nhất đều giảm rất mạnh, ở 12000 giọt thì chúng đều giảm xuống mức tới hạn của thiết bị đo, điều này chứng tỏ cặn với thành phần dầu bôi trơn làm giảm khả năng truyền nhiệt của lớp cặn. Độ nhớt và chứa các chất khó bay hơi hơn đã làm cho nhiệt độ nhỏ nhất của lớp cặn giảm xuống, mặt khác lớp cặn tích lũy nhiều hơn khi có dầu bơi trơn đã làm bề dày lớp cặn tăng nhanh dẫn đến giảm hệ số truyền nhiệt của cặn và kết quả là nhiệt độ lớn nhất của cặn cũng giảm xuống so với bề mặt vách một cách đáng kể.