Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thả olu ận
4.1. Sự lưu hành PCV2 ở lợn nuôi tại Việt Nam
4.1.1. Kết quả nghiên cứu sự lưu hành PCV2 theo địa phương
Nghiên cứu này đã lấy mẫu để nghiên cứu sự lưu hành PCV2 đồng thời ở
ba miền Bắc - Trung - Nam và trong khoảng thời gian từ 2015-2018 được trình bày ở hình 4.1 và bảng 4.1.
A 2006 B 2012 C 2015
D 2018 E 2018 F 2015-2018
Phạm vi lấy mẫu của các nghiên cứu trước đây: (A) Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2006), (B) Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs. (2012), (C) Bùi Trần Anh Đào và cs. (2015), (D) (Phạm Hoàng Sơn Hưng và cs. (2018), (E)
Lê Thị Thu Phương và cs. (2018). Phạm vi lấy mẫu của đề tài này (F).
Các nghiên cứu về lưu hành PCV2 trước đây chủ yếu được thực hiện tại
một vùng miền nhất định. Ở miền Nam, mẫu được lấy tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận ở miền Nam (Nguyễn Thị Thu Hồng và cs., 2006; Lâm Thị Thu Hương và cs, 2005; Lê Tiến Dũng, 2006; Lê Thị Thu Phương và cs,
2018). Ở miền Trung, mẫu được lấy tại tỉnh Nghệ An (Phạm Hoàng Sơn Hưng
và cs., 2018). Ở miền Bắc, mẫu được lấy tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phịng, Thái Bình.... (Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs, 2012; Bùi Trần Anh Đào và cs. 2015). Với phạm vi thu thập mẫu đại diện cho 3 miền, nghiên cứu này sẽ làm đầy
đủ hơn thông tin về sự phân bố PCV2 ở Việt Nam.
Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PCV2 ở lợn nuôi tại 14 tỉnh đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả xác định sự có mặt của PCV2 từ các địa phươngTT Tỉnh Số mẫu xét TT Tỉnh Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ(%) dương tính (95%CI) 1 Bắc Ninh 25 8 32,00 (14,95 – 53,50) 2 Hải Dương 25 6 24,00 (9,36 – 45,13) 3 Hịa Bình 25 10 40,00 (21,13 – 61,33) 4 Hà Nội 25 22 88,00 (68,78 – 97,45) 5 Hải Phòng 25 4 16,00 (4,54 – 36,08) 6 Hưng Yên 25 8 32,00 (14,95 – 53,50) 7 Thái Nguyên 25 5 20,00 (6,83 – 40,70) 8 Hà Tĩnh 25 13 52,00 (31,31 – 72,20) 9 Quảng Trị 25 14 56,00 (34,93 – 75,60) 10 Thừa Thiên Huế 25 9 36,00 (17,97 – 57,48) 11 Quảng Nam 25 13 52,00 (31,31 – 72,20) 12 Bình Dương 25 11 44,00 (24,40 – 65,07) 13 Tiền Giang 25 14 56,00 (34,93 – 75,60) 14 Vĩnh Long 25 7 28,00 (12,07 – 49,39) Tổng hợp 350 144 41,14
Kết quả nghiên cứu chỉ ra PCV2 lưu hành ở tất cả các tỉnh nghiên cứu
(14/14). Tỷ lệ lưu hành PCV2 ở Việt Nam trung bình 41,14%, với khoảng biến
động rộng, từ 16% - 88%. Tỷ lệ mẫu kiểm tra dương tính với PCV2 cao nhất ở
Hà Nội là 88% (dao động từ 68,78 – 97,45% ở độ tin cậy 95%), thấp nhất ở Hải
Phòng là 16% (dao động từ 4,54 – 36,08% ở độ tin cậy 95%), các tỉnh còn lại
có tỷ lệ dương tính với PCV2 như sau: Bắc Ninh là 32% (dao động từ 14,95 – 53,50% ở độ tin cậy 95%), Hải Dương là 24% (dao động từ 9,36 – 45,13% ở độ tin cậy 95%), Hòa Bình là 40% (dao động từ 21,13 – 61,33% ở độ tin cậy 95%),
Hưng Yên là 32% (dao động từ 14,95 – 53,50% ở độ tin cậy 95%), Thái
Nguyên là 20% (dao động từ 6,83 – 40,70% ở độ tin cậy 95%), Hà Tĩnh là 52%
(dao động từ 31,31 – 72,20% ở độ tin cậy 95%), Quảng Trị là 56% (dao động từ
34,93 – 75,60% ở độ tin cậy 95%), Thừa Thiên Huế là 36% (dao động từ 17,97
– 57,48 ở độ tin cậy 95%), Quảng Nam là 52% (dao động từ 31,31 – 72,20% ở
độ tin cậy 95%), Bình Dương là 44% (dao động từ 24,40 – 65,07% ở độ tin cậy
95%), Tiền Giang là 56% (dao động từ 34,93 – 75,60% ở độ tin cậy 95%) và
Vĩnh Long là 28% (dao động từ 12,07 – 49,39% ở độ tin cậy 95%).
So với một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam bằng phương pháp PCR phát hiện PCV2 trong các mẫu bệnh phẩm của lợn cho thấy tỷ lệ dương tính PCV2 ở các khu vực khác nhau là khác nhau. Lê Tiến Dũng (2006) khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho biết bằng kỹ thuật PCR đã phát hiện 50,77% (33/65) mẫu lợn
cịi dương tính với PCV2 ở 5/6 địa bàn lấy mẫu; Lâm Thị Thu Hương và cs. (2005)
khi xét nghiệm hạch bẹn của 36 lợn còi cọc thì có 47,22% mẫu dương tính, Nguyễn
Thị Thu Hồng và cs. (2008) lại chỉ xác định được 4 trong tổng số 14 mẫu bệnh
phẩm dương tính, chiếm tỷ lệ 28,57%. Kết quả khảo sát của Lam Thu Huong et
al. (2006) tại một số trại lợn cơng nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng
phụ cận cho biết tỷ lệ nhiễm PCV2 ở lợn có triệu chứng mắc PMWS là
77,78% (7 trại nhiễm/9 trại khảo sát); Lê Tiến Dũng (2006) khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sử dụng kỹ thuật PCR cho kết quả 17/22 (77,27%) trại khác nhau của 5/6 địa bàn lấy mẫu bệnh phẩm lợn xét nghiệm
dương tính với PCV2. Kết quả công bố của Nguyễn Thị Thu Hồng và cs.
(2008) cũng cho kết quả tương tự PCV2 có mặt ở 5/6 tỉnh thành phía Nam.
phổ biến ở Việt Nam (có mặt ở khắp 3 miền Bắc- Trung- Nam), với tỷ lệ PCV2 lưu hành là 41,14%.
Hình 4.2. Tỷ lệdương tính với PCV2 tại các địa phương thu mẫu
Ở một số nước Châu Á đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu sử dụng phương pháp PCR xác định sự lưu hành của PCV2 ở đàn lợn nuôi như tại
Nhật Bản, kết quả nghiên cứu 312 mẫu lợn từ 30 – 120 ngày tuổi thu thập
đàn là 96,4% và theo cá thể là 85,3% (Hinton, 2003). Tại Triết Giang, Trung
Quốc kết quả theo dõi trung bình từ năm 2003 đến 2007 có tỷ lệ dương tính
PCV2 theo đàn và theo cá thể lần lượt là 55,05% và 49,06%; đặc biệt giai
đoạn từ 2006 – 2007 các tỷ lệ này tương ứng là 69,23% và 57,14%, đã tăng rõ
rệt so với một số năm trước như 2005 (tương ứng là 65,63% và 55,10%), năm 2003 - 2004 (tương ứng là 32,26% và 35,19%) với P<0,01 (Shuai et al., 2007). Tại Malaysia, kết quả nghiên cứu của Jaganathan et al. (2011) khi sử dụng kỹ thuật nested PCR cũng cho biết có đến 80% số trại lợn dương tính với PCV2. Tại Thái Lan, Jantafong et al. (2011) khi kiểm tra 70 mẫu phân và 70 mẫu máu của lợn mắc PMWS thì tỷ lệ PCV2 dương tính lần lượt là 50% và 57,14%.
So với các kết quả nghiên cứu nêu trên thì kết quả nghiên cứu này của chúng tơi thấp hơn, điều này có thể được giải thích rằng một trong các nguyên nhân dẫn
đến kết quả của sự sai khác này là do nguồn mẫu lấy từ các địa phương khác nhau
và các mẫu lấy nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện lấy ngẫu nhiên cảở trên
lợn khỏe mạnh và lợn có triệu chứng bệnh do PCV2, đồng thời liên quan đến một số điều kiện thực tế như các điểm giết mổ tập trung, vận chuyển lợn, công tác vệ sinh thú y giữa các địa phương, cùng với việc gây dựng đàn mới khơng kiểm sốt
có thể là nguyên nhân làm cho PCV2 lây lan và do ảnh hưởng của một số dịch
bệnh liên quan lưu hành ở lợn làm cho sức đề kháng của lợn giảm sẽ làm tăng sự nhân lên của PCV2.
Ở một khía cạnh khác, một số nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ lưu hành PCV2 qua đánh giá về kết quả dương tính kháng thể khi kiểm tra huyết thanh bằng phản ứng ELISA cho thấy tỷ lệ cao hơn đáng kể khi sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện
PCV2 trong huyết thanh.
Một số nghiên cứu trên thế giới khi sử dụng phản ứng ELISA cho thấy tỷ lệ lợn có kháng thể kháng PCV2 trong huyết thanh rất cao như ở một số vùng thuộc
Châu Âu, Mỹ và Canada là 100% đàn và gần 100% mẫu (Allan et al., 2000;
Cadar et al., 2009; Cotrell et al., 1999). Tỷ lệ huyết thanh dương tính kháng thể
kháng PCV2 ở Tây Ban Nha là 72,7% (Rodríguez - Arrioja et al., 2003). Tại
Triết Giang, Trung Quốc là 100% đàn và 58,34% mẫu kiểm tra (Zhou et al., 2006); 90,2% mẫu (Chen et al., 2007); ở Mỹ là 94% năm 2006 (Gillespie et al.,
2009). Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể kháng PCV2 thay đổi giữa các
nước có thể do đối tượng lấy mẫu khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng sự khác biệt về quy mô chăn nuôi, giống, lứa tuổi và đặc biệt là sự đồng nhiễm một số bệnh
truyền nhiễm khác ở lợn.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Lam Thu Huong et al. (2006) tại thành
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ huyết thanh dương tính với PCV2 rất biến động từ 12,5 – 83,33%; Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2006) khảo sát 988 mẫu huyết thanh của lợn nái và lợn thịt ở một số tỉnh phía Nam cho biết PCV2 xuất hiện ở Việt Nam ít nhất từ năm 2000 và tỷ lệ nhiễm tăng dần: 38,97% năm 2000; 84,90% năm 2003;
90,26% năm 2005 và 96,47% năm 2006. Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs. (2012a) thực
hiện tại một số trại lợn thuộc 4 tỉnh gồm Hà Nội, Hịa Bình, Bắc Giang và Hải
Dương cũng cho thấy 43/48 (89,58%) trại được điều tra cho kết quả huyết thanh
học dương tính với PCV2; Nguyễn Viết Không và cs. (2013) chỉ ra tỷ lệ dương tính huyết thanh học trung bình ở các đàn nhiễm PCV2, khu vực chăn nuôi nông hộ và trang trại là 22,19%, thấp hơn tỷ lệ nhiễm ở các điểm giết mổ (51,81%).
Điều này được giải thích đây có thể là kháng thể thụ động hoặc do ảnh hưởng của thời gian nhiễm nên virus khơng cịn tồn tại trong máu, vì vậy khơng
phát hiện được khi tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime PCR. Tuy nhiên, với kết quả kiểm tra sự hiện diện của PCV2 trong bệnh phẩm của lợn có triệu chứng của PCVAD như đã trình bày ở trên cho phép khẳng định sự lưu hành của PCV2 ở đàn lợn nuôi tại 14 tỉnh.
Trong thực tế, lợn khỏe mạnh hoặc lợn có triệu chứng bệnh do PCV2 đều có thể bị nhiễm PCV2 tại một thời điểm nào đó trong q trình sống, vì vậy có thể lợn
khỏe cũng cho kết quả PCR dương tính. Tomás et al. (2008) cho rằng PCV2 là
điều kiện cần, cùng với các tác nhân gây nhiễm khác và điều kiện ngoại cảnh để
gây thành bệnh PCVAD; khi chẩn đoán cần phải kết hợp giữa kết quả PCR và biểu
hiện triệu chứng của lợn để khẳng định, Jantafong et al. (2011) khi kiểm tra 70
mẫu máu của lợn khỏe mạnh không phát hiện được trường hợp nào dương tính
nhưng với 70 mẫu lấy từ lợn có triệu chứng PMWS thì 57,14% mẫu dương tính.
Gillespie et al. (2009) chỉ ra chứng minh sự có mặt của PCV2 trong phủ tạng của lợn rất có ý nghĩa trong chẩn đốn PCVAD.
Như vậy, kết quả xác định tỷ lệ lưu hành PCV2 ở Việt Nam góp phần khẳng định sự phổ biến của PCV2 ở hầu hết các nước chăn nuôi lợn trên thế giới, kết
quả này gợi mở cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo về PCVAD.