Sự sụt giảm khả năng dẫn điện khi cặn tích tụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 26 - 27)

Jonkers và cộng sự [31] đã khảo sát độ dẫn điện của cặn buồng cháy bằng cách sử dụng cảm biến đo độ dẫn điện của cặn gắn trên nắp xilanh động cơ diesel có buồng cháy thống nhất. Nghiên cứu cho biết, trong quá trình hình thành cặn lắng, độ dẫn điện của cặn giảm, thể hiện qua sự sụt giảm điện áp ở bộ cảm biến (Hình 1.7). Điều này có

thể giải thích bởi sự gia tăng nồng độ của nhóm chất béo và giảm các chất thơm đa vòng trong soot, dẫn đến sự suy giảm khả năng dẫn điện của cặn.

Kết quả về mối quan hệ giữa độ dẫn nhiệt của cặn và lượng cặn tích lũy (Hình 1.8) được Guralp [7] và các cộng sự tính tốn thơng qua kết hợp kết quả thực nghiệm và cơng thức tính độ dẫn nhiệt. Kết luận được rút ra là có sự tương quan tốt giữa độ dày của lớp cặn và khả năng dẫn nhiệt của lớp cặn buồng cháy tại hai vị trí trên nắp xilanh của động cơ nén cháy hỗn hợp đồng nhất (HCCI). Lớp cặn càng dày thì tính dẫn nhiệt càng kém vì độ xốp và các thành phần của HC tạo thành các lớp khác nhau và liên tục thay đổi.

Nishiwaki và cộng sự [32] đã xác định độ dẫn nhiệt và khuếch tán của cặn trong động cơ cháy cưỡng bức và động cơ nén cháy dựa trên mơ hình một chiều khơng ổn định của lớp cặn ở điều kiện nhiệt độ của kim loại nền không đổi. Kết quả cho thấy trên cả hai loại động cơ, tính dẫn nhiệt phụ thuộc vào tải. Ngoài ra, với các động cơ cháy cưỡng bức, lượng cặn trong buồng cháy còn phụ thuộc vào hệ số dư lượng khơng khí và tốc độ động cơ. Ngược lại, đối với động cơ nén cháy, nghiên cứu khơng đưa ra yếu tố có ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt của cặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel (Trang 26 - 27)